Tiết 19: Đọc thêm
CHẠY GIẶC
- Nguyễn Đình Chiểu -
BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN
- Chu Mạnh Trinh -
1. Mục tiêu
Giúp học sinh:
a. Về kiến thức
Nắm được vẻ đẹp tư tưởng thẩm mĩ của 2 bài thơ:
- Nỗi lòng đau xót, thương dân tha thiết trước cảnh chạy giặc của Đồ Chiểu
- Áng ca trù tả được cái hồn của cảnh trí Hương Sơn bằng cảm nhận và ngòi bút tài hoa của Chu Mạnh Trinh
Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường:
Thấy sự ảnh hưởng của chiến tranh tới môi trường sống
Thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc duy trì, phát triển cảnh quan đẹp của đất nước.
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 19: Đọc thêm CHẠY GIẶC - Nguyễn Đình Chiểu - BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN - Chu Mạnh Trinh - 1. Mục tiêu Giúp học sinh: a. Về kiến thức Nắm được vẻ đẹp tư tưởng thẩm mĩ của 2 bài thơ: Nỗi lòng đau xót, thương dân tha thiết trước cảnh chạy giặc của Đồ Chiểu Áng ca trù tả được cái hồn của cảnh trí Hương Sơn bằng cảm nhận và ngòi bút tài hoa của Chu Mạnh Trinh Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường: Thấy sự ảnh hưởng của chiến tranh tới môi trường sống Thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc duy trì, phát triển cảnh quan đẹp của đất nước. b. Về kĩ năng Biết cách đọc hiểu, phân tích bài thơ trữ tình c. Về thái độ Hình thành tình cảm xót thương đối với nhân dân khi đất nước bị giặc ngoại xâm và lòng căm thù giặc. Qua cảnh đẹp Hương Sơn thêm yêu quê hương, đất nước 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên SGK, SGV, GA, TLTK. b. Chuẩn bị của học sinh SGK, bài soạn, tài liệu liên quan 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Để giúp các em nắm được vẻ đẹp tư tưởng thẩm mĩ của 2 bài thơ: Nỗi lòng đau xót, thương dân tha thiết trước cảnh chạy giặc của Đồ Chiểu và áng ca trù tả được cái hồn của cảnh trí Hương Sơn bằng cảm nhận và ngòi bút tài hoa của Chu Mạnh Trinh chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh - Gv gọi HS đọc - HS chia nhóm nhỏ( theo bàn) trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi 1(SGK) Hs cử người trình bày trước lớp - GV chốt lại Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường: Cảnh đất nước ta khi bị thực dân Pháp đến xâm lược như thế nào? Như vậy, chiến tranh đã hủy hoại môi trương như thế nào? Tàn phá tất cả, không trừ một đối tượng nào. Nó gây lên sự chết chóc, tang tóc khắp nơi. 3 8 A.Bài “ Chạy giặc” I.Đọc - Giải nghĩa từ khó - Tìm hiểu tiểu dẫn (SGK) II.Tìm hiểu văn bản 1. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược - Từ ngữ, hình ảnh: tan chợ, phút sa tay, lơ xơ chạy, dáo dác bay... -> Cảnh tan nát, tan tác, đổ vỡ thê thảm của người dân chạy loạn, đặc biệt là trẻ em, cảnh nhà cửa làng xóm bị đốt phá cướp bóc tan hoang, điêu tàn. - Thời cuộc đã vỡ như bàn cờ thế mà người cầm quân phút sa tay, lỡ bước không thể cứu vãn -> Cảnh đất nước và ND khi bị thực dân Pháp xâm lược được tác giả miêu tả chân thực và sinh động - Câu hỏi 2, 3 ( SGK) - GV phát vấn HS trả lời 8 2.Tâm trạng tác giả - Đau xót, buồn thương, mong mỏi và thất vọng - Hai câu kết: Câu hỏi tu từ -> hỏi nhưng cũng là mỉa mai, trách cứ đồng thời là một tiếng kêu cứu => Tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng của tác giả - Gọi HS đọc - GV nhận xét - HS chia 6 nhóm - Nhóm 1, 2, 3 trả lời câu hỏi 1(SGK) - Nhóm 4, 5, 6 trả lời câu hỏi 2(SGK) - HS trả lời vào bảng phụ, cử người trình bày trước lớp - GV chốt lại Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường: Cảm nhận chung của em về vẻ đẹp của Hương Sơn? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi cá nhân với Hương Sơn? HS: Phải trân trọng, có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ 6 5 B.Bài ca phong cảnh Hương Sơn I.Đọc - Giải nghĩa từ khó - Tìm hiểu tiểu dẫn ( SGK) II.Tìm hiểu văn bản 1.Cảm hứng chủ đạo của bài ca - Thể hát nói - Câu mở đầu: Bầu trời cảnh bụt -> Cảnh đẹp của HS là cảnh của chốn linh thiêng, cảnh của cõi phật => Cảm hứng chủ đạo của cả bài hát nói: ngợi ca cảnh của Hương Sơn, cảnh đẹp gợi lên sắc thái linh thiêng, tạo không khí tâm linh cho người đọc - Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn được hiện lên qua 2 câu thơ: Vẳng bên tai một tiếng chày kình Khách tang hải giật mình trong giấc mộng 2. Cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên - Ước lệ tượng trưng - Sự cảm nhận cảnh đẹp gián tiếp - Vẻ đẹp HS mang đậm sắc thái tôn nghiêm của phật giáo. Tiếng chuông chùa vừa gần vừa xa gợi sự tĩnh lặng và nỗi thảng thốt trong tâm hồn du khách -> thực và hư có cảm giác như hoà lẫn với nhau - Câu hỏi 3 (SGK) - HS làm việc cá nhân trình bày trước lớp 8 3.Nghệ thuật miêu tả cảnh Hương Sơn - Khung cảnh được nhìn từ xa: Cảnh bụt, non nước mây trời... - Cảnh được miêu tả theo lối cận cảnh + Vẻ đẹp thần tiên + Trung tâm quần thể Hương Sơn -> Sự phối hợp khéo léo âm thanh, màu sắc, từ bao quát đến cụ thể theo bước chân du khách vừa đi vừa nhìn, vừa nghe vừa cảm nhận, tưởng tượng và nguyện cầu, lòng lâng lâng thành kính =>Tình yêu quê hương đất nước của tác giả c. Củng cố, luyện tập (4') Hai bài thơ có điểm gì chung, điểm gì riêng? - Thể hiện tấm lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc - Riêng: tình yêu của các tác giả ở từng thời điểm, thời kì khác nhau nên cách cảm nhận, biểu hiện khác nhau + Bài 1: Phẫn nộ, đau xót trước cảnh nước nhà bị tàn phá, nhân dân khốn khổ + Bài 2: Phát hiện, ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất nước d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') + Bài cũ: Học và làm bài theo hướng dẫn - Luyện đọc diễn cảm bài thơ - Tìm đọc các bài thơ khác của Chu Mạnh Trinh, NĐC + Bài mới: Chuẩn bị lập dàn ý trả bài số 1 – Ra đề số 2
Tài liệu đính kèm: