Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 39: Đọc văn Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 39: Đọc văn Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Tiết 39: Đọc văn

HAI ĐỨA TRẺ

Thạch Lam

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống nghèo khổ, quẩn quanh. Sự trân trọng, cảm thông của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1743Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 39: Đọc văn Hai đứa trẻ - Thạch Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 39: Đọc văn
HAI ĐỨA TRẺ
Thạch Lam
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống nghèo khổ, quẩn quanh. Sự trân trọng, cảm thông của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình.
 b. Về kĩ năng
Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích hình tượng văn học
 c. Về thái độ
Giáo dục lòng nhân hậu và ý thức: Biết ước mơ và có niềm tin trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (5’): 
CH: Cảnh thiên nhiên và cuộc sống người dân phố huyện lúc đêm xuống?
 TL: 
- Phố huyện ngập chìm trong bóng tối mênh mông:
+ Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối
+ Các nhà đóng im ỉm
+ Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại tối đen hơn nữa. 
- Ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt, Ánh sáng bé nhỏ, lẻ loi như chính cuộc đời, số phận của những người dân nơi phố huyện. Cuộc sống của họ rất tù túng, ngột ngạt, bế tắc, luẩn quẩn
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu phố huyện lúc nhá nhem tối quả là một bức tranh sẫm màu, chiều tàn làm nền, bóng tối làm gam màu cơ bản. Trên đó con người chỉ tồn tại lay lắt như những cái bóng vật vờ. Bức tranh ấy hé mở chuẩn bị cho cảnh phố huyện vào đêm khuya như thế nào, tiết học này, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu tiết 3 của bài.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
30
3. Phố huyện lúc đêm khuya
Tối nào chị em Liên cũng thức rất khuya, theo các em có phải vì để bán hang không hay vì một lí do nào khác?
Hình ảnh đoàn tàu được nhà văn Thạch Lam miêu tả như thế nào?
- Đêm nào cũng vậy chị em Liên và An và những người dân phố huyện cũng cố thức đợi chuyến tàu đi ngang qua
- Hình ảnh đoàn tàu được miêu tả:
+ Khi mới xuất hiện: ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi
+ Tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại.
+ Tiếng dồn dập, rít mạnh vào ghi, một làn khói bừng sang trắng lên đằng xa, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ.
+ Tiếng còi đã rít lên, đoàn tàu rầm rộ đi tới.
+ Các toa đèn sang trưng, chiếu ánh cả xuống đường.
+ Những toa hạng sang thì đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sang.
+ Chiếc tàu đi vào trong đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt, trở thành những chấm nhỏ, khuất sau rặng tre làng.
Nhận xét về cách miêu tả đó?
=> Miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết từ lúc con tàu xuất hiện đến lúc khuất hẳn.
Ở tiết học trước, các em đã biết cuộc sống của những người dân nơi phố huyện rất ngột ngạt, tù túng luẩn quẩn và tẻ nhạt. Đoàn tàu ở đây cũng ngày nào vào giờ đó cũng xuất hiện, ngày nào cũng phát ra tiếng kêu như thế, ánh sáng như thế nhưng tại sao An và Liên, tại sao nhiều người dân phố huyện không cảm thấy nhàm chán, thậm chí cứ phải chờ nó đi qua mới dọn dẹp hàng đi nghỉ? 
- Chuyến tàu:
+ Từ Hà Nội về, Hà Nội sáng rực và vui vẻ, huyên náo.
+ “đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn. Khác với vầng sáng của ngọn đèn chị Tí, khác với đốm lửa nhỏ của bác Siêu” 
+ Nơi đó An và Liên đã có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, có một tuổi thơ đẹp đẽ.
Như vậy, đoàn tàu mang ý nghĩa biểu tượng gì?
=> Đoàn tàu là hình ảnh, mơ ước của tương lai.
=> Khát khao muốn thoát khỏi cuộc sống buồn chán hiện tại và sống một cuộc sống vui vẻ, tràn đầy ánh sáng.
Thạch Lam đã thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào với mong ước nhỏ bé đó của hai đứa trẻ?
- Tác giả nâng niu, trân trọng và đầy cảm thông với hai đứa trẻ.
 Nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam? 
5
III. Tổng kết
Nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam
- Thạch Lam đã miêu tả bức tranh phố huyện nghèo bằng những cảnh, những người, những chi tiết rất chân thật và cảm động. Ông đã giành cho con người quê hương, những con người nghèo khổ trong bóng tối một sự cảm thông và xót thương nồng hậu. Cảnh phố huyện nghèo vừa hiện thực vừa chứa chan tinh thần nhân đạo
- Cốt truyện đơn giản, nhân vật chủ yếu được khai thác bởi tâm trạng, cảm xúc, giọng văn nhẹ nhàng trầm tĩnh, cảm xúc tinh tế, hình ảnh chọn lọc vừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng( bóng tối, ngọn, đèn, đoàn tàu)
Qua truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”, TL phát biểu điều gì?
- Thạch Lam đã miêu tả bức tranh phố huyện nghèo bằng những cảnh, những người, những chi tiết rất chân thật và cảm động. Ông đã giành cho con người quê hương, những con người nghèo khổ trong bóng tối một sự cảm thông và xót thương nồng hậu. Cảnh phố huyện nghèo vừa hiện thực vừa chứa chan tinh thần nhân đạo
c. Củng cố, luyện tập (3')
GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập
- HS làm bài tập1
- Nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam
 + Vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ
 + Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam ( Cái tình người chân chất nhẹ nhàng thấm sâu khắp thiên truyện; thế giới nội tâm của nhân vật; lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc..)
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Phân tích cảnh đợi tàu
 + Bài mới: Chuẩn bị bài Ngữ cảnh theo hướng dẫn SGK

Tài liệu đính kèm:

  • doc39.hai dua tre.doc