Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiếng nói đấu tranh, phản kháng trong ca dao

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiếng nói đấu tranh, phản kháng trong ca dao

 Ca dao có những cách rất riêng để chuyển tải những cung bậc tình cảm tinh tế, những tư tưởng đạo lí sâu sắc, thấm thía của người bình dân xưa đến với bạn đọc muôn đời. Ngôn ngữ, hình tượng ca dao có đủ sức gợi mở hay khám phá được những ngóc ngách xúc cảm chân thật, tinh tế nhất trong tâm hồn người bình dân. Nhờ đó ca dao Việt Nam gắn bó sâu sắc với đời sống tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam. Trong xã hội phong kiến đương thời, đã có không ít lần người bình dân cất lên những tiếng nói đấu tranh, phản kháng trước những thế lực xấu xa uy hiếp đến cuộc sống của họ. Tinh thần phản kháng, đấu tranh đó của người bình dân được thể hiện khá rõ nét, đặc sắc qua kho tàng ca dao và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc muôn đời .

Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã từng nhận định rằng :"Ca dao Việt Nam đã chứng tỏ rằng trong quần chúng nhân dân , tư tưởng chống đối giai cấp phong kiến là tư tưởng chủ đạo " Điều này cho thấy rằng tiếng nói đấu tranh, phản kháng là một trong những chủ đề lớn của kho tàng ca dao dân tộc, nó phản ánh được quy luật tự nhiên của tiến trình phát triển rằng ở đâu có áp bức, bóc lột thì ở đó có phản kháng ,đấu tranh.

 Trong chùm ca dao phản kháng ,đấu tranh ; đối tượng được đề cập đến nhiều nhất chính là xã hội phong kiến đương thời -xã hội tồn tại bộ máy chính quyền lạc hậu . Đại diện tiêu biểu cho xã hội phong kiến xưa chính là hệ thống quan lại thối nát. Quan lại là hình bóng của chế độ thống trị, là tiêu biểu cho những lớp người quý tộc, phong lưu và là nguồn gốc của những áp bức bất công, những tệ đoan trong xã hội. Bọn quan lại đã lợi dụng chức vị của mình để nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng, gây biết bao khó nhọc cho con dân; cho nên giai cấp này luôn là cây đinh trong mắt người bình dân xưa.

 Ca dao dân tộc có nhiều hình thức chống lại chế độ phong kiến, chống lại bộ máy quan lại thối nát chỉ biết bóc lột, hạch sách dân chúng. Ca dao tập trung vạch trần bộ mặt xấu xa cùng những tội ác của bọn quan lại phong kiến. Là giai cấp trực tiếp đứng ra lo cho cuộc sống của nhân dân nhưng những tên quan lại thời ấy lại ra sức bóc lột sức lao động, tước đoạt của cải, ruộng đất của người dân và đẩy họ vào bế tắc của sự cùng khổ. Ngay trong câu ca dao quen thuộc :

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiếng nói đấu tranh, phản kháng trong ca dao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đặng Thị My Phượng – 10C1
 Ca dao có những cách rất riêng để chuyển tải những cung bậc tình cảm tinh tế, những tư tưởng đạo lí sâu sắc, thấm thía của người bình dân xưa đến với bạn đọc muôn đời. Ngôn ngữ, hình tượng ca dao có đủ sức gợi mở hay khám phá được những ngóc ngách xúc cảm chân thật, tinh tế nhất trong tâm hồn người bình dân. Nhờ đó ca dao Việt Nam gắn bó sâu sắc với đời sống tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam. Trong xã hội phong kiến đương thời, đã có không ít lần người bình dân cất lên những tiếng nói đấu tranh, phản kháng trước những thế lực xấu xa uy hiếp đến cuộc sống của họ. Tinh thần phản kháng, đấu tranh đó của người bình dân được thể hiện khá rõ nét, đặc sắc qua kho tàng ca dao và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc muôn đời .
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã từng nhận định rằng :"Ca dao Việt Nam đã chứng tỏ rằng trong quần chúng nhân dân , tư tưởng chống đối giai cấp phong kiến là tư tưởng chủ đạo " Điều này cho thấy rằng tiếng nói đấu tranh, phản kháng là một trong những chủ đề lớn của kho tàng ca dao dân tộc, nó phản ánh được quy luật tự nhiên của tiến trình phát triển rằng ở đâu có áp bức, bóc lột thì ở đó có phản kháng ,đấu tranh. 
 Trong chùm ca dao phản kháng ,đấu tranh ; đối tượng được đề cập đến nhiều nhất chính là xã hội phong kiến đương thời -xã hội tồn tại bộ máy chính quyền lạc hậu . Đại diện tiêu biểu cho xã hội phong kiến xưa chính là hệ thống quan lại thối nát. Quan lại là hình bóng của chế độ thống trị, là tiêu biểu cho những lớp người quý tộc, phong lưu và là nguồn gốc của những áp bức bất công, những tệ đoan trong xã hội. Bọn quan lại đã lợi dụng chức vị của mình để nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng, gây biết bao khó nhọc cho con dân; cho nên giai cấp này luôn là cây đinh trong mắt người bình dân xưa. 
 Ca dao dân tộc có nhiều hình thức chống lại chế độ phong kiến, chống lại bộ máy quan lại thối nát chỉ biết bóc lột, hạch sách dân chúng. Ca dao tập trung vạch trần bộ mặt xấu xa cùng những tội ác của bọn quan lại phong kiến. Là giai cấp trực tiếp đứng ra lo cho cuộc sống của nhân dân nhưng những tên quan lại thời ấy lại ra sức bóc lột sức lao động, tước đoạt của cải, ruộng đất của người dân và đẩy họ vào bế tắc của sự cùng khổ. Ngay trong câu ca dao quen thuộc :
 Con ơi nhớ lấy câu này 
 Cướp đêm là giặc,cướp ngày là quan.
cũng đã vạch trần, tố cáo một cách mạnh mẽ sự xấu xa, hèn hạ của bọn quan lại ngày xưa. Chúng ngang nhiên chiếm đoạt của cải, ruộng đất; bóc lột công sức lao động của người dân giữa ban ngày ban mặt mà không một chút do dự. Ngay trong câu hát ru ấy đã tiềm tàng một tinh thần đấu tranh, phản kháng mà người mẹ muốn răng dạy con thơ. Phải chăng người bình dân ý thức được rằng muốn được sống, được tồn tại trên mảnh đất quê hương thì họ không còn một cách nào khác là phải đứng lên đấu tranh chống lại bộ máy phong kiến mà đại diện là bọn quan lại bất lương? Dưới cái nhìn của người bình dân, quan lại chỉ là những kẻ xấu xa, tham lam, bỉ ổi và vô nhân tính. Hình ảnh những quan lại ngày xưa còn khắc hoạ rõ nét qua câu ca dao như:
 Ban ngày quan lớn như thần
 Ban đêm quan lớn tần ngần như ma.
 Bản chất xấu xa của bọn quan lại còn được thể hiện rõ qua những hành động hạch sách dân chúng, ép uổng, hà hiếp những thân phận phụ nữ yếu đuối trong xã hội. Ngoài áo mão, cân đai, võng lọng, thực chất quan lại dưới mắt người bình dân chỉ là những kẻ khát tình, những kẻ tầm thường trong dục vọng thấp hèn, được thể hiện đặc sắc qua những câu ca dao:
 Em là con gái đồng trinh,
 Em đi bán rượu qua dinh ông Nghè.
 Quan Nghè cho lính ra ve,
 Trăm lạy quan Nghè tôi đã có con,
 Có con thì mặc có con,
 Thắt lưng cho giòn mà lấy chồng quan.
 hay như bài ca dao:
 Em là con gái cửa dinh,
 Qua đình cụ lớn, cụ rình cụ nom
 Của em chẳng để ai dòm
 Cáo già ngó hết, mèo con cũng chừa .
 Những thân phận phụ nữ, yếu đuối bị bọn quan lại hà hiếp cũng lên tiếng phản kháng một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Họ đã vạch trần một cách không khoan nhượng trước những điều xấu xa, bẩn thỉu mà bọn quan lại đã làm. Chính những áp bức đó đã thổi bùng lên trong những người phụ nữ xưa nói riêng và toàn thể người bình dân nói chung một ngọn lửa đấu tranh hừng hực cháy và luôn tồn tại kiên trì, bền bỉ theo thời gian. 
 Không chỉ dừng lại ở việc vạch trần bộ mặt và tội ác xấu xa của bọn quan lại phong kiến, người bình dân còn thể hiện tinh thần phản kháng, đấu tranh của mình qua thái độ hạ nhục, khinh thường, chế giễu bọn chúng .Thái độ ấy thể hiện rõ nét qua những câu ca dao châm biếm, hài hước có khả năng đả kích mạnh mẽ như :
 Đồn rằng quan tướng có danh,
 Cỡi ngựa một mình chẳng giám vịn ai.
 Ban khen rằng: ấy mới tài !
 Ban cho cái áo với hai đồng tiền
 Đánh giặc thì chạy trước tiên
 Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra
 Giặc sợ giặc chạy về nhà
 Trở ra gọi mẹ mổ gà khao quân.
 Bức chân dung một ông quan hư danh, hèn mọn, vô dụng đã hiện lên đầy sống động qua nghệ thuật trào lộng trong bài ca dao. Chính những lời châm biếm, đả kích đó đã hạ thấp uy quyền, danh dự của bọn quan lại và khắc hoạ đậm nét sự nhút nhát, vô dụng đến mức đáng bị chê cười của chúng. Nếu giai cấp quan lại là những kẻ liêm chính, không mua quan bán tước, không lợi dụng chức vị để bóc lột, tham nhũng thì người dân đâu dám giễu cợt, châm biếm như vậy.
 Đứng trước những áp bức, bóc lột nặng nề của vua quan, người dân không còn con đường nào khác để lựa chọn ngoài việc phải chống đối, đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa để có thể bảo vệ những quyền lợi, tài sản của cá nhân. Người dân đã hoàn toàn mất niềm tin vào giai cấp thống trị và họ buộc phải đoàn kết bên nhau để lật đổ bọn quan lại, cường hào ác bá :
 Người trên ở chẳng chính ngôi 
 Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào 
 	 Người trên ở chẳng được cao
 Khiến cho kẻ dưới lộn nhào lên trên	 
 Nên ra trên kính dưới nhường
 Chẳng nên đạp hắt bên đường mà đi . 
 Mọi quyền lợi trong xã hội đều nhường trước tiên cho giai cấp quan lại và bọn địa chủ,quý tộc. Khi những giai cấp quyền uy được phép tước đoạt mọi thứ như vậy thì làm sao còn bảo vệ được công lí, làm đẹp được lòng dân. Bởi vậy người bình dân luôn tỏ thái độ bất mãn, chống đối :
 Quan có cần, nhưng dân chưa vội
 Quan có vội, quan lội quan sang
 Sang chơi thì cứ mà sang,
 Đừng bắt dọn đàng mà nhọc lòng dân .
 Chính những áp bức, bóc lột hà khắc của giai cấp thống trị mà đại diện là bọn quan lại đã đẩy cuộc sống của những người dân xưa rơi vào khốn khổ, đồng nghĩa với việc tinh thần đấu tranh của họ ngày càng dâng cao mạnh mẽ. Cuộc sống càng khó khăn, vất vả bao nhiêu; họ càng đấu tranh mạnh mẽ, kiên quyết bấy nhiêu . 
 Dưới chế độ phong kiến đương thời, không chỉ bộ máy quan lại mới là đối tượng đấu tranh chính của người dân mà họ còn lên tiếng đấu tranh trước những lễ giáo hà khắc, những phong tục lạc hậu đã bóp nghẹt quyền sống, quyền tự do của con người mà đại diện là người phụ nữ. Xã hội phong kiến Việt Nam luôn tồn tại những lễ giáo hà khắc, những hủ tục khiến người phụ nữ không làm chủ được số phận của mình. Họ không được quyền tự do trong tình yêu đôi lứa và hôn nhân bị sắp đặt theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy ”.Chính những quan niệm này đã đẩy người phụ nữ đến bi kịch lỡ duyên và những bi kịch trong đời sống hôn nhân .Trong ca dao cũng có không ít những câu thể hiện được tinh thần đấu tranh của người phụ nữ trước sư ràng buộc của lễ giáo phong kiến, song đa phần đều được thể hiện khá yếu đuối, mờ nhạt dưới những câu hát than thân như:
 Tiếc thay nước đục mà đựng chậu thau
 Cái mâm chữ triện đựng rau thài lài
 Tiếc người da trắng tóc dài,
 Đương xuân cha mẹ ép nài lấy lão sáu mươi.
hay như lời hát hài hước nhưng đầy xót xa về thân phận những người cô gái trẻ phải chịu cảnh tảo hôn:
 Chồng lên tám, vợ mười ba,
 Ngồi rồi nu nống nu na đỡ buồn
 Mười tám vợ đã lớn khôn 
 Nu na nu nống chồng còn mười ba.
 Mẹ ơi con phải gỡ ra 
 	 Chồng con nu nống nu na suốt ngày
 Đêm nằm khắc khoải canh chày!... 
 Những bài ca dao trên với ngôn từ hài hước là thế nhưng lại mang một âm hưởng đượm buồn sâu lắng. Đó là nỗi buồn chung cho thân phận của những cô gái trẻ ngày xưa. Họ gởi gắm những tâm tư, nỗi niềm riêng của mình trong những bài ca dao đồng thời qua đó muốn thể hiện được ý chí đấu tranh, phản kháng đối với những thế lực phong kiến vô hình đã đẩy họ vào đau khổ. Chính những cùm gông phong kiến đã khoá chặt tuổi xuân của người con gái, đẩy họ xuống vực sâu cuả đau khổ, tuyệt vọng . Nhưng những người phụ nữ xưa không chỉ biết đau khổ, buồn tủi mà họ còn biết đấu tranh, biết ước mơ, biết hy vọng về một tương lai hạnh phúc hơn .
 Cũng chính bởi những lề thói, lễ giáo hà khắc của xã hội phong kiến đã khiến những đôi lứa yêu nhau không thể đến được với nhau. Họ phải rời xa nhau khi mối tình nồng vừa chớm nở, để lại trong lòng đôi trai gái bao xót xa đau đớn khôn nguôi. Trong ca dao, hình ảnh cha mẹ chính là đại diện tiêu biểu cho những lề thói xã hội đã ăn sâu vào trong tư tưởng của người xưa và là cản trở lớn nhất mà hầu hết những tình yêu thời ấy không thể vượt qua được. Đau đớn, bức xúc trước những lễ giáo xã hội, những đôi trai gái lên tiếng đấu tranh, phản kháng để khát khao tìm thấy hạnh phúc:
 Đũa vàng động xuống mâm son 
 Đôi ta đứt ruột vì cơn hội này 
 Đôi ta chẳng đặng sum vầy
 Cho nên nhúm bịnh mình này ốm nhom .
hay: 
 Trách cha, trách mẹ nhà chàng
 Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau
 Thực vàng chẳng phải thau đâu
 Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng.
Và dù nếu những đôi trai gái có đến được với nhau thì xã hội phong kiến cũng đưa đẩy họ đến những đau khổ, trắc trở trong cuộc sống gia đình. Đó là những cuộc chia li bởi những người đàn ông, người chồng, người cha trong gia đình bị bắt ép phải đi lính chỉ để phục vụ cho những mưu đồ bất chính của nhà nước phong kiến. Họ uất ức, căm phẫn và cũng lên tiếng đấu tranh mạnh mẽ, đặc biệt là những người vợ trong gia đình:
 Chém cha cái giặc, chết hoang
 Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng
 Gánh từ xứ Bắc xứ Đông
 Đã gánh theo chồng lại gánh theo con .
hay: 
 Giá vua bắt lính đàn bà 
 Để em đi đỡ cho anh vài bốn năm
 Bởi vua bắt lính đàn ông
 Tiền lưng gạo bị sắm trong nhà này.
Ngoài chế độ phong kiến; tinh thần phản kháng, đấu tranh của người bình dân còn được thể hiện qua thái độ châm biếm, đả kích các tệ nạn và các thói hư tật xấu tồn tại trong xã hội đương thời như bói toán, bài bạc, rượu chè,...Trong khi các quan lại lao vào các hoạt động ăn chơi xa xỉ thì trong xã hội lại hình thành một bộ phận người dân sa vào các tệ nạn, các thói hư tật xấu. Chính điều này đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức người bình dân và dấy lên trong lòng họ ý chí đấu tranh để loại bỏ, triệt tiêu những tệ nạn và thói hư tật xấu đó. Đây không phải là đấu tranh vì lợi ích của một cá nhân hay một tầng lớp, giai cấp nào mà là vì sự tồn tại của cả xã hội. Bởi con người là động lực phát triển xã hội và xã hội chỉ thực sự phát triển khi có những con người thực hoàn thiện về nhân cách. Người bình dân đã gởi gắm tinh thần đấu tranh của mình qua những câu ca dao như :
 Phù thuỷ, thầy bói, lái trâu
 Nghe ba thầy ấy đầu lâu không còn.
hay:
 Tiền buộc dải yếm bo bo,
 Trao cho thầy bói đâm lo vào mình
 Tử vi xem số cho người
 	 Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
 Ngoài tệ nạn xem bói, mê tín dị đoan; ca dao còn nêu lên tinh thần đấu tranh chống nạn cờ bạc, rượu chè đã đẩy cuộc sống của họ đến cảnh thiếu thốn như :
	 Chồng đánh bạc, vợ đánh bài
 Chồng hai ba vợ, vợ hai ba chồng !
 Cờ bạc là bác thằng bần
	 Cửa nhà bán hết tra thân vào cùm.
 hay: 
 Cờ bạc nó đã khinh anh
	 Áo quần bán hết một manh chẳng còn
 Gió đông nam chui vào đống rạ
 	 Hở mông ra cho quạ nó lôi
 Anh còn cờ bạc nữa thôi ?
 Trong xã hội còn tồn tại những thói hư tật xấu như thói lười biếng, tham lam, ích kỉ, khoe khoang hay thói trăng hoa... được người bình dân phản ánh một số qua ca dao. Họ đã lên án kiên quyết, gay gắt trước những thói hư tật xấu đó của người đời. Phải chăng người bình dân lên tiếng đấu tranh như vậy là để lưu giữ những nét đẹp truyền thống trong tâm hồn người Việt Nam ?...
 Bước sang thế kỉ XIX, thực dân Pháp đem quân sang xâm lược nước ta và thiết lập nên chế độ phong kiến nửa thực dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp; triều đình nhà Nguyễn yếu hèn, bạc nhược đã đầu hàng từng bước, đẩy đất nước rơi vào vòng nô lệ và cấu kết với bọn thực dân đàn áp, bóc lột nhân dân ta nặng nề. Cuộc sống người dân ngày một khốn khổ và lệ thuộc vào giai cấp thống trị . Và trong hoàn cảnh ấy, những câu ca dao nêu lên tinh thần đấu tranh chống phong kiến, thực dân của nhân dân ta ra đời mạnh mẽ. Nhân dân ta tỏ rõ sự căm phẫn, bất bình trước thái độ yếu hèn của nhà nước phong kiến đã để quê hương đất nước rơi vào tay thực dân, đẩy cuộc sống của họ vào chốn lầm than, nô lệ :
 Chém cha những đứa sang giàu
 Cậy thần cậy thế cúi đầu nịnh Tây.
hay:
 Từ ngày Bảo đại lên ngôi
 Cơm chẳng đầy nồi, cuộc sống co ro.
 Nhưng không chỉ dừng lại ở việc đấu tranh chống nhà nước phong kiến, nhân dân ta còn lên tiếng tố cáo, phản kháng mạnh mẽ đối với chính sách cai trị tàn bạo của bọn thực dân Pháp. Bọn chúng đã đề ra những chính sách thuế má nặng nề, tìm mọi cách để bóc lột, vơ vét của cải, ruộng đất của nhân dân. Không chịu đứng yên nhìn bọn thực dân tước đoạt của cải, cướp hết ruộng đất, nhân dân đã nổi dậy chống phá chính quyền :
 Thóc đâu mà nộp cho Tây
 Nó ăn cho béo nó đầy doạ ta
 	 Hỡi này các bạn nông gia!
 Bảo nhau đừng nộp thóc ta cho thù.
hay:
	 Ruộng ta ta cấy ta cầy
 Không nhường một bước cho bầy Nhật-Tây
 Chúng bay lảng vảng tới đây
 Rủ nhau gậy, cuốc đuổi ngay khỏi làng.
 Khi đặt chân lên đất nước ta, thực dân Pháp đã lập ra những đồn điền cao su và kêu gọi nhân dân ta đi lao động trong các khu đồn điền ấy. 
 Ông Tây lắm bạc nhiều tiền
 Bỏ ra sức giấy mộ liền cu li.
 Nhưng thực chất là chúng lại ra sức bóc lột nặng nề công sức lao động của nhân dân ta, đẩy họ vào sự kiệt quệ, chết dần chết mòn trên từng mảnh đất cao su. Người dân không được trả lương xứng đáng đối với những công sức mà họ bỏ ra để phục vụ cho bọn thực dân. Trước sự đối đãi bất công đó, những người dân đã đoàn kết lại để tiếp tục đấu tranh:
 Thẻ tôi lĩnh có hai đồng
 Ông cai lĩnh hộ, trừ năm công hào
hay:
 Ông cai ơi hỡi ông cai!
 Công tôi làm được đúng hai mươi ngày
 Làm sao mà đến kì này
	 Công hai mươi ngày hụt mất hào tư.
 Làm việc ở những đồn điền cao su khắc nghiệt, người dân phải lao động không ngừng nghỉ, vất vả, nặng nhọc đến mức kiệt quệ sức lực và đã có rất nhiều người bỏ mạng ở nơi đây. 
 Lỡ lầm vào đất cao su
 Chẳng tù thì cũng như tù chung thân
 Cao su đi dễ khó về,
 Khi đi trai tráng khi về bủng beo
 Cao su đi dễ khó về, 
 Khi đi mất vợ khi về mất con 
 Cao su xanh tốt lạ đời.
 Mỗi cây bón một xác người công nhân.
 Bọn thực dân xem cây cao su hơn cả tính mạng người dân, chúng xem rẻ những mồ hôi, nước mắt và cả xương máu mà nhân dân ta đã đổ xuống dưới từng gốc cao su .Chính điều đó đã thôi thúc họ cất lên tiếng nói đấu tranh :
 Cây cao su quý hơn người
 Mỗi khi cây bệnh cây thời nghỉ ngay 
 ... Còn ta đau ốm gầy còm
 Đau không được nghỉ, chết hòm cũng không.
 Xã hội thực dân nửa phong kiến đã để lại không biết bao nhiêu những nỗi thống khổ trong lòng người bình dân xưa. Chính những đau khổ trong cuộc sống ấy đã nhen nhóm trong lòng họ ý thức phản kháng, đấu tranh và đó là cơ sở ra đời của những bài ca dao trên.
 Tinh thần phản kháng, đấu tranh của người bình dân xưa được thể hiện khá rõ nét trong kho tàng ca dao dân tộc. Đó cũng là một trong số những mảng nội dung lớn của ca daoViệt Nam. Tuy mỗi bài ca dao có những cách riêng để thể hiện ý thức đấu tranh, với những mức độ khác nhau nhưng tất cả những tiếng nói đấu tranh đó đều cho thấy được những vẻ đẹp trong ý thức và tâm hồn của người bình dân xưa. Họ ý thức được giá trị của bản thân, những điều mà họ có quyền được hưởng; họ nhận thức được đâu là những điều xấu cần phải cần phải loại trừ trong xã hội để có thể xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi người dân ý thức được sức mạnh đấu tranh của họ thì không một thế lực nào có thể dập tắt nổi. Chúng ta không chỉ đọc được ở những bài ca dao ấy tinh thần phản kháng, đấu tranh mà tiềm tàng trong đó là cả những ước mơ, hi vọng của người bình dân về một cuộc sống ấm no, đủ đầy và không bị các thế lực thống trị bóc lột, chà đạp.
 Dù ở bất cứ thời đại nào hay xã hội nào thì cuộc sống của con người cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột giai cấp. Điều quan trọng là con người phải biết lên tiếng phản kháng,đấu tranh để bảo vệ cho những cái đúng, cái tốt và xây dựng một cuộc sống tươi đẹp hơn. Ca dao mãi là thế giới riêng để người bình dân có thể gởi gắm ý thức phản kháng, đấu tranh của mình và qua đó thể hiện những ước mơ, khát vọng được sống tự do, bình đẳng và hạnh phúc ... 

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng noi dau tranh phan khang trong ca dao.doc