Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 109: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 109: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

Tiết 109

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Hiểu một số đặc điểm của thể loại văn học: kịch và nghị luận.

- Cảm nhận được tác phẩm kịch, nghị luận và căn cứ vào những đặc điểm thể loại.

 b. Về kĩ năng

 Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu kịch bản văn học, nghị luận.

 c. Về thái độ

 Có ý thức học tập và nắm được các đặc điểm của kịch, văn nghị luận từ đó biết cảm nhận trong các tác phẩm đã học.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 6245Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 109: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 109
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Hiểu một số đặc điểm của thể loại văn học: kịch và nghị luận.
- Cảm nhận được tác phẩm kịch, nghị luận và căn cứ vào những đặc điểm thể loại.
 b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu kịch bản văn học, nghị luận.
 c. Về thái độ
Có ý thức học tập và nắm được các đặc điểm của kịch, văn nghị luận từ đó biết cảm nhận trong các tác phẩm đã học.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Không
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Kịch và văn nghị luận là những thể loại rất quen thuộc trong chương trình học ngữ văn ở trường phổ thông. Vậy đặc điểm của thể loại văn học: kịch và nghị luận là gì bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
Thế nào là kịch?
Kịch có các đặc trưng cơ bản nào?
20
I. GIỚI THIỆU CHUNG
 A. Kịch
 1. Khái lược về kịch
- Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có sự tham gia của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau.
 - Các đặc trưng cơ bản:
+ Kịch tập trung miêu tả xung đột trong đời sống.
+ Hành động kịch được tổ chức qua cốt truyện, qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại được thực hiện bởi các nhân vật
+ Ngôn ngữ kịch mang đặc điểm khắc họa tính cách nhân vật, có tính hành động và tính khẩu ngữ cao.uag của dòng sông và những chiến công hiển hách ở đâýcng oanh liệt nhất trong lịch sử d
Xét theo nội dung, ý nghĩa xung đột, kịch được chia thành mấy loại?
- Kịch được chia thành các kiểu loại:
+ Bi kịch
+ Hài kịch
+ Chính kịch
Thế nào là bi kịch?
- Bi kịch:
+ Phản ánh những xung đột giữa những nhân vật cao thượng tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác.
+ Các nhân vật cao thượng thường có kết cục thảm hại, gợi nên nỗi xót xa, thương cảm.
-> Cái chết của Rô-mê-ô và Giu-li-ét
Thế nào là hài kịch? Nêu ví dụ?
- Hài kịch: Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa cái vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa nhằm làm bật lên tiếng cười khôi hài, chế giễu, mỉa mai
-> Ví dụ: Lão hà tiện
Thế nào là chính kịch?
- Chính kịch: Phản ánh những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hàng ngày với những buồn vui lẫn lộn, bi hài.
Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn, có thể chia kịch thành những kiểu loại nào?
- Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn:
+ Kịch thơ
+ Kịch nói
+ Ca kịch
15
2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học.
Khi đọc kịch phải tuân theo những yêu cầu nào?
- Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, thời đại mà vở kịch ra đời, vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.
- Tập trung chú ý vào lời thoại của các nhân vật
- Phân tích được hành động kịch
- Cần nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
c. Củng cố, luyện tập (8')
- Đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
- Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích: Tình yêu và thù hận:
+ Trong đoạn trích, Rô-mê-ô yêu Giu-li-ét không chút đắn đo, trong tầm hồn chàng không có sự giằng co, vì tình yêu, chàng sẵn sang từ bỏ tên họ của mình. Còn Giu-li-ét chỉ băn khoăn không biết Rô-mê-ô có vượt qua được thù hận gia đình không? Trong tâm hồn nàng tràn ngập tình yêu với Rô-mê-ô.
+ Tóm lại, ở đây không có xung đột giữa tình yêu và thù hận, chỉ có tình yêu trong sang, dũng cảm bất chấp thù hận, vượt lên trên thù hận.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Nắm chắc nội dung bài học, phân tích xung đột kịch trong vở kịch Vũ Như Tô
 + Bài mới: Chuẩn bị phần còn lại về văn nghị luận theo sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • doc109.doc