Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 27 - Tuần 9: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.(tiết 2)

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 27 - Tuần 9: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.(tiết 2)

A. Mục đích yêu cầu : Giúp HS :

 Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương, tình nghĩa của người bình dân

trong XHPK qua nghệ thuật đậm màu sắc trữ tìn dân gian. Qua đó, đồng cảm với tâm hồn người

lao động và sáng tác của họ.( tiết 26)

B. Chuẩn bị :

 SGK, SGV, thiết kế bài.

Bài soạn

C. Tiến trình dạy học :

 1. On định lớp.và kiểm tra ss

2. Kiểm tra bài cũ :

Từ thân em được lặp lại ở bài 1,2 có ý nghĩa gì?

3. Giới thiệu bài mới.

 

doc 49 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 27 - Tuần 9: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.(tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 27: Tuần 9
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA.(tt tiết 2)
' & '
A. Mục đích yêu cầu : Giúp HS :
 	Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương, tình nghĩa của người bình dân 
trong XHPK qua nghệ thuật đậm màu sắc trữ tìn dân gian. Qua đó, đồng cảm với tâm hồn người 
lao động và sáng tác của họ.( tiết 26)
B. Chuẩn bị : 
	 SGK, SGV, thiết kế bài.
Bài soạn
C. Tiến trình dạy học :
	1. Oån định lớp.và kiểm tra ss
2. Kiểm tra bài cũ :
Từ thân em được lặp lại ở bài 1,2 có ý nghĩa gì?
3. Giới thiệu bài mới.	
TÊN HOẠT ĐỘNG.MỤC TIÊU
HOẠT ĐỘNG GV 
HOẠT ĐỘNG HS
Tìm hiểu nội dung. Thấy được nội dung và nghệ thuật đặc sắc của ca dao
5. Dặn dò
như vậy.
-Nét riêng của từng bài đã sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ gì để nói về thân phận đó? Cần chú ý các hình ảnh: 
 “ tấm lụa đào ”, “củ ấu gai  ruột trắng  vỏ ngoài đen” gợi cho ta điều gì?
* Câu hỏi bài 3 :
 -Cách mở đầu của bài ca dao này có gì khác hai bài ca dao trên? Hãy nêu vài bài ca dao có mở đầu giống bài này.
-Anh ( chị ) hiểu từ “ ai ” trong câu 2 như thế nào ?
-Tác giả dân gian đã dùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ như thế nào để khẳng định tình nghĩa của con người? Lưu ý các hình ảnh : mặt trăng – mặt trời, sao Hôm- sao mai, sao Vượt chờ trăng.
*GV gợi ý :Tuy chúng cách xa nhưng đôi ta vẫn xứng với nhauBởi Mặt trăng, mặt trời tuy cách xa nhau, nhưng mặt trăng sáng được là nhờ ánh sáng của mặt trời; sao Hôm, sao Mai, sao Vượt tuy khác nhau nhưng chỉ là một ngôi sao.
@HĐ 3 : Tìm hiểu bài ca 4
-Nỗi thương nhớ được thể hiện bằng các nghệ thuật gì?(nhân hóa, hoán dụ)
-Tại sao cái khăn được hỏi nhiều nhất? 
*GV gợi ý :
Vật trao duyên, gần gũi với cô gái " nỗi nhớ có không gian.
 + Nhớ ai em những khóc thầm
 Haihàng nước mắt đầm đầm như mưa.
 + Thương anh cũng muốn nói ra 
 Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời.
@HĐ 3 : Tìm hiểu bài ca 5
Kết cấu và hình ảnh trong bài ca dao này có gì quen thuộc không? VD?
*Gợi ý : “Cô kia cắt cỏ bên sông;Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”.”Gần đây mà chẳng sang chơi:Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu”
@HĐ 4 : Tìm hiểu bài ca 6
-Hình ảnh trong bài ca dao này có thực tế không?
-Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối và gừng? Ý nghĩa của chúng?
 “Tay nâng chén muối đĩa rừng; Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.
-Độ mặn, cay của muối và gừng còn có thời hạn hay không? ( có ) Tình nghĩa con người có thời hạn hay không? ( có, nhưng phải 100 năm) 
 @@HĐ 5 : HS đọc và ghi phần Ghi nhớ. 
GV Giới thiệu lại vài nét về ca dao:
- Nội dung: diễn tả đời sống tâm hồn , tư tưởng , tình cảm của nhân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước.
- Nghệ thuật: phần lớn dùng thể thơ lục bát và biến thể của nó ; ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so ssánh , ẩn dụ.
GV cho hs nhắc lại bài?
- Cách mở đầu của bài ca dao này có gì khác với hai bài trên? 
- Em đã thấy cách mở bài như thể ở những câu ca dao nào?
- Từ Ai có nghĩa gì?
- Em có nhận xét gì về cách sử dụng nghệ thuật trong bài ca dao?
- So sánh như thế nhằm tác dụng gì? 
- Người phụ nữ tiếp tục khẳng định tình cảm của mình như thế nào?
GV chuyển ý
- Nỗi thương nhớ được thể hiện qua các hình ảnh cụ thể nào?
- Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? Nhằm tác dụng gì?
Em còn phát hiện nghệ thuật gì được dung trong bài ca dao này?
- Dùng nghệ thuật như thể nhằm tác dụng gì?
- Nhân vật trữ tình đã thốt ra nỗi buồn như thế nào?
- Tại sao không là nhiều nỗi lo mà là một nỗi lo?
- Đọc và nhận xét hình tượng “ cầu dải yếm” trong ca dao?
- Đọc và nhận xét ý nghĩahình tượng được dùng để diễn tả tình cảm trong ca dao?
- Qua bài ca dao em thấy nội dung, nghệ thuật có gì đặc sắc?
- Học và chuẩn bị tiết 28 Đặc điểm ngôn ngữ
II. Phân tích:
 1. Bài ca dao số 1 & 2 : 
- Nét chung: đều bắt đầu bằng “ Thân em như”: lời than thân xót xa, ngậm ngùi của người phụ nữ, đồng thời khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.
 - Nét riêng ở các hình ảnh so sánh, ẩn dụ:
 + Bài 1: “ tấm lụa đào ”: người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình " “ Phất phơ giữa chợ ”: họ như món hàng bán ở chợ " không quyết định được số phận của mình.
 + Bài 2: “củ ấu gai” với “ ruột – trắng, vỏ – đen”: hình dáng bên ngoài thiếu chút thẩm mĩ nhưng phẩm chất bên trong thì tuyệt vời " nhưng chua xót là không ai biết đến.
2. Bài ca dao số 3:
- Mở đầu của bài ca dao này khác hai bài ca dao trên là dùng “ Trèo lên.”. Cách này cũng thường thấy trong ca dao như : Trèo lên cây bưởi hái hoa..”. 
- Từ “ ai ”( đại từ phiếm chỉ ): gợi ra sự trách móc, oán giận những thế lực đã gây cản trở, làm lỡ duyên đôi lứa.
- “Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng”
" dùng hình ảnh so sánh ẩn dụ “ trời, trăng, sao” to lớn, vĩnh hằng ( nhưng gần gũi với nhân dân ) để khẳng định sự bền vững, thủy chung của lòng người.
- “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”
" sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn và vô vọng" tuy duyên không thành nhưng nghĩa thì còn mãi. 
 3. Bài ca dao số 4:
 Nỗi thương nhớ được thể hiện qua các hình ảnh:
- “ Khăn ”( nhân hóa ) được láy lại 6 lần kết hợp với các vận động trái chiều ( rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt ): nỗi nhớ da diết choáng ngợp cả không gian , làm cho cô gái ra ngẩn, vào ngơ.
- “ Đèn – không tắt ”( nhân hóa ) : con người đang trằn trọc thâu đêm choáng ngợp cả thời gian trong nỗi nhớ đằng đẵng.
- “ Mắt – ngủ không yên ”( hoán dụ ): hỏi chính mình với nỗi thương nhớ trào dâng. 
- Lặp cú (C_V)
- Lặp từ: khăn thương nhớ ai- nỗi nhớ tăng lên
- Các vần trắc( đất, mắt, tắt)
- Các vần bằng(16 vần bằng)
- Diễn tả nỗi nhớ vừa mênh mang vừa quặn thắt
- Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề
" Lo lắng cho số phận và tình duyên đôi lứa.
 - Nghệ thuật: theo quan niệm số lẻ của người Việt Nam( buồn) 
 4. Bài ca dao số 5:
- Sông rộng một gang.
- Cầu dải yếm: thật gần gũi và thân thiết với người phụ nữ.
" Là những việc không có thực nhưng thể hiện ước mơ thật táo bạo chủ động trong tình yêu của cô gái.
 5. Bài ca dao số 6:
- Ý nghĩa của hình ảnh muối và gừng:
 + Là những gia vị.
 + Là thuốc chữa bệnh cho nhân dân lao động.
 + Muối mặn ( tình nghĩa mặn mà ). Gừng cay ( cuộc đời cay đắng ).
" Tình người có trải qua cay đắng, ngọt bùi mới sâu nặng, bền vững.
- Độ mặn, cay của muối và gừng còn có hạn " nhưng tình nghĩa đôi ta dẫu có xa nhau cũng tới trăm năm 
( không bao giờ xa nhau cả ).
- Gừng, muối trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự bềnh vững trong tinh yêu đôi lứa
6. Tổng kết
*ND
 - Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong XH cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân , yêu thương tình nghĩa.
* NT
- Thể thơ; phong phú
- Cấu tứ : đa dạng
- Các BPTT; so sánh, nhân hóa, hoán dụ
- Các phép lặp
- Số từ
- Xen kẻ vần bằng, trắc
- Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.
4. Hướng dẫn làm bài tập ở nhà:
Câu hỏi củng cố : 
Các bài ca dao trên, đâu là hát than thân, đâu là hát yêu thương tình nghĩa ?
Các bài ca dao trên thường sử dụng các hình ảnh tu từ nào. Nhận xét về các hình ảnh đó.
Tiết sau học bài : “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngon ngữ viết”. Chuẩn bị theo yêu cầu SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAO GIANG BAI CA DAO YEU THUONG.doc