Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 32, 33

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 32, 33

Tiết: 32

THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

1. Mục tiêu

 a. Về kiến thức

Giúp học sinh hiểu được các đặc điểm và vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận.

b. Về kỹ năng

 - Biết cách so sánh tương đồng và so sánh tương phản.

 - Bước đầu vận dụng thao tác so sánh để viết một đoạn văn, bài vă nghị luận.

c. Về thái độ

- Yêu thích môn văn và biết sử dụng trong tạo lập văn bản.

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 32, 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 
Tiết: 32
THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
1. Mục tiêu
 a. Về kiến thức
Giúp học sinh hiểu được các đặc điểm và vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận.
b. Về kỹ năng
 - Biết cách so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
 - Bước đầu vận dụng thao tác so sánh để viết một đoạn văn, bài vă nghị luận.
c. Về thái độ
- Yêu thích môn văn và biết sử dụng trong tạo lập văn bản. 
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 - SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 - SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): ): Khi viết văn nghị luận người ta cũng sử dụng so sánh để làm sáng rõ làm chắc hơn luận điểm của mình. Để hiểu rõ thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận, chúng ta vào bài học 
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
TG
Yêu cầu cần đạt
- Xác định đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh.
- Phân tích điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
- Phân tích mục đích so sánh.
10
7
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
 1. Xét vd:
- Đối tượng được so sánh: Văn chiêu hồn.
- Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều
- Điểm giống nhau: Đều bàn về con người.
- Điểm khác nhau: CPN, CONK, TK đều bàn về con người ở cõi sống.VCH bàn về con người ở cõi chết 
- Mục đích so sánh: làm rõ và vững chắc cho luận điểm “yêu người là một truyền thống cũ”. Nếu chỉ dừng lại ở việc đưa ra luận điểm thì chưa rõ ràng chưa có sức thuyết phục.Qua một loạt so sánh ta thấy đoạn văn cụ thể hơn, sinh động hơn.
Từ vd trên, em hãy rút ra mục đích và yêu cầu so sánh?
3
2. Ghi nhớ: Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh là làm sáng tỏ , làm vững chắc hơn luận điểm của người viết.
- NT đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố với những quan niệm nào?
- Căn cứ để so sánh quan niệm soi đường trên là gì?
- Mục đích so sánh?
Gv cho hs trao đổi trả lời
Từ ví dụ trên rút ra cách so sánh?
25
18
7
II.CÁCH LẬP LUẬN SO SÁNH
1. Xét vd.
 - Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố với những quan niệm sau:
 + Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống của nhân dân sẽ được nâng cao.
 + Quan niệm của những người hoài cổ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa thì đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện.
- Căn cứ để so sánh: dựa vào sự phát triển tính cách của nhân vật chị Dậu 
- Mục đích của so sánh là chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật quan niệm của NTT-> Theo NT giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn các tác phẩm cùng thời.
2. Cách so sánh.
- Đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, cần nêu rõ quan niệm ý kiến của người nói (viết)
c. Củng cố, luyện tập (8’): 
Đọc đoạn trích sau:
 Như nước đại việt ta từ trước.
 Song hào kiệt đời nào cũng có.
Tác giả đã so sánh Bắc với Nam về những mặt nào?
 Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?
 Sức thuyết phục của đoạn ?
- NT đã khẳng định nước Đại Việt có văn hoá, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt như nước Trung Quốc.
- NT đã nhấn mạnh sự khác nhau giữa Đại Việt và Trung Quốc.
 Văn hoá từ lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục khác.-> Chứng tỏ Đại Việt là một nước độc lập tự chủ. Ý đồ xâm lược hoàn toàn trái đạo lí. Đây là đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: - Học và nắm chắc nội dung bài học.
- Viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh để làm rõ nét đặc sắc trong thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến..
 + Bài mới: 
 + Đọc và chuẩn bị bài: Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 1945
 + Đặc điểm nổi bật.
 + Những thành tựu đặc sắc.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11C
Tiết 33: Đọc văn 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
 TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Giúp học sinh nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
2. Về kỹ năng
Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả và tác phẩm cụ thể.
3. Về thái độ
Yêu mến và tự hào về văn học Việt Nam
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
 - SGK, SGV, GA, TLTK.
2. Chuẩn bị của HS
 - SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Để các em nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả và tác phẩm cụ thể. Yêu mến và tự hào về văn học Việt Nam. ...
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
TG
Yêu cầu cần đạt
Dựa vào sgk, em hãy cho biết bối cảnh rộng lớn của văn học và những nguyên nhân làm cho nền VHVN từ đầu thế kỷ XX đến CHTT 1945 phát hiện mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá?
15
I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.
* Tiền đề:
- Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa...cho nên cơ cấu xã hội VN có những biến đổi sâu sắc.
- Văn hoá VN tiếp xúc với văn hoá PT (Pháp).
- Vai trò của ĐCSVN đối với sự phát triển nền văn hoá dân tộc: làm cho nền văn hoá phát triển theo chiều hướng tiến bộ và cách mạng.
- Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh; chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm; phong trào dịch thuật phát triển, lớp trí thức Tây học thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hoá thời kì này.
Em hiểu ntn về khái niệm “hiện đại hoá”?
GV giải thích rõ thi pháp VHTĐ để hs hiểu.
* Khái niệm hiện đại hoá: là quá trình làm cho văn học VN thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học TĐ và đổi mới theo hình thức văn học PT, có thể hội nhập với nền vaă học hiện đại thế giới.
GV hướng dẫn cho hs năm được quá trình hiện đại hoá của văn học thời kỳ này diễn ra qua ba giai đoạn, chú ý vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỗi giai đoạn.
- Chữ quốc ngữ phát triển * Qúa trình hiện đại hoá:
 a. giai đoạn 1: (1900 - 1920):
 - Đội ngũ sáng tác là các nhà văn Hán học cấp tiến đảm nhiệm trước nhu cầu xã hội .
 - Sáng tác: văn xuôi, báo chí dịch thuật.
-> Các tác phẩm văn học giai đoạn này còn mang dấu ấn cuả thời đại cũ và mới (có cả Phương Đông lẫn Phương tây)
 b, Giai đoạn 2:(1920 - 1930):
- Sáng tác: Tầng lớp trí thức Tây học đảm nhiệm.
-Thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ...với đường lối tư tưởng cách tân theo phương Tây. Nổi bật nhất là thơ (đề cao cái Tôi - cái lemoi). Ngoài ra còn có các thể loại khác như: bút ký kịch thơ.
-> Đây là giai đoạn văn học có nhiều chuyển biến tích cực báo hiệu một cuộc cách mạng mới trong văn học.
 c. Giai đoạn 3: (1930 - 1945):
- Hoàn tất quá trình hiện đại hoá với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.
- Là giai đoạn bùng nổ các trào lưu văn học 
Đặc trưng của văn học lãng mạn? Đóng góp và hạn chế của dòng văn học này? Các tác gỉa tiêu biểu?
17
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
 a. Bộ phận công khai hợp pháp: 
* VH lãng mạn:
- là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ.
- Đề tài: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ...
- Góp phần quan trọng vào việc thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống luân lý, lễ giáo PK...làm cho tâm hồn người đọc thêm tinh tế và phong phú...
- Tiêu biểu: Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếch, tuỳ bút và truyện ngắn của Nguyễn Tuân.
- H/c: ít gắn với đời sống xã hội chính trị...
Đặc trưng của văn học hiện thực? Đóng góp và hạn chế của dòng văn học này? Các tác gỉa tiêu biểu?
* VH hiện thực: 
- ND: phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc.
- Tiêu biểu: Nam Cao, NCH, Nguyên Hồng, Tô Hoài, VTP, NTT...
Gía trị tư tưởng và nghệ thuật của văn học cách mạng?
b. Bộ phận phát triển bất hợp pháp: 
- Có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các chiến sĩ cách mạng trong tù. Tiêu biểu: Tố Hữu, NAQ- HCM.
- Đánh thẳng vào bọn thống trị thực dân cùng bè lũ tay sai, nói lên khát vọng độc lập, đấu tranh để giải phóng dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tin không gì lay chuyển nổi vào tương lai tất thắng của cách mạng. 
- Qúa trình hiện đại hoá gắn liền với quá trình cách mạng hoá văn học.
 Hai bộ phận văn học này có sự tác động qua lại lẫn nhau; làm cho văn học phát triển không ngừng.
Dựa vào sgk, em hãy chứng minh sự phát triển nhanh chóng của văn học thời kì này?
Nguyên nhân làm cho văn học thời kỳ này phát triển nhanh chóng như thế?
8
3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng
- Từ năm 1900 - 1945, đặc biệt là từ 1930 - 1945, các bộ phận, các xu hướng văn học đều vận động phát triển với một tốc độ đặc biệt khẩn trương, mau lẹ: số lượng tác giả và tác phẩm, sự hình thành và đổi mới các thể loại văn học và độ kết tinh ở những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
- Nguyên nhân: do sự thúc bách của yêu cầu thời đại, sự vận động tự thân của nền văn học, sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân, viết văn trở thành một nghề kiếm sống.
3. Củng cố, luyện tập (3’): 
 Chốt lại kiến thức cơ bản.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: - Học và nắm chắc nội dung bài học.
 + Bài mới: Đọc và chuẩn bị bài:
 Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 1945 ( thành tựu )

Tài liệu đính kèm:

  • doc32.33.doc