Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 102: Về luân lí xã hội ở nước ta Phan Châu Trinh. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ: nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Nguyễn An Ninh

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 102: Về luân lí xã hội ở nước ta Phan Châu Trinh. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ: nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Nguyễn An Ninh

Tiết 102

VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

Phan Châu Trinh

Đọc thêm:

TIẾNG MẸ ĐẺ: NGUỒN GIẢI PHÓNG

CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC

 Nguyễn An Ninh

1. Mục tiêu

Giúp học sinh:

a. Về kiến thức

 - Cảm nhận được tinh thần yêu nước tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh.

- Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết.

Đọc thêm:

TIẾNG MẸ ĐẺ: NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC:

- Hiểu được vai trò tiếng mẹ đẻ là nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

- Hiểu nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ, cách lập luận và lập trường của tác giả.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1974Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 102: Về luân lí xã hội ở nước ta Phan Châu Trinh. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ: nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Nguyễn An Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 102
VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
Phan Châu Trinh
Đọc thêm:
TIẾNG MẸ ĐẺ: NGUỒN GIẢI PHÓNG
CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC
 Nguyễn An Ninh
1. Mục tiêu
Giúp học sinh:
a. Về kiến thức
Cảm nhận được tinh thần yêu nước tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh.
Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết.
Đọc thêm: 
TIẾNG MẸ ĐẺ: NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC:
Hiểu được vai trò tiếng mẹ đẻ là nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Hiểu nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ, cách lập luận và lập trường của tác giả.
b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản chính luận.
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận.
c. Về thái độ
Yêu chuộng hoà bình, lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước.
Yêu và trân trọng, có ý thức giữ gìn, phát triển tiếng mẹ đẻ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Không
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta lâm vào tình trạng trì trệ và yếu kém về mọi mặt, do chính sách “ngu dân” mà thực dân Pháp đề ra. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người con ưu tú của dân tộc có tư tưởng tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Một trong số đó là nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Tinh thần yêu nước nồng nàn của ông đã được thể hiện trong bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” và tiêu biểu là đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta” mà chúng ta được tìm hiểu trong tiết học này.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đoạn 1. Nêu hiện trạng của nước ta
15
2. Đoạn 2: Những biểu hiện cụ thể
Nguyên nhân của tình trạng đó là gì?
- Nguyên nhân : 
+ Ở ta Chưa có đoàn thể, ý thức dân chủ kém
+ Ở Châu Âu: Có đoàn thể, có ý thức sẵn sàng làm viẹc chung (công đức), có ăn học (văn hoá) có tinh thần dân chủ, biết nhìn xa trông rộng.
Thái độ của tác giả ở đoạn văn này như thế nào?
- Thái độ của tác giả.
+ Đối với bọn lại, tri thức Tây học : căm ghét cao độ, đả kích mạnh mẽ
+ Đối với nhân dân: Vừa đau xót, vừa mỉa mai, vừa cảm thông.
à Tác giả kết luận bằng hai câu cảm thán cho thấy tinh thần phản phong của tác giả hết sức mạnh mẽ, triệt để.
Nghệ thuật gì đã được sử dụng trong đoạn văn?
=> Nghệ thuật so sánh, câu cảm thán, dẫn chứng đặc sắc, tiêu biểu... khẳng định tuyệt nhiên nước ta không có luân lí xã hội.
3. Đoạn 3: giải pháp.
Mục đích của Phan Châu Trinh là gì?
Giải pháp ông đưa ra là gì?
- Mục đích: Nước Việt Nam tự do độc lập
- Giải pháp trước mắt và lâu dài: Nhân dân phải xây dựng đoàn thể, đẩy mạnh truyền bá tư tưởng xã hội trong nhân dân.
6
III. Tổng kết
Hướng dẫn HS rút ra tổng kết nội dung, nghệ thuật của bài.
Nêu đặc sắc về nghệ thuật của bài diễn thuyết?
- Sử dụng câu cảm: Thương hại thay! Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi!
- Câu mở rộng thành phần để nhấn mạnh ý “luân lí... thế đấy” (SGKtr87)
- Những cụm từ ẩn chứa tình cảm đồng bào, dân tộc sâu đậm “người nước ta, người trong nước...”
=> Những yếu tố biểu cảm ấy đã làm cho ý nghĩa của bài diễn thuyết tăng thêm sức thuyết phục, lay chuyển mạnh mẽ nhận thức và tình cảm ở người nghe.
1. Nghệ thuật
- Kết hợp chặt chẽ yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận.
+ Yếu tố nghị luận: Lập luận chặt chẽ lôgíc, biểu hiện tư duy sắc sảo, giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn.
+ Yếu tố biểu cảm: Dùng nhiều câu cảm thán, lời văn nhẹ nhàng từ tốn. Phát biểu chính kiến không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả trái tim thấm thía nỗi đau về tình trạng tăm tối của xã hội Việt Nam đương thời.
2. Nội dung
Chủ đề của tác phẩm là gì?
Bài diễn thuyết thể hiện tâm huyết của Phan Châu Trinh đối với đất nước. Với chủ trương xây dựng đoàn thể, truyền bá xã hội chủ nghĩa để giành độc lập tự do, Phan Châu Trinh đã chứng tỏ ông là một nhà yêu nước lớn. 
15
Đọc thêm: 
TIẾNG MẸ ĐẺ: NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC
5
I. Tìm hiểu chung
- HS đọc tiểu dãn SGk và tóm tắt nội dung chính.
- Hs: Trình bày vai trò của tiếng mẹ đẻ?
- Gv: Chuẩn bị ở bảng phụ để hs đối chiếu.
- Hs: Hãy có cái nhìn khách quan về ngôn ngữ của nước ta hiện nay?
8
2
1. Về tác giả:
- Nguyễn An Ninh là một nhà yêu nước tiến bộ.
- Là tri thức có học vấn cao rộng. 
- Sự nghiệp của ông gắn liền với những bài báo nổi tiếng.
- Ông mạnh mẽ phê phán đạo Khổng và đế cao tinh thần học hỏi văn hoá châu Âu để xây dựng một nền văn hoá đặc sắc riêng của nước nhà.
- Văn phong trong sáng, có độ sâu, có nhiệt huyết tràn đầy.
2. Tác phẩm:
- “Tiếng mẹ đẻ” là tác phẩm chính luận xuất sắc .
- Đăng trên báo Tiếng chuông rè năm 1925.
II. Đọc hiểu:
Nội dung cần nắm:
1. Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với các quốc gia bị áp bức:
- Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc.
- Là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.
- Chối từ tiếng mẹ đẻ chính là từ chối sự tự do.
2. Sự khẳng định ngôn ngữ của nước ta:
- Còn có thói học đòi “Tây hoá”.
- Tiếng “nước mình ko nghèo nàn”.
- Ngôn ngữ VN có ảnh hưởng và quan hệ với ngôn ngữ nước ngoài.
+ Nhưng ko cần thiết là học các thứ tiếng khác lại từ bỏ ngôn ngữ của nước mình.
+ Học tiếng nước ngoài là để làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.
3. Tính thời sự của bài viết :
+Thời kì bài viết ra đời: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng khuyến khích tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Tây (học tiếng Pháp)
+Thời đại chúng ta: yêu cầu học ngoại ngữ...
Bài sau: Ba cống hiến....
III. Tổng kết:
+Nội dung đề cập một vấn đề về đời sống chính trị xã hội
+Sử dụng ngôn ngữ chính luận
+ Hệ thống luận điểm. luận cứ rõ ràng
+ Có đánh giá, bàn bạc, phê phán
+Thể hiện rõ thái độ lập trường của người viết.
c. Củng cố, luyện tập (4')
1. Đối tượng của bài diễn thuyết là ai? 
 a) Thanh niên	c) Nhân dân
 b) Học sinh 	d) Trí thức.
2. Mục đích của tác giả trong bài diễn thuyết ?
 a) Vạch trần bản chất của bọn quan lại	
 b) Cảm thông với trình độ dân trí thấp
 c) Kêu gọi xây dựng đoàn thể, xã hội 
 d) Lật đổ chế dộ vua quan thối nát.
3. Văn diễn thuyết của tác giả có đặc điểm gì ? 
 a) Hùng hồn, mạnh mẽ, giàu biểu cảm
 b) Khúc chiết, trong sáng, giàu biểu cảm
 c) Trữ tình, đằm thắm, giàu cảm xúc
 d) Dứt khoát, mạnh mẽ, giàu cảm xúc.
Suy nghĩ của em về ngôn ngữ của nước ta hiện nay?( thời đại hoà nhập).
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Nắm vững nội dung bài.
 + Bài mới: Soạn bài tiếp theo theo hướng dẫn Sách giáo khoa

Tài liệu đính kèm:

  • doc102. ve luan li xa hoi.doc