Tiết 103
BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC
Ăng-ghen
1. Mục tiêu
Giúp học sinh:
a. Về kiến thức
- Nhận thức được những đóng góp quan trọng của Mác đối với lịch sử nhân loại.
- Hiểu được đặc điểm văn chính luận của Ăng-ghen
b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
c. Về thái độ
Nhận ra tình cảm cao đẹp của Ăng-ghen đối với Mác.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
SGK, SGV, GA, TLTK.
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 103 BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC Ăng-ghen 1. Mục tiêu Giúp học sinh: a. Về kiến thức - Nhận thức được những đóng góp quan trọng của Mác đối với lịch sử nhân loại. - Hiểu được đặc điểm văn chính luận của Ăng-ghen b. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. c. Về thái độ Nhận ra tình cảm cao đẹp của Ăng-ghen đối với Mác. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên SGK, SGV, GA, TLTK. b. Chuẩn bị của học sinh SGK, bài soạn, tài liệu liên quan 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Không * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Các Mác là nhà triết học và nhà chính trị vĩ đại ngửời Đức, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Ăng-ghen(1820-1895) Là nhà triết học, nhà lí luận và hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa. 19 I. Tìm hiểu chung 1. Ăng-ghen và Mác Trình bày những hiểu biết của em về Ăng-ghen, Mác? - Phri-đrích Ăng-ghen (1820 - 1895) là nhà triết học lớn người Đức, người bạn thân thiết của Các Mác. - Ông là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế cộng sản. GV nói thêm: Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn nhận mình là người học trò của Các Mác, Lê-nin - Các Mác (1818 - 1883) là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại người Đức. - Là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, người thầy của giai cấp vô sản thế giới. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: Văn bản là điếu văn do Ăng-ghen đọc trước mộ Mác tại nghĩa trang Hai-ghết (thủ đô Luân Đôn - Anh) năm 1883 GV yêu cầu HS đọc diễm cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, dứt khoát, mạnh mẽ, mang tính chất hùng biện. HS đọc Bài viết có thể phân chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần? - Bố cục: + Phần mở đầu gồm đoạn 1 và 2 nói về sự ra đi của Mác. + Phần 2: đoạn 3, 4, 5, 6 đề cập đến những cống hiến to lớn của Mác. + Phần 3: đoạn 7 và câu cuối đánh giá tổng quát giá trị của Mác đối với nhân loại. II. Đọc - hiểu văn bản GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản. 15 1. Sự ra đi của Mác Ở phần đầu tiên, Ăng-ghen đã thông báo cho chúng ta một sự kiện đó là gì? - Thời gian: chiều 14 tháng 3, vào lúc ba giờ kém 15 phút - Không gian: trên chiếc ghế bành trong phòng - Sự kiện: Mác đã ra đi rất thanh thản. Vậy trước sự ra đi của vĩ nhân đó, của nhà tư tưởng vĩ đại đó, em nhận thấy Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để nói về sự kiện đó? - Nghệ thuật: + Giọng văn: trầm lắng, nhẹ nhàng như kể chuyện, vừa giãi bày, tâm sự: -> Vừa bộc lộ nỗi xót thương chân thành, vừa thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ của bạn bè, gia đình dành cho Mác. + So sánh, nói giảm nói tránh: nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số các nhà tư tưởng hiện đại đã "ngừng suy nghĩ", "ngủ thiếp đi thanh thản" - một "giấc ngủ nghìn thu". -> Vừa xoa dịu sự đau thương vừa không làm phai nhạt vị trí và tầm vóc của Mác vừa khẳng định Mác sẽ bất tử trước thời gian. Sự ra đi của Mác có ảnh hưởng không chỉ với gia đình, bạn bè thân thiết mà còn có ảnh hưởng như thế nào nữa? Con người đó ra đi là một tổn thất không sao lường hết được đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh ở châu Âu, châu Mĩ, đối với khoa học lịch sử. Rồi đây, người ta sẽ cảm thấy nỗi trống vắng do sự qua đời của bậc vĩ nhân ấy gây ra. + Đoạn 2: -> Con người đó mất đi là một tổn thất không sao lường hết được -> đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh ở châu Âu, châu Mĩ -> đối với khoa học lịch sử -> một nỗi trống vắng không thể bù đắp Như vậy, nghệ thuật nào đã được sử dụng ở đây? Ý nghĩa của nghệ thuật này là gì? => Sử dụng kết cấu trùng điệp: sự kính trọng và thương tiếc được nhân lên nhiều lần. Sự ra đi của Mác trở thành sự mất mát lớn của nhân loại. => Ăng-ghen trân trọng và đánh giá rất cao vai trò và cống hiến vĩ đại của Mác 6 2. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Nêu những đóng góp to lớn của Mác khiến ông trở thành "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại"? Nhận xét của em về các cống hiến đó? - Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người. - Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và của xã hội tư sản do phương thức đó sinh ra. - Chỉ ra sự cần thiết phải tham gia vào cuộc đấu tranh lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên. => Có vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử loài người. c. Củng cố, luyện tập (3') Theo các em, đây là những cống hiến có vai trò như thế nào trong lịch sử loài người? - Có ý nghĩa to lớn: + Cống hiến 1: Loài người thoát khỏi sự u mê, tăm tối về tinh thần. + Cống hiến 2: Giúp nhân loại nhận ra bản chất thực sự của chủ nghĩa tư bản. + Cống hiến 3: Giúp con người vận dụng lí luận vào thực tiễn cách mạng một cách có hiệu quả, nhanh chóng tác động đến công nghiệp, đến sự phát triển của lịch sử nói chung. Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong phần một của tác phẩm Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác? a. Giọng điệu trầm lắng, xót thương. b. So sánh. c. Kết cấu tầng bậc. d. Nói giảm, nói tránh. Tình cảm, thái độ của Ăng-ghen đối với Mác trong phần một là gì? a. Đề cao nhân cách và bản lĩnh của Mác. b. Xót thương chân thành. c. Trân trọng, đánh giá cao vai trò và cống hiến của Mác d. Vừa xót thương chân thành, vừa trân trọng, đánh giá cao vai trò, cống hiến của Mác. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') + Bài cũ: Nắm vững nội dung của bài học, khái quát những nội dung cơ bản. + Bài mới: Soạn phần còn lại theo hướng dẫn sách giáo khoa.
Tài liệu đính kèm: