Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 13 (làm văn) Lập dàn ý cho bài văn tự sự

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 13 (làm văn) Lập dàn ý cho bài văn tự sự

A. Mục tiêu bài dạy:

 Giúp HS:

- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.

- Nắm được kết cấu và cách lập dàn ý.

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc Lập dàn ý bài văn tự sự.

B. Phương tiện dạy học:

- SGK, SGV, thiết kế bài soạn.

C. Phương pháp giảng dạy:

 - Kết hợp phương pháp giảng bình, vấn đáp, thực hành tại lớp.

D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ

 3. Giới thiệu bài mới.

 4. Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 13 (làm văn) Lập dàn ý cho bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13 (Làm văn) LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ.
Mục tiêu bài dạy:
 Giúp HS:
- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.
- Nắm được kết cấu và cách lập dàn ý.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc Lập dàn ý bài văn tự sự. 
Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV, thiết kế bài soạn.
Phương pháp giảng dạy: 
 - Kết hợp phương pháp giảng bình, vấn đáp, thực hành tại lớp.
Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Giới thiệu bài mới.
 4. Bài mới. 
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
Trong đoạn trích nhà văn Nguyên Ngọc nói về vấn đề gì?
Qua lời kể của nhà văn em học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng dự kiến cốt truyện để chẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
HS tìm hiểu chung.
HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
HS đọc phần ghi nhớ.
HS nêu các bước lập dàn ý.
I. Tìm hiểu chung
 1. Ví dụ:
 2. Phân tích.
 Trả lời các câu hỏi trong SGK.
 - Nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc thai nghén để cho ra đời tác phẩm Rừng xà nu.
 + Ý tưởng được hình thành từ cuộc khởi nghĩa của anh Đề. Nhà văn đặt tên nhân vật là Tnú cho có không khí hơn.
 + Dự kiến câu truyện bắt đầu bằng cây xà nu và kết thúc là hình ảnh rừng xà nu.
 + Dự kiến hư cấu các nhân vật Dít, mai, cụ Mết, thằng bé Heng.
 + Xây dựng tình huống điển hình. Mỗi nhân vật có nỗi đau riêng bức, bách dữ dội.
 + Xây dựng chi tiết điển hình: Đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống trước mặt Tnú.
 3. Các bước lập dàn ý.
 - Hình thành ý tưởng.
 - Xây dựng được tình huống điển hình và chi tiết điển hình.
 - Lập dàn ý có đầy đủ ba phần.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành.
Kể câu chuyện về một HS.
Kể chuyện đội thanh niên.
HS thực hành.
HS làm bài tập 1 SGK.
HS lập dàn ý.
HS nhận xét, góp ý, bổ sung để hoàn thiện dàn ý.
HS làm bài tập 2 SGK.
HS dự kiến cốt truyện.
HS lập dàn ý.
II. Thực hành.
 1. Bài tập 1:
 Kể câu chuyện về một học sinh tốt nhất thời phạm lỗi đã kịp thời tỉnh ngộ.
 - Cốt truyện
 + Sự việc 1: Giới thiệu về học sinh có bản chất tốt thể hiện qua lời nói cử chỉ hành động. 
 + Sự việc 2: tình huống khiến học sinh đó sa ngã lầm lạc.
 + Sự việc 3: Xây dựng tình huống HS tỉnh ngộ. 
 - Lập dàn ý.
 Mở bài:
Giới thiệu HS.
 - Nam là một HS giỏi của lớp 10/1 trường thpt Hiệp Đức.
 Thân bài:
 - Nam nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi.
 - Từ khi có Internet học lực của Nam sa sút hẳn.
 + Nam thường hay bỏ giờ để chơi game.
 +Nam lấy tiền ăn sáng để chơi game.
 +Nam lấy trộm tiền của bố mẹ để chơi game.
 +Nam ăn cắp gà của hàng xóm bán lấy tiền chơi game.
 - Bạn bè biết sự hư hỏng của Nam nhưng không dám có ý kiến nên lỗi lầm Nam gây ra càng ngày càng nghiêm trọng.
 - Người bạn thân nhất của Nam đã mạnh dạn góp ý, có ý kiến với thầy cô, gia đình bạn Nam.
 - Được sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè Nam đã nhận ra lỗi lầm của mình.
 - Nam dần dần từ bỏ thói quen chơi game để đầu tư cho việc học.
Kết luận.
 - Hiện nay Nam là học sinh giỏi của lớp 10/1. 
 2. Bài tập 2:
 Kể chuyện đội thanh niên tình nguyện tham gia công tác bảo vệ trật tự an toàn giao thông. 
 - Cốt truyện: 
 + Bản thân tham gia chứng kiến đội thanh niên tình nguyện tham gia công tác bảo vệ an ninh.
 + Họ đã làm việc như thế nào? Với tinh thần ra sao?
 + Ý nghĩa của việc làm đó?
- Lập dàn ý. 
 5. Củng cố
6. Dặn dò.
 7. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docLap dan y bai van tu su(1).doc