Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 110: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 110: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

Tiết 110

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Hiểu một số đặc điểm của thể loại văn học: kịch và nghị luận.

- Cảm nhận được tác phẩm kịch, nghị luận và căn cứ vào những đặc điểm thể loại.

 b. Về kĩ năng

 Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu kịch bản văn học, nghị luận.

 c. Về thái độ

 Có ý thức học tập và nắm được các đặc điểm của kịch, văn nghị luận từ đó biết cảm nhận trong các tác phẩm đã học.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2119Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 110: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 110
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Hiểu một số đặc điểm của thể loại văn học: kịch và nghị luận.
- Cảm nhận được tác phẩm kịch, nghị luận và căn cứ vào những đặc điểm thể loại.
 b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu kịch bản văn học, nghị luận.
 c. Về thái độ
Có ý thức học tập và nắm được các đặc điểm của kịch, văn nghị luận từ đó biết cảm nhận trong các tác phẩm đã học.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: 5’
CH: Khi đọc kịch phải tuân theo những yêu cầu nào?
TL: 
- Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, thời đại mà vở kịch ra đời, vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.
- Tập trung chú ý vào lời thoại của các nhân vật
- Phân tích được hành động kịch
- Cần nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Kịch và văn nghị luận là những thể loại rất quen thuộc trong chương trình học ngữ văn ở trường phổ thông. Vậy đặc điểm của thể loại văn học: kịch và nghị luận là gì bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
A. Kịch
B. Nghị luận
Nêu đặc trưng của văn nghị luận?
Nêu các loại văn nghị luận?
18
1. Đặc trưng của văn NL 
- Là thể loại văn học đặc biệt dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó thuộc về văn học, đời sống ..
- Vấn đề đưa ra như một câu hỏi, cần được giải đáp, làm sáng tỏ, bàn về cái đúng, sai, khẳng định hoặc bác bỏ để người nghe (đọc) đồng tình chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình.
- Sức hấp dẫn của văn nghị luận: tư tưởng sâu sắc, mạch lạc, tinh tế trong diễn đạt; chặt chẽ trong kết cấu, quan điểm rõ ràng minh bạch.
- Văn nghị luận sử dụng nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ để giúp người đọc hiểu vấn đề.
Phân loại: Văn chính luận: Bàn bạc về những vấn đề chính trị, triết học, đạo đức
Phê bình văn học: Luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật.
Thời trung đại có : cáo, chiếu , biểu, hịch, điều trần, bình sử, bài luận.
Thời hiện đại : tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài bình luận, xã luận, phê bình, tranh luận, bút chiến
Trình bày cách đọc văn nghị luận?
15
2. Yêu cầu đọc văn nghị luận 
Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh, mục đích sáng tác. Vấn đề nêu trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế. Vần đề đó có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống và lĩnh vực luận bàn. Nắm bắt được tưtưởng, quan điểm chính của tác giả trình bày. Tóm lược được những luận điểm, xác định mối quan hệ giữa chúng với nhau . 
Với văn học cảm nhận được tâm tư tình cảm qua sắc thái cảm xúc, cung bậc tình cảm. Phân tích nghệ thuật lập luận, sử dụng ngôn ngữ cách dùng từ diễn đạt. Nêu khái quát giá trị tác phẩm trên cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung.
c. Củng cố, luyện tập (5')
HS:nhắc lại nội dung chính 
HS:làm việc với SGK 
Bài số 2 
- Mở bài: giới thiệu....
- Thân bài: trình bày ba cống hiến vĩ đại của Mác
- Kết bài: nhấn mạnh tổn thất, bày tỏ đau xót, lời cầu nguyện...
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Nắm vững nội dung bài học. Phân tích các văn bản nghị luận đã học.
 + Bài mới: Luyện tập vận dụng các thao tác NL

Tài liệu đính kèm:

  • doc110.doc