Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 47: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ báo chí

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 47: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ báo chí

Tiết 47: Tiếng Việt

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức

Giúp HS

 Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo

 2. Về kỹ năng

Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.

 3. Về thái độ

 Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 47: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ báo chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11C
Tiết 47: Tiếng Việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
Giúp HS
 Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo
 2. Về kỹ năng
Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.
 3. Về thái độ
 Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
2. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Để bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt, Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí. Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
(?) Phân tích VD SGK nêu đặc điểm chung của bản tin
23
I.Ngôn ngữ báo chí
1.Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí
 a.Bản tin
 - Từ ngày 29- 31/3/2007 tại hà nội Trung ương đoàn TNCS HCM sẽ tổ chức tuyên dương và trao phần thưởng co những thủ khoa năm 2006
- Năm 2006 cả nước có 122 thủ khoa trong đó có 98 thủ khoa trong kì thi tuyển sinh đại học và đạt huy chương vàng trong các kì thi Ô- Lim - Pích quốc tế và 24 thủ khoa tốt nghiệp đại học
- Sau lễ tôn vinh 50 người đại diên cho 122 thủ khoa sẽ tham gia các hoạt động văn hóa tại hà nội gặp gỡ 1 số lãnh đạo chính phủ và giao lưu với thanh niên ,sinh viên thủ đô
-> Một bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc
(?) Phân tích ví dụ nêu đặc điểm chung của phóng sự
b.Phóng sự
 VD ( SGK)
 -> Phóng sự báo chí về thực chất cũng là bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn
(?) Phân tích ví dụ, nêu đặc điểm chung của tiểu phẩm
c.Tiểu phẩm
 VD ( SGK)
-> Thể loại gọn nhẹ, giọng văn thân mật, dân dã, thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc
(?) Nêu nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí
- HS chia nhóm nhỏ ( Theo bàn) trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi, cử người trình bày trước lớp
15
2.Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí
a.Báo chí có nhiều thể loại và tồn tại ở hai dạng chính
b.Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ
c.Chức năng chung: Cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội
3. Củng cố, luyện tập (5’): 
1. Bài tập 1
Từng tổ trình bày
2. Bài tập 2 
- Giống nhau: cả hai đèu đưa tin về những sự việc mới xảy ra, có thời gian, địa điểm, con người cụ thể...
- Khác nhau:
+ Bản tin: ngắn gọn.
+ Phóng sự: vừa tin, vừa có phần miêu tả sinh động, chi tiết. Hơn nữa phóng sự cần có biện pháp gợi cảm, gây hững thú đối với người đọc.
GV cho hs nhận diện một số thể loại văn bản báo thường gặp, đồng thời xác định đặc điểm của tờ báo.
- Phân biệt bản tin và phóng sự?
- Viết một bản tin ngắn?
2. Phân biệt:
- Bản tin: 
+ Thông tin sự việc một cách ngắn gọn.
+ Thông tin kịp thời, cập nhật.
- Phóng sự
+ Vừa thông tin sự việc, vừa miêu tả sinh động, cụ thể.
+ Yêu cầu: gợi cảm, gây được hứng thú.
3. Viết bản tin ngắn.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: 
HS cần nắm được đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí và văn bản báo chí.
 Nắm được đặc điểm riêng của một số thể loại.
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doc47.doc