Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 37: Đọc văn Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 37: Đọc văn Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Tiết 37: Đọc văn

HAI ĐỨA TRẺ

Thạch Lam

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn

- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ

• Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường:

Mối quan hệ giữa cảnh phố huyện lúc chiều tàn và cuộc sống con người.

 b. Về kĩ năng

 Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích hình tượng văn học

 c. Về thái độ

 Gi¸o dôc lßng nh©n hËu vµ ý thøc: BiÕt ­íc m¬ vµ cã niÒm tin trong cuéc sèng.

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2853Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 37: Đọc văn Hai đứa trẻ - Thạch Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 37: Đọc văn
HAI ĐỨA TRẺ
Thạch Lam
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ
Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường: 
Mối quan hệ giữa cảnh phố huyện lúc chiều tàn và cuộc sống con người.
 b. Về kĩ năng
Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích hình tượng văn học
 c. Về thái độ
Gi¸o dôc lßng nh©n hËu vµ ý thøc: BiÕt ­íc m¬ vµ cã niÒm tin trong cuéc sèng.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Không
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Thạch Lam là nhà văn xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn. Người đọc khi đến với ông sẽ tìm thấy toàn bộ bức tranh nhân gian với sự hiện diện đầy đủ mọi hạng người, đặc biệt là những người nghèo khổ sống lam lũ, tối tăm bằng tình yêu thương đến khắc khoải, buốt nhức. "Hai đứa trẻ" là một ví dụ.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
Hãy nêu vài nét khái quát về tác giả Thạch Lam?
10
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Thạch Lam (1910 - 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, quê Hà Nội.
- Thưở nhỏ sống tại Cẩm Giàng, Hải Dương. 
Đó là những chi tiết về gia đình, quê hương. Em hãy nêu những nét tiêu biểu về con người, quan niệm văn chương và các tác phẩm của Thạch Lam?
+
Thạch Lam từng viết: "Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch phong phú hơn"
- Là người đôn hậu, rất đỗi tinh tế.
- Có quan niệm văn chương tiến bộ, lành mạnh và có biệt tài viết truyện ngắn. 
+ Truyện không có cốt truyện
+ Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.
-> Văn Thạch Lam rất trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
Nêu các tác phẩm tiêu biểu?
- Tác phẩm: 
+ Truyện ngắn: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc.
+ Tiểu thuyết: Ngày mới,...
....
2. Tác phẩm
Nêu hiểu vài nét về tác phẩm?
- Rút trong tập Nắng trong vườn
- Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam
Đọc tác phẩm với giọng đọc phù hợp. Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, hãy tóm tắt tác phẩm? 
Trong truyện ngắn này, tác giả đã tập trung miêu tả phố huyện ở mấy thời điểm? Đó là các thời điểm nào? Căn cứ vào đó chúng ta có thể thấy tác phẩm có bố cục như thế nào?
- Tóm tắt: kể lại tâm trạng, hành động của hai chị em Liên từ lúc chiều tàn đến lúc đêm khuya khi chuyến tàu đi qua.
- Bố cục:
+ Phố huyện lúc ngày tàn
+ Phố huyện lúc đêm tối
+ Phố huyện lúc về khuya - cảnh đợi tàu.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Phố huyện lúc ngày tàn 
Hãy đọc đoạn văn miêu tả ngày tàn? Nhận xét về giọng điệu của đoạn? 
9
Giọng điệu: chậm rãi, nhẹ nhàng, tha thiết
a. Cảnh thiên nhiên
Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường: 
Qua phần bạn vừa đọc, em thấy bức tranh thiên nhiên lúc chiều tàn nơi phố huyện được khắc họa qua những chi tiết nào? Có tác dụng gì? (Âm thanh, hình ảnh, đường nét,...)
- Âm thanh: 
+ Tiếng trống thu không
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng
+ Tiếng muỗi vo ve
- Hình ảnh, màu sắc, đường nét: 
+ Phương tây đỏ rực
+ đám mây ánh hồng
+ dãy tre làng đen lại cắt hình rõ rệt lên nền trời.
Để làm nổi bật rõ các chi tiết đó, giọng văn của đoạn này như thế nào?
Qua các chi tiết đó, em cảm nhận gì về bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn? Bức tranh đó gợi cho em cảm giác gì?
- Nhịp điệu chậm rãi, uyển chuyển, tinh tế
=> TL đã vẽ nên một bức họa đồng quê rất bình dị, quen thuộc, gần gũi, mang cốt cách Việt Nam và đặc biệt gợi cảm.
10
b. Cuộc sống con người
Đằng sau cảnh thiên nhiên bình dị ấy, cuộc sống của con người được hiện lên như thế nào?
- Cảnh chợ tàn:
+ Người về hết, tiếng ồn ào không còn
+ Trên đất chỉ còn những vỏ thị, rác rưởi,...
- Con người: mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh những cái gì còn sót lại ở chợ
- Chị em Liên thay mẹ bán hàng tạp hóa nhỏ nhưng cả ngày cũng chẳng bán được là bao
- Mẹ con chị Tí nghèo khổ, ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng bán nhưng lúc nào cũng ế
- Bà cụ Thi điên không đủ tiền mua lấy một chai rượu..
- Vợ chồng bác Sẩm, bác Siêu cũng chẳng lúc nào có khách...
Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường: 
Khung cảnh phố huyện nghèo nàn lúc chợ tan, lúc chỉ còn lại rác rưởi và những con người nghèo khổ đó gợi lên cho em điều gì?
=> Gợi nên cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ. Cuộc sống của họ rất nghèo đói, khó khăn đến thảm hại. 
10
c. Tâm trạng của Liên
Đứng trước cảnh phố huyện lúc chiều tàn, đứng trước cuộc sống tàn tạ của những con người nơi phố huyện, nhân vật Liên có tâm trạng như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng đó?
- Lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn
- Cảm nhận được "mùi riêng của đất, của quê hương này"
- Động lòng thương bọn trẻ con nhà nghèo
- Xót thương cho hai mẹ con chị Tí, đồng cảm với nỗi vất vả của chị.
Qua các tâm trạng đó, em cảm nhận gì về nhân vật Liên? 
=> Là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người.
Liên là nhân vật do nhà văn sáng tạo ra để kín đáo bày tỏ tình cảm của mình với hiện thực đời sống. từ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Liên, kết hợp với giọng văn, cách dựng người, dựng cảnh, em có cảm nhận gì về tình cảm của nhà văn đối với thiên nhiên, cuộc sống của con người nơi phố huyện?
=> Thái độ, tình cảm của nhà văn: 
- Yêu mến, gắn bó với quê hương đất nước.
- Xót thương với những kiếp người nghèo khổ.
c. Củng cố, luyện tập (3')
Trả lời các câu hỏi:
1. Thạch Lam là nhà văn có biệt tài viết thể loại nào?
a. Truyện ngắn
b. Tiểu thuyết
c. Thơ
d. Kịch
2. Đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam là gì?
a. Truyện không có chuyện
b. Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật
c. Mỗi truyện giống như một bài thơ trữ tình, chứa đựng tình cảm yêu mến chân thành với cảnh vật và con người
d. Cả ba phương án trên
3. Cảnh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn mang vẻ đẹp gì?
a. Mang vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ.
b. Mang vẻ đẹp cổ kính, mĩ lệ.
c. Mang vẻ đẹp gần gũi, bình dị, quen thuộc.
d. Cả ba phương án trên.
4. Cuộc sống của con người nơi phố huyện lúc chiều tàn được hiện lên như thế nào?
a. Rất nghèo khổ, khó khăn đến thảm hại.
b. Rất sung sướng, hạnh phúc.
c. Rất giản dị, thanh bạch.
d. Rất chất phác, dân dã. 
5. Tâm trạng của Liên trước lúc chiều tàn, chợ tàn, trước cuộc sống của con người nơi phố huyện thể hiện điều gì?
a. Cô là người rất nhạy cảm, tinh tế.
b. Cô là người nhân hậu, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người.
c. Cô là người yêu quê hương xứ sở.
d. Cả ba phương án trên.
6. Nhà văn Thạch Lam thể hiện tình cảm gì đối với thiên nhiên, con người phố huyện?
a. Yêu mến, gắn bó với quê hương đất nước. Xót thương với những kiếp người nghèo khổ.
b. Căm ghét chế độ đương thời.
c. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên phố huyện.
d. Ca ngợi vẻ đẹp của con người phố huyện.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Nắm được cảnh thiên nhiên, cuộc sống, thái độ của nhà văn với phố huyện
 + Bài mới: Soạn tiếp phần còn lại:
Cảnh phố huyện khi đêm xuống
Cảnh phố huyện lúc về khuya
Phân tích cảnh đợi tàu.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 38: Đọc văn
HAI ĐỨA TRẺ
Thạch Lam
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ
 b. Về kĩ năng
Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích hình tượng văn học
 c. Về thái độ
Gi¸o dôc lßng nh©n hËu vµ ý thøc: BiÕt ­íc m¬ vµ cã niÒm tin trong cuéc sèng.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (5’):
CH: Thái độ, tâm trạng của nhân vật Liên trước cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện lúc chiều tàn?
Đáp án:
- Lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn
- Cảm nhận được "mùi riêng của đất, của quê hương này"
- Động lòng thương bọn trẻ con nhà nghèo
- Xót thương cho hai mẹ con chị Tí, đồng cảm với nỗi vất vả của chị.
=> Là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Thạch Lam là nhà văn xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn. Người đọc khi đến với ông sẽ tìm thấy toàn bộ bức tranh nhân gian với sự hiện diện đầy đủ mọi hạng người, đặc biệt là những người nghèo khổ sống lam lũ, tối tăm bằng tình yêu thương đến khắc khoải, buốt nhức. "Hai đứa trẻ" là một ví dụ.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
35
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Phố huyện lúc ngày tàn 
2. Phố huyện lúc đêm tối
Cảnh phố huyện lúc về đêm có đặc điểm gì nổi bật? 
- Phố huyện ngập chìm trong bóng tối mênh mông:
+ Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối
+ Các nhà đóng im ỉm
+ Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại tối đen hơn nữa.
Bên cạnh bóng tối, Thạch Lam còn miêu tả thấp thoáng sự xuất hiện của ánh sáng. Hãy tìm những chi tiết miêu tả ánh sáng? 
Nhận xét về ánh sáng trong đoạn văn?
- Ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt:
+ Ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời
+ Ở một vài cửa hàng, cửa chỉ hé ra một khe ánh sáng
+ Đèn của chị Tí thì phát ra một quầng sáng thân mật
+ Bếp lửa của bác Siêu thì phát ra một chấm lửa
+ Ngọn đèn của Liên thưa thớt từng hột sáng
=> Ánh sáng bé nhỏ, lẻ loi như chính cuộc đời, số phận của những người dân nơi phố huyện
Cảm nhận của em về mối tương quan giữa ánh sáng và bóng tối?
- Mối tương quan: Bóng tối dày đặc, bao trùm >< ánh sáng nhỏ nhoi, mong manh đến tội nghiệp
-> Biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé, vô danh sống leo lét trong đêm tối mênh mông của chế độ cũ.
Trong bóng tối mênh mông đó, người dân phố huyện đã sống như thế nào? Ngoài việc cuộc sống của họ nghèo khổ đến thảm hại thì cuộc sống của họ còn như thế nào nữa? (Họ làm công việc như thế nào? Tình trạng công việc ra sao? Có phải chỉ một hai ngày như thế hay không hay như thế nào?
- Cuộc sống của con người: Nhịp sống của những người dân lặp đi lặp lại ngày nào cũng như thế một cách quen thuộc:
+ Động tác quen thuộc
+ Suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày
+ Vẫn tiếng đàn bần bật của bác Sẩm ế khách
Nhận xét của em về cuộc sống của họ?
Mặc dù vậy, họ vẫn có những ước mơ. Đó là gì vậy?
Các nhà thơ khác cũng đã từng nói điều này:
Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng ngần ấy mặt người
Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười
Môi nhắc lại cũng ngần ấy chuyện
(Huy Cận)
=> Rất tù túng, ngột ngạt, bế tắc, luẩn quẩn
- Họ ước mơ, mong đợi một cái gì trong tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày.
Nhận xét về ước mơ đó?
+ Ước mơ rất mơ hồ
+ Càng cho thấy tình cảnh tội nghiệp của những người sống mà không biết thân phận của mình rồi sẽ ra sao.
Mặc dù vậy, họ vẫn như thế nào? Điều đó cho chúng ta thấy quan niệm gì của nhà văn về cuộc sống?
=> Họ vẫn không mất hết hi vọng và niềm tin vào cuộc sống
- Tác giả gửi gắm: dù trong bất kì một hoàn cảnh nào, con người vẫn không thôi ước mơ vào những điều tốt đẹp. Sống là phải biết ước mơ và hi vọng
Nhận xét về giọng điệu của đoạn văn?
- Giọng điệu: đều đều, chậm buồn, tha thiết thể hiện sự đồng cảm, xót thương của nhà văn.
c. Củng cố, luyện tập (3')
Qua cuộc sống của người dân nơi phố huyện, em cảm nhận gì về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám?
- Nghèo khổ đến thảm hại, tội nghiệp.
- Cuộc sống tù túng, quẩn quanh, ngột ngạt, buồn tẻ
- Luôn mơ ước, mong đợi một điều gì đó tươi sáng hơn.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Học và nắm chắc nội dung bài học.
 + Bài mới: Soạn phần còn lại:
 Hình ảnh chị em Liên đợi tàu:
Tại sao Chị em Liên đợi tàu?
Tâm trạng hai chị em?
Đoàn tàu được miêu tả như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • doc37. hai dua tre.doc