Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 50: Đọc văn Chí phèo (Nam Cao)

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 50: Đọc văn Chí phèo (Nam Cao)

Tiết 50: Đọc văn

CHÍ PHÈO

 ( Nam Cao )

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức

 - Hiểu được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

 2. Về kỹ năng

- Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích, tổng hợp những vấn đề văn học sử.

 3. Về thái độ

- Trõn trọng Nam Cao, Nghiờn cứu một cỏch nghiờm tỳc sỏng tỏc Nam Cao

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV

 SGK, SGV, GA, TLTK.

2. Chuẩn bị của HS

 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2153Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 50: Đọc văn Chí phèo (Nam Cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11C
Tiết 50: Đọc văn
CHÍ PHÈO
 ( Nam Cao )
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
 - Hiểu được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
 2. Về kỹ năng
- Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích, tổng hợp những vấn đề văn học sử.
 3. Về thái độ
- Trõn trọng Nam Cao, Nghiờn cứu một cỏch nghiờm tỳc sỏng tỏc Nam Cao
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
2. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Nhật kí ở rừng Nam Cao ghi “Chuyến đi này về quê hương, mình sẽ viết về những người nông dân nghèo khổ vùng lên”. Biết đâu những người ấy là con trai lão Hạc, đứa con của Chí Phèo, Thị Nở và của biết bao cảnh đời bất hạnh khác. Nhưng ý tưởng ấy của Nam Cao không thành. Tháng 11 năm 1951 chuyến đi công tác về quê ấy, viên đạn kẻ thù đã cướp mất Nam Cao của chúng ta. Nhưng kẻ thù không thể cướp đi sự nghiệp to lớn Nam Cao đã để lại cho nền văn học nước nhà. Để thấy được điều ấy, chúng ta tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của ông.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS
Tóm tắt ngắn gọn tiểu sử Nam Cao?
(Bút danh ghép đầu tên huyện và tổng: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Song, phủ Lý Nhân).
- GV: Nhận xét về con người Nam Cao?
12
I. CUỘC ĐỜI
- Cuộc đời: Tên thật là Trần Hữu Tri. Sinh ngày 29/10/1917 trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam).
- Gia đình nghèo, đông anh em.
+ Có vẻ bề ngoại có vẻ vụng về, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú, sôi sục.
+ Là con người trí trung thực vô ngần luôn luôn vươn lên và nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khát khao vươn tới tâm hồn của con người thật đẹp.
+ Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó tha thiết với người nông dân ở quê hương mình, nhất là những người nghèo khổ bị áp bức.
Nói tới sự nghiệp của Nam Cao phải đề cập đến quan điểm sáng tác, đề tài và tác phẩm chính. Đặc biệt là phong cách nghệ thuật.
(?) Nam Cao đã thể hiện quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh như thế nào trong các sáng tác của mình?
(?) Hãy chứng minh: tác phẩm của Nam Cao có giá trị nhân đạo?
(?) Nam Cao luôn đặt ra yêu cầu về tính sáng tạo của người cầm bút. Nhà văn có biến quan điểm này này thành thực tiến sáng tác của mình không?
Sự nghiệp văn chương của Nam Cao được thể hiện như thế nào?
10
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm nghệ thuật:
- Đoạn tuyệt với thứ văn chương lãng mạn xa rời cuộc sống tìm đến con đường NT hiện thực chủ nghĩa “NT vị nhân sinh”.
- NT phải phản ánh hiện thực một cách sâu sắc và thấm nhuần nội dung nhân đạo cao cả.
- Người cầm bút phải có lương tâm, phải có sự sáng tạo.
- Sau CM: khẳng định sứ mệnh chiến đấu của nhà văn.
c Từ chỗ thấy rõ trách nhiệm phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân lao động đến việc khẳng định sứ mệnh chiến đấu của nhà văn là một bước tiến vượt bậc trong quan điểm NT của Nam Cao.
* Ông khẳng định một tác phẩm hay, có giá trị phải là tác phẩm chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả. Đó là một yêu cầu tất yếu. Từ đó ông lên án những tác phẩm chỉ tả bề ngoài xã hội.
* Nam Cao ý thức sâu sắc và đòi hỏi các nhà văn phải tìm tòi sáng tạo đồng thời phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng:
“Văn chương không cần... Chưa có”
“Cẩu thả trong bất cứ... đê tiện”
* Sau cách mạng và những năm đầu cuộc kháng chiến với quan điểm “Sống đã rồi hãy viết”. Ông tận tuỵ trong mọi công việc với quan điểm “Bây giờ tôi làm những việc không nghệ thuật để sửa soạn cho tôi có một nghệ thuật cao hơn”.
(?) Những đề tài chính của Nam Cao là gì?
10
2. Các đề tài chính:
a. Đề tài người trí thức nghèo:
- Vấn đề phản ánh: Tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong XH. Những con người có hoài bão lớn lao, khát vọng cháy bỏng nhưng họ lại bị XH bất công, bị cuộc sống đói nghèo vùi dập (Sống mòn, Đời thừa).
- ý nghĩa: Phê phán XH đã tàn phá tâm hồn con người. Khát khao về một lẽ sống lớn, về một cuộc sống tốt lành thực sự có ý nghĩa
Vấn đề phản ánh ở đề tài người nông dân nghèo là gì?
ý nghĩa của vấn đề?
b. Đề tài về người nông dân nghèo:
- Vấn đề phản ánh: Bức tranh chân thực về cuộc sống tối tăm, cực nhục của người nông dân trước CMT8 (Chí Phèo, Lão Hạc...)
- ý nghĩa:
. Kết án đanh thép XH tàn bạo đã xô đẩy, đã huỷ diệt nhân tính của những con người bản chất vốn hiền lành, lương thiện.
. Khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị XH vùi dập.
c. Sau cách mạng Tháng 8:
Ông chưa viết được nhiều song “Đôi mắt” và “Nhật ký ở rừng” là những T/P có giá trị của nền văn xuôi VN hiện đại. Đặc biệt “Đôi mắt” được xem là tuyên ngôn NT của một thế hệ nhà văn.
Những điểm chính trong phong cách NT của Nam Cao?
8
3. Phong cách nghệ thuật:
- Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người (đời sống bên trong).
- Có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý nhân vật (Chí Phèo).
- Thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Kết cấu truyện theo mạch tâm lý linh hoạt.
- Đề tài quen thuộc thường xảy ra hàng ngày nhưng thông qua đó là những vấn đề XH có ý nghĩa sâu sắc.
- Giọng điệu: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương.
3. Củng cố, luyện tập (3’): 
- Nam Cao là nhà văn lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Nếu thời gian là thước đo để thử thách thì tác phẩm của ông càng ngời sáng. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên bước đường hiện đại hoá nửa đầu thế kỉ XX.
- Nam Cao đã để lại cho nền văn xuôi hiện thực nhiều kiệt tác với nhiều sáng tạo mới mẻ về tư tưởng và nghệ thuật. Ông có nhiều đóng góp trong quá trình hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX. Ông là nhà văn cách mạng tiêu biểu.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: 
- Nắm bản chất con người Nam Cao.
- Quan điểm NT, phong cách NT.
- Các đề tài chính.
- Học bài, tìm những nhân vật minh hoạ cho những lời nhận xét, đánh giá về sự nghiệp sáng tác của Nam Cao.
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doc50.doc