Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

 I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:

 1. Củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

 2. Có kỹ năng phân tích và sử dụng hai phép tu từ nói trên.

 3. Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ qua bài thực hành.

 II/ Chuẩn bị:

 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án

 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.

 III/ Phương pháp: Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời,

 IV/ Tiến trình dạy học:

 1/ Ổ n định lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ: (4) Bài : HOÀNG HẠC HLÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN .

 3. Bài mới:

 3.1/ Vào bài: An và hoán dụ là hai biện pháp tu từ quen thuộc trong văn chương xưa nay, tạo nên những hiệu quả thẩm mĩ đặc sắc, ở THCS, các em đã được học về hai biện pháp tu từ trên. Hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức đã học và làm các bài tập củng cố.

 3.2/ Nội dung bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4362Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:	
 1. Củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
 2. Có kỹ năng phân tích và sử dụng hai phép tu từ nói trên.
 3. Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ qua bài thực hành.
 II/ Chuẩn bị: 
 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án 
 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.
 III/ Phương pháp: Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời,
 IV/ Tiến trình dạy học:
 1/ Ổ n định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: (4’) Bài : HOÀNG HẠC HLÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN .
 3. Bài mới:
 3.1/ Vào bài: Aån và hoán dụ là hai biện pháp tu từ quen thuộc trong văn chương xưa nay, tạo nên những hiệu quả thẩm mĩ đặc sắc, ở THCS, các em đã được học về hai biện pháp tu từ trên. Hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức đã học và làm các bài tập củng cố.
 3.2/ Nội dung bài mới:
TG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
19’
HĐ1: HD TÌM TIỂU ÔN TẬP KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ ẨN DỤ
HS thực hiện theo yêu cầu.
HS trả lời bài tập 1 theo hướng dẫn của GV.
 I. ẨN DỤ:
 1. Các khái niệm:
 a/ Aån dụ:
 b/ Aån dụ ngôn ngữ
Ẩn dụ là gì.
Ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuật có gì khác nhau.
Có mấy loại ẩn dụ thường gặp.
Hãy chỉ ra và phân tích phép ẩn dụ ở bài tập1 mục I, trang 135.
(CHO HS THẢO LUẬN NHÓM, 4 NHÓM)
 + Nhóm 1, bài tập 1
 + Nhóm 2, bài tập 2 : Câu 1,2
 + Nhóm 3, bài tập 2: Câu 3,4,5
 +Nhóm 4: Bài tập 4
Những từ thuyền, bến, cây đa, con đò không chỉ là thuyền bến mà còn mang nội dung ý nghĩa khác. Nội dung ý nghĩa ấy là gì.
Thuyền và bến câu (1) với cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có gì khác nhau.
ÿGV: chốt ý.
K/n: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác do có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Ẩn dụ ngôn ngữ: là hình thức chuyển đổi tên gọi (gọi tên lại, định danh lại) cho sự vật, hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm, trong đó các sự vật, hiện tượng có thể giống nhau về vị trí, hình thức, chức năng, cảm giác.
 VD: cổ chai, chân bàn,...; đinh ốc, lá phổi,tay quay,...; rượu nặng,...
Ẩn dụ nghệ thuật: Là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ (ko chỉ gọi tên lại mà quan trọng hơn là gợi ra những liên tưởng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của con người).
 VD: con cò- ẩn dụ chỉ người nông dân trong ca dao,...
Phân loại:
+ Ẩn dụ hình thức.
+ Ẩn dụ phẩm chất.
+ Ẩn dụ cách thức.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
HS ghi nhận.
 c/ Aån dụ nghệ thuật
 d/ Các loại ẩn dụ
 2. Bài tập 1 - 135
 a/ Câu (a):
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
- Thuyền : ẩn dụ chỉ người con trai trong xã hội phong kiến, thuyền đi đến bến này hết bến khác.
 - Bến : ẩn dụ chỉ tấm lòng thuỷ chung son sắt của người con gái, bến nước cố định. 
 b/ Câu (b):
 - Cây đa bến cũ : Chỉ mqh gắn bó mật thiết nhưng giờ phải xa nhau. 
- Thuyền và con đò : đều là dụng cụ để chuyên chở trên sông. 
- Bến và bến cũ : Địa điểm cố định 
 - So sánh sự khác nhau :
 + Thuyền và bến ở câu 1: chỉ 2 đối tượng là chàng trai và cô gái. 
 + Bến đò ở câu 2 : là con người gắn bó qhệ với nhau nhưng vì đk nào đó phải xa nhau.
Tìm và phân tích ẩn dụ ở câu (1), (2), (3), (4), (5) trong sgk Ngữ văn 10 tập I trang 135 -136.
ÿGV: chốt ý.
Câu (1): Lửa lựu: hoa lựu đỏ chói như lửa.
Câu (2): Làm thành người: con người mới sống trong độc lập tự do, biết làm chủ cuộc đời mình.
Câu (4):
- Thác: chỉ những gian khổ trong cuộc sống mà con người phải đối mặt.
- Thuyền: cuộc đời con người đang vượt qua gian khổ, khó khăn.
Câu (5):
- Phù du: chỉ kiếp sống trôi nổi, phù phiếm, sớm nở tối tàn.
- Phù sa: cuộc sống mới, cuộc sống màu mỡ đầy triển vọng tốt đẹp của con người.
Ghi nhận.
 3.Bài tập 2 – sgk: (trang 135 – 136) 
(1) Lửa lựu- ẩn dụ hình thức chỉ hoa lựu đỏ chói như lửa.
(2) Văn nghệ ngòn ngọt- ẩn dụ bổ sung chỉ văn chương lãng mạn, thoát li đời sống, ru ngủ con người.
- Sự phè phỡn thoả thuê- ẩn dụ hình thức chỉ sự hưởng lạc.
- Cay đắng chất độc của bệnh tật- ẩn dụ hình thức chỉ sự bi quan, yếm thế.
- Tình cảm gầy gò- ẩn dụ hình thức chỉ tình cảm cá nhân nhỏ bé, ích kỉ.
(3) Giọt - ẩn dụ bổ sung chỉ vẻ đẹp của tiếng chim, của mùa xuân,cuộc sống; chỉ thành quả của cách mạng, của công cuộc xây dựng đất nước.
(4) Thác- ẩn dụ hình thức chỉ những khó khăn, gian khổ của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thuyền- ẩn dụ hình thức chỉ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta.
(5) Phù du- ẩn dụ tượng trưng chỉ kiếp sống nhỏ bé, quẩn quanh, bèo bọt, vô nghĩa.
- Phù sa- ẩn dụ tượng trưng chỉ cuộc sống mới tươi đẹp.
 17’
Bài tập 3 – sgk - 136 
ÿGV: định hướng Hs tìm hiểu.
Hs trao đổi, suy nghĩ trả lời. Hs khác cho ý kiếnù.
Ghi nhận.
 3. Bài tập 3 –trang 136
 Yêu cầu:
- So sánh hai sự vật, tìm sự giống nhau.
- Dùng tên gọi của sự vật này gọi tên sự vật khác.
- Ví dụ: “cánh cửa”: chỉ sách báo
“Thư viện nhà trường có rất nhiều sách báo. Chúng em rất nâng niu và quý mến những cánh cửa nhỏ dẫn vào con đường đời như thế.”
HĐ2: HD HS ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC HOÁN DỤ VÀ LÀM BÀI TẬP
- Hoán dụ là gì?
- Phân biệt hoán dụ ngôn ngữ và hoán dụ nghệ thuật?
Cho HS thảo luận nhóm, 4 nhóm như trên. (2 bài tập – sgk)
Sử dụng cụm từ “đầu xanh, má hồng”, Nguyễn Du muốn ám chỉ ai.
Tác giả sử dụng từ “áo xanh, áo nâu” để chỉ ai.
 Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ đã thay đổi tên gọi.
Có mấy loại hoán dụ thường gặp.
ÿGV: chốt ý.
 K/n: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật.
Hoán dụ ngôn ngữ: Là phương thức chuyển đổi tên gọi trên cơ sở của các mối quan hệ đi đôi giữa bộ phận- toàn thể, vật chứa- vật bị chứa, dấu hiệu sự vật- sự vật, cái cụ thể- trừu tượng.
 Hoán dụ nghệ thuật:
+ Là phương thức chuyển đổi tên gọi trên cơ sở của các mối quan hệ đi đôi giữa bộ phận- toàn thể, vật chứa- vật bị chứa, dấu hiệu sự vật- sự vật, cái cụ thể- trừu tượng.
+ Xây dựng hình tượng thẩm mĩ về đối tượng đã nhận thức.
Phân loại:
+ Hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể.
+ Hoán dụ lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
+ Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
HS ghi nhận.
 II. HOÁN DỤ
 1. Các khái niệm:
 a/ Khái niệm hóan dụ
 b/ Hoán dụ ngôn ngữ
 c/ Hoán dụ nghệ thuật
 d/ Phân loại
 2. Bài tập 1 – sgk 136 - 137
- Đoạn trích 1: 
Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
 + Đầu xanh : lấy tên đối tượng này để gọi đối tượng kia dựa vào sự tiếp cận: chỉ tuổi trẻ 
 + má hồng: chỉ người con gái đẹp
à dùng để chỉ Thuý Kiều
- Đoạn trích 2:
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn liền với thị thành đứng lên
+ Áo nâu : Người nông dân 
+ áo xanh: Công nhân
- Để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ đã thay đổi tên gọi: 
 Phải xác định cho được mối quan hệ gần gũi, tiếp cận giữa các đối tượng
 VDï: Quan hệ bộ phận – toàn thể, trang phục – con người, nơi ở - người ở
 2’
Hoán dụ được thể hiện ở những từ ngữ nào trong đoạn thơ.
Ẩn dụ được thể hiện ở những từ ngữ nào trong đoạn thơ? Nó dùng để chỉ điều gì.
Điểm tương đồng của hai sự vật này là gì?
So sánh câu thơ: “Thôn Đoài  thôn Đông” với câu thơ: “Thuyền ơi chăng”.
Qua các bài tập trên, em hãy nêu các bước tìm và phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
ÿGV: chốt ý.
HS trả lời.
- Hoán dụ: Thôn Đoài thôn Đông: chỉ hai người ở hai thôn.
à lấy nơi ở để chỉ con người.
- Ẩn dụ: 
“cau thôn Đoài, giầu không thôn nào”: những người đang yêu nhau.
Hs ghi nhận.
Bài tập 2:
 a/ Câu a:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhở trầu không thôn nào
- Hoán dụ: Thôn Đoài thôn Đông: chỉ hai người ở hai thôn.
à lấy nơi ở để chỉ con người.
- Ẩn dụ: “cau thôn Đoài, giầu không thôn nào”: nhữg người đang yêu nhau.
à tương đồng: tình cảm thắm thiết, gắn bó khăng khít như màu đỏ thắm của cau và trầu hồa quyện.
 b/ Câu b: So sánh
- Câu thơ: “Thôn Đoài  thôn Đông”: dùng những hình ảnh hoán dụ.
- Câu thơ: “Thuyền ơi chăng”: dùng những hình ảnh ẩn dụ.
 4. Bài tập 3: về nhà.
 * Ghi nhớ:
 Các bước tìm và phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ:
- Tìm từ ngữ có chứa phép tu từ ẩn dụ hoặc hoán dụ.
- Xác định nội dung hàm ẩn.
- Xác định giá trị biểu đạt.
V/ Củng cố, vận dụng và dặn dò: (2’)
1/ Củng cố -vận dụng: Kiến thức về ẩn dụ và hóan dụ? 
 2/ Dặn dò: + Về học thuộc bài thơ, làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị cho tiết trả bài viết số 3.
VI/ Đánh giá và rút kinh nghiệm tiết dạy sau:  ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUC HANH PHEP TU TU AN DU - HOAN DU.doc