I. MỤC TIÊU : .
1. Kiến thức :
- Thơ hai –cư và đặc trưng của nó .
- Hình ảnh thơ mang tính triết lí , giàu liên tưởng .
2. Kĩ năng :
Biết đọc –hiểu thơ hai -cư .
3. Thái độ :
Giáo dục tình yêu gia đình và quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên : Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA .
2. Học sinh :
Chuẩn bị bài bằng cách đọc trước bài học trong SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài . Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo .
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra )
3.Bài mới:
Ngày soạn:23.11.2012 Tuần:19. Tiết 56 . §ọc thêm : THƠ HAI-CƯ CỦA BA SÔ . I. MỤC TIÊU : . 1. Kiến thức : - Thơ hai –cư và đặc trưng của nó . - Hình ảnh thơ mang tính triết lí , giàu liên tưởng . 2. Kĩ năng : Biết đọc –hiểu thơ hai -cư . 3. Thái độ : Giáo dục tình yêu gia đình và quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : Giáo viên : Đọc SGK, SGV , sách chuẩn kiến thức, soạn GA . Học sinh : Chuẩn bị bài bằng cách đọc trước bài học trong SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài . Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến bài học tham khảo . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra ) 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính . * Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn SGK.TG: 5p - GV gọi HS đọc SGK. - HS: tóm tắt ngắn gọn, tự ghi nhận ở SGK. * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu các văn bản SGK.TG :35p @ Thao tác 1:PP: TLN, phát vấn,diễn giảng . - GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung câu hỏi ở SGK. + Nhóm 1: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki-ô-tô đẹp ,đầy kỉ niệm được thể hiện qua bài số 1 như thế nào? + Nhóm 2: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki-ô-tô đẹp ,đầy kỉ niệm được thể hiện qua bài số 2 như thế nào? + Hs trả lời, Gv nhận xét, chốt ý . @ Thao tác 2:PP: Đọc-tìm hiểu, phát vấn,diễn giảng . - GV nêu câu hỏi : Tình cảm của tác giả đối với mẹ thể hiện như thế nào qua bài thơ số 3? +Hình ảnh “làn sương thu” trong bài thơ có ý nghĩa gì? + HS: trả lời cá nhân . - GV: Nhận xét và chốt ý . @ Thao tác 3:PP: Đọc-tìm hiểu, phát vấn,diễn giảng - GV hỏi : + Mối tương giao giữa các svht trong vũ trụ được thể hiện như thế trong bài thơ số 6? Hình tượng thơ đẹp thú vị ở chỗ nào ? - GV nhận xét và chốt ý . I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : (SGK). 2. Đặc điểm thơ hai-cư : - Là loại thơ rất ngắn gọn ( chỉ có 17 âm tiết ) - Nội dung thường phản ánh trạng thái tâm hồn của người Nhật : Hoà nhập vào thiên nhiên, sống giản dị thanh cao , mang đậm chất Thiền Tông và tinh thần văn hoá phương Đông . II. Đọc – hiểu văn bản : * Nội dung : 1.Bài 1 : Nội dung bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết của tác giả đối với mảnh đất nơi mình ở vì Ba-sô xem Ê-đô thân thiết như chính quê hương mình . 2.Bài 2 : - Hình ảnh chim đỗ quyên gắn với điển tích Thục đế bị mất nước , nó phổ biến trong thơ hai-cư -> tiếng kêu nghe thê thiết . - Tiếng chim kêu trong bài thơ làm tác giả nhớ về kinh đô đầy kỉ niệm – kinh đô đã vĩnh viễn . 3. Bài 3 : - Năm 1684 , Ba-sô hay tin mẹ mất khi ông đang du hành đến gần vùng quê mình . - Khi nhận được di vật của mẹ để lại nhà thơ vô cùng đau đớn xót xa . - Hình ảnh “làn sương thu” dùng để nói về tình mẹ thiêng liêng cao cả . 4. Bài 6: Nhà thơ miêu tả cảnh mùa xuân , gió thổi làm hoa đào rụng xuống mặt hồ làm cho mặt hồ gợn sóng -> cảnh đẹp giản dị nhưng mang triết lí sâu sắc : Sự tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ . Đây là cảm xúc thẫm mĩ trong thơ Ba-sô . * Nghệ thuật : - Câu thơ ngắn , hàm súc . - Hình ảnh thiên nhiên , tạo vật đầy gợi cảm trong liên tưởng . III. Ý nghĩa văn bản . Thơ Ba-sô đã thức dậy nỗi nhớ da diết trong lòng những người xa quê hướng về xứ sở . * Hoạt động 3: ( Thời gian 5 phút) 4. Củng cố : - Hãy tìm ra nghĩa của các “quý ngữ” trong các bài thơ của Ba-sô ? ( Bài 1: Mùa sương(mùa thu) , bài 2 :chim đỗ quyên( mùa hè) ,bài 3 : sương thu( lệ) , bài 6: cánh đồng hoang vu (mùa đông) ). - Em có nhận xét gì về nghệ thuật thơ Ba-sô ? 5. Dặn dò : - Đọc thêm các bài thơ hai-cư còn lại và trả lời câu hỏi SGK . - Hướng dẫn tự học : Học thuộc lòng các bài thơ số 3 và 6.
Tài liệu đính kèm: