Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 31: Làm văn Trả bài làm văn số 2

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 31: Làm văn Trả bài làm văn số 2

Tiết 31: Làm văn

TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2

1. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

- Hiểu rõ những ưu khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận

- Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

- Sửa lỗi về dùng từ, đặt câu, xây dựng bố cục, liên kết văn bản.

2. Trả bài kiểm tra

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 31: Làm văn Trả bài làm văn số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:......................
Ngày dạy: ..............
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy: ...............
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy: ...............
Dạy lớp: 11C
Tiết 31: Làm văn
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
1. Mục tiêu bài học
Giúp HS: 
- Hiểu rõ những ưu khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận
- Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Sửa lỗi về dùng từ, đặt câu, xây dựng bố cục, liên kết văn bản.
2. Trả bài kiểm tra
Hoạt động 1: Gọi HS đọc lại đề bài hôm trước
Nội dung đề
Nội dung đề:
 a. Lớp 11A
Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác)
 b. Lớp 11B.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình II, của Hồ Xuân Hương, và Thương vợ của Trần Tế Xương.
Lớp 11C
 Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
 Hoạt động 2: Hỏi HS và đưa ra đáp án, yêu cầu cần đạt của đề bài.
 Yêu cầu:
 + Viết được bài nghị luận văn học vừa thể hiện sự hiểu biết về tác phẩm, vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước dầu có tính sáng tạo.
 + Rèn luyện cách phân tích, nêu cảm nghĩ của bản thân.
 + Xác định rõ vấn đề nghị luận
 + Xác định các luận cứ, luận điểm đầy đủ 
 + Sắp xếp triển khai các ý một cách khoa học 
 + Biết liên hệ mở rộng , lật đi lật lại vấn đề ở nhiều phương diện 
 + Hành văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi từ, câu.
Hoạt động 3: Cho HS đọc lại bài kiểm tra và tự nhận xét bài của mình, cho trao đổi chéo để nhận xét bài của bạn về các mặt:
Về nắm kiến thức
Về nắm kĩ năng vận dụng
Về cách trình bày, diễn đạt trong bài kiểm tra
Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét của giáo viên sau khi chấm bài kiểm tra
Cho HS tự nhận xét bài làm của mình, của bạn, chữa lỗi
a. Về nắm kiến thức:
Đa số HS biết cách trình bày, triển khai đúng, trúng yêu cầu của đề.
Luận điểm, luận cứ được xác định đầy đủ, chính xác.
Biết liên hệ mở rộng, khai thác vấn đề một cách sâu sắc, khai thác được ở nhiều phương diện
Dẫn chứng, lí lẽ đưa ra chính xác, sắc sảo, tiêu biểu.
Các bài làm tốt: Trang, Minh 11A; Uyên, Thảo (11B), Dung (11C),...
Tuy nhiên:
Nhiều HS không hiểu yêu cầu của đề bài, nội dung xa đề, lạc đề.
Luận điểm, luận cứ không rõ ràng
Dẫn chứng, lí lẽ không tiêu biểu, không thuyết phục.
Nội dung sắp xếp một cách lộn xộn, lủng củng
Các bài làm quá kém: Tươi (11A), Nhất, Nhật, ....
Kĩ năng vận dụng
Đã vận dụng được kiến thức, viết được một bài văn nghị luận có nội dung sâu sắc và gắn với thực tế cuộc sống học tập của hs thông qua các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận : Trang, Minh 11A; Uyên, Thảo (11B), Dung (11C),...
Không biết vận dụng kiến thức, nội dung sơ sài, chống đối: Duy (11A), Hải (11C), Dung (11C),...
 Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng.
Chưa biết triển khai ý, nên bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở cách cắt nghĩa câu nói.
 Phần liên hệ bản thân còn yếu.
Cách trình bày, diễn đạt trong bài kiểm tra.
Nhiều HS trình bày hợp lí, khoa học, sạch sẽ, chữ viết đẹp: Trang, Minh, Thuỷ, 11A; Uyên, Thảo (11B), Dung (11C),...
Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, trôi chảy. 
Tuy nhiên:
Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt:
+ Nhiều bài diễn đạt cẩu thả, sai chính tả quá nhiều.
+ Bài làm lủng củng, mơ hồ, khó hiểu.
-> Thân, Mạnh, Lương (11C), Duy, Mai, Việt, Sươi (11A),....
Kết quả:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
11A
38
0
2
31
5
0
11B
40
0
11C
37
0

Tài liệu đính kèm:

  • doc31.TRA BAI.doc