Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thô hai - Cö

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thô hai - Cö

A/.MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/. Nắm được đặc điểm thơ Hai-cư ; cuộc đời và sáng tác hai nhà thơ Nhật Bản tiêu biểu là Ba-sô và Bu-son.

2/. Bước đầu có khả năng cảm thụ và phân tích thơ Hai- cư.

3/. Nâng cao tình yêu cuộc sống và thiên nhiên.

B/.CHUẨN BỊ:

 * GV:SGK, SGV, thiết kế bài học

 * HS: SGK; đọc hiểu bài “Thơ Hai- cư ” tiểu dẫn, chú thích lẫn phần tri thức đọc - hiểu.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.

2/.Kiểm tra bài cũ :

 Đọc diễn cảm một đoạn thơ em thích trong bài “ TBH” và nêu chủ đề?

- H trả lời như mục I, phần 2, ý d.

 Đọc diễn cảm một đoạn thơ em thích trong bài “ TBH” vàcho biết tiếng đàn miêu tả mấy lần, có hợp lí không?

- H trả lời như mục II, phần 2.

 Kiểm tra BT về nhà.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thô hai - Cö", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 63,64
 Ngày dạy: 
A/.MỤC TIÊU:
 Giúp H: 
1/. Nắm được đặc điểm thơ Hai-cư ; cuộc đời và sáng tác hai nhà thơ Nhật Bản tiêu biểu là Ba-sô và Bu-son.
2/. Bước đầu có khả năng cảm thụ và phân tích thơ Hai- cư.
3/. Nâng cao tình yêu cuộc sống và thiên nhiên.
B/.CHUẨN BỊ:
	* GV:SGK, SGV, thiết kế bài học
	* HS: SGK; đọc hiểu bài “Thơ Hai- cư ”û tiểu dẫn, chú thích lẫn phần tri thức đọc - hiểu.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:	
 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/.Kiểm tra bài cũ :
? Đọc diễn cảm một đoạn thơ em thích trong bài “ TBH” và nêu chủ đề?
- H trả lời như mục I, phần 2, ý d.
? Đọc diễn cảm một đoạn thơ em thích trong bài “ TBH” vàcho biết tiếng đàn miêu tả mấy lần, có hợp lí không?
- H trả lời như mục II, phần 2.
? Kiểm tra BT về nhà.
3/. Giảng bài mới:
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc – hiểu tiểu dẫn, chú thích và tri thức đọc - hiểu SGK/203
* H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G
- Hãy cho sơ nét về đặc điểm thơ Hai-cư? 
* G: Khái quát và cung cấp thêm 1 số tri thức về thơ Hai-cư.
* H đọc – hiểu VB.
- Sơ nét về Ba-sô?
* G: Khái quát, bổ sung thêm một số thông tin về Ba-sô.
G: Đọc 3 bài thơ.
- H Đọc bài 1.
+ Hình ảnh “ cành khô”, “ chim quạ” có liên quan gì đến cảm nhận “chiều thu”? Tác giả đã dùng cách nào để tạo ra được tính hàm súc của bài thơ ?
+ Em suy nghĩ ntn về bài thơ?
- H đọc bài 2.
+ Em có hiểu biết gì về hoa đào NB? Hoa đào trong bài tượng trưng cho điều gì? Việc nhà thơ không xác định rõ tiếng chuông từ đền nào gợi lên cảm xúc gì?
- H thảo luận theo nhóm; phát biểu ý kiến.
- H đọc bài 3.
- G: Thông tin thêm về cây chuối và bút danh Ba-sô.
+ Nhà thơ cảm nhận cảnh đêm bằng giác quan nào? Phân tích sự tinh tế của thi sĩ khi đặt những âm thanh. Tiếng gió, tiếng mưa, tiếng cây chuối với “ tiếng đêm”? Phân tích làm nổi bật tâm trạng nhà thơ?
* H đọc – hiểu VB.
- Sơ nét về Yu-sa Bu-son ?
* G: Khái quát, bổ sung thêm một số thông tin về Yu-sa Bu-son ?
G: Đọc 3 bài thơ.
- H Đọc bài 1.
- Cảm nhận của em về các hình ảnh, âm thanh được sử dụng trong bài?
+ “ Tiếng thác chảy” tượng trưng cho điều gì? Điều đó có quan hệ gì với “ lá non”? Nêu ý nghĩa của bài thơ?
- H đọc bài 2.
- Em hiểu gì về hình ảnh “ áo tơi” và “ ô ”? Ý nghĩa của bài thơ?
- H đọc bài 3.
- Cảm nhận của em về các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ? Mối quan hệ giữa câu 1 và 2 câu sau thế nào?
Qua các b/thơ của Ba-sô và Bu-son hãy nhận xét một số đặc điểm chung của thơ Hai-cư?
4/. Củng cố và luyện tập:
Dựa vào bài đọc thêm, cho biết những hiểu biết của em về nhà thơ Viên Mai?
BT nâng cao SGK/ 207
I/. GIỚI THIỆU THƠ HAI-CƯ:
 Hai-cư là thể loại thơ ca truyền thống Nhật Bản.
1/ Về hình thức: Hai- cư là loại thơ cực ngắn nên cô đọng, hàm súc. Thơ Hai-cư bắt nguồn từ thể thơ liên ca gồm 31 âm tiết, mỗi đoạn 2 vế, vế đầu 3 câu, 17 âm tiết, vế sau 2 câu, 14 âm tiết ( vế đầu xướng, vế sau hoạ). Liên ca trở thành một loại thơ xướng hoạ có thể kéo dài hàng trăm câu. Đến đời Mat-su-ô Ba-sô, liên ca được cách tân, vế đầu 17 âm tiết được xây dựng thành 1 bài thơ độc lập. Trước đây liên ca thường mang tính giải trí mua vui hoặc dung tục tầm thường. Hai-cư thì khác, đậm chất lãng mạn trữ tình thanh thoát.
2/ Về nội dung: Thơ Hai-cư thường phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng con người. Người Nhật rất yêu thích th/nhiên, thích hoà nhập thả hồn mình vào thiên nhiên để tìm vẻ đẹp thuần khiết của nó và giải thoát tâm linh mình.
Thơ Hai-cư đậm chất sabi ( Tịch hoặc Thiền). Đó là xu hướng hoà nhập tâm linh, bản ngã vào cái tịch lặng vô biên, trống vắng vô hạn. Tuy đơn sơ tao nhã, trầm lắng, u buồn nhưng không chán chường, bi luỵ hay oán đời. Đó là vẻ đẹp tâm hồn con người mà ta cảm nhận được từ những bài thơ Hai-cư
II/. ĐỌC – HIỂU THƠ HAI-CƯ CỦA MAT-SU-Ô BA-SÔ: 
1/ Mat-su-ô Ba-sô ( 1644 – 1694 )
- Một nhà thơ nổi tiếng của NB, xuất thân trong 1 gia đình võ sĩ đạo.
- Bản thân Ba–sô cũng theo Thiền tông nên thơ của ông đượm chất thiền. Ông thích thơ văn, hội hoạ từ bé, có vốn hiểu biết rộng về VH Nhật và T Quốc.
- Cuộc đời lận đận, lên 9 đã đi ở cho 1 gia đình lãnh chúa, hầu hạ cho Yô-si-ta-đa ( con trai lãnh chúa ). Lớn lên 2 người kết thân với nhau vì cùng yêu thích văn chương. Yô-si-ta-đa mất sớm, Ba-sô buồn chán bỏ đi lang thang. Trong nhật ký, bút ký thơ ca của mình Ba-sô viết nhiều về những cuộc hành trình đó. “ Ba tiêu thất bộ tập” là 7 bộ tác phẩm của B để lại cho đời.
* B có công trong việc cách tân thơ Hai-cư từ nặng chất trào lộng, hài hước giờ đây đậm chất lãng mạn, trữ tình. Từ đó B trở thành bậc thầy của thơ Hai-cư.
2/ Đọc – hiểu 3 bài thơ củaMat-su-ô Ba-sô
a) Bài 1:
Các hình ảnh:
- Cành khô: Cành cây trụi lá, khẳng khiu, gầy guộc.
- Chim quạ: màu đen, ám ảnh, thường xuất hiện cùng với sự chết chóc.
- Trên cành khô/ chim quạ đậuà hai hình ảnh tạo nên sự cộng hưởng khiến cho “ chiều thu” không chỉ mang ý nghĩa thông báo về thời gian. Trên nền trời hoàng hôn tím sẫm, bóng chim quạ đen và cành cây khô tạo nên một bức tranh không chỉ có hình mà còn có bóng. Đó là hình bóng một chiều thu tàn đơn sơ mà sâu thẳm, u buồn và quạnh hiu. Đằng sau bức tranh ấy là một tâm trạng cô đơn, u tịch.
 Nhà thơ dùng cách gợi nhiều hơn tả để tạo nên tính cô đọng hàm súc cao độ của bài thơ, đặc biệt làhình ảnh “chim quạ”. Vì vậy bài thơ tuy không có nhan đề vẫn được quen gọi là bài thơ “ Con quạ”.
b) Bài 2:
- Hoa đào: Hoa anh đào, một loại hoa biểu tượng cho nước Nhật ( xứ sở của hoa anh đào). Hoa anh đào thường nở rộ trong một tuần vào mùa xuân. Hoa nhỏ, không hương, màu hồng nhạt. Nó là biểu tượng tâm hồn và sinh hoạt văn hoá đầu xuân của người Nhật. Đặc biệt hoa trồng thành dãy, thành vườn khi nở trông xa như một áng mây hồng rực rỡ. Anh đào còn tượng trưng cho sức sống và tinh thần hoà hợp của người Nhật.
- Aán tượng kết đọng lâu bền là tiếng chuông vang vọng từ đền chùa vào lúc hoàng hôn ( đền U-e-nô và đền A-xa-cư đều ở gần túp lều của Ba-sô).
- Điều ám ảnh nhất là tính mơ hồ: có mà như không, không mà đang hiện hữu quanh ta, ở trong ta: hoa đào thì như áng mây xa, tiếng chuông thì không rõ ở đền nào? Bài thơ đã tạo nên cảnh mơ hồ, bâng khuâng không cụ thể khiến cho nhà thơ có cảm giác thưởng ngoạn mùa xuân trong tâm trạng cô đơn, trống vắng với nhiều tâm tư nỗi lòng sâu kín. Bài thơ mang phong vị “ thiền” không chỉ bởi tiếng chuông mà chính bởi tâm hồn con người.
c) Bài 3:
- Cây chuối: chuối cảnh ở N, biểu tượng cho tính nhạy cảm, sự trong sáng.
- Ba-sô về Phu-ca-oa-ga sống trong một túp lều, bên cạnh trồng một cây chuối cảnh. Từ đó, ông lấy bút danh Ba-sô
 ( Aâm Hán Việt là “ ba tiêu”; cây chuối ).
Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên chủ yếu bằng thính giác và sự liên tưởng. Bắt đầu từ tiếng xào xạc của cây chuối trong gió thu. Tiếp đến là tiếng mưa rơi tí tách ( từ mái lều hoặc từ tàu lá chuối) nhỏ vào chậu như một chiếc đồng hồ đếm thời gian. Tác giả gọi là “ tiếng đêm”.
“ Tiếng đêm” không chỉ là âm thanh của tự nhiên, đều đều, buồn buồn mà còn là tiếng lòng của thi nhân trong đêm. Hai tiếng âm thanh ấy hoà vào nhau khiến cho thiên nhiên dường như rất nhạy cảm, hoà nhập vào tâm hồn nhà thơ, đồng thời tâm hồn nhà thơ cũng thật tinh tế, mở rộng để chan hoà vào thiên nhiên.
Bài thơ bộc lộ nỗi niềm u buồn, cô tịch, sự hoà hợp thanh khiết của tâm hồn nhà thơ với thên nhiên
III/. ĐỌC – HIỂU THƠ HAI-CƯ CỦA YU-SA BU-SON:
1/ Yu-sa Bu-son ( 1716 – 1784 )
Yu-sa Bu-son là một nhà thơ, nhà hoạ sĩ nổi tiếng NB. Ông xuất thân trong một gia đình giàu có nhưng cuộc sống không mấy suôn sẻ. Từ nhỏ Ba-son đã tự kiếm sống nên có tinh thần tự lập rất cao. Ba-son là gương mặt lớn về thơ Hai-cư. Ông là người nối tiếp và ph/triển tinh hoa thơ Hai-cư của Ba-sô.Bên cạnh thơ, Ba-son còn là một danh hoạ.Tranh của ông đẫm chất thơ và thơ ông đẫm chất hội hoạ.Ông viết và vẽ nhiều về mùa xuân nên được mệnh danh là “ thi sĩ của mùa xuân”.
2/ Đọc – hiểu 3 bài thơ củaYu-sa Bu-son:
a) Bài 1:
- Thác: chỗ nước chảy vượt qua vách đá và nằm chắn ngang lồng sông, suối. 
à Biểu tượng của sức mạnh, tiếng gọi của mùa xuân.
à Biểu tượng cho sự vận động liên tục, một thế giới mà các yếu tố luôn thay đổi trong khi hình thức bên ngoài thì vẫn y nguyên.
=> Nhà thơ lắng nghe mùa xuân qua âm thanh của tiếng thác và nhìn ngắm mùa xuân trên lá non, cảm nhận tiếng mùa xuân qua tiếng cựa mình của lá non. Đó là cái xôn xao của mùa xuân và cái rạo rực của lòng người.
b) Bài 2:
- Hình ảnh “ áo tơi” và “ ô” à biểu tượng sự hiện diện của con người. Con người đang hoà trong mưa xuân lất phất.
- Câu 1 tả cảnh, 2 câu sau tả người, cảnh và người gắn bó với nhau, hoà hợp vào nhau, con người và thiên nhiên hoà làm 1.
è Đây là bài thơ tả cảnh mùa xuân rất đỗi trữ tình. Đó là mùa xuân của tuổi trẻ, mùa xuân của tình yêu. Bài thơ gợi lên những rạo rực, khát khao đầy tính nhân văn.
c) Bài 3:
- Câu 1: miêu tả thiên nhiên “ hoa xuân nở tràn”
- Hai câu sau miêu tả con người “ du nữ mua sắm đai lưng"
=> Mùa xuân ở N, hoa anh d0ào, hoamơ, hoa mận nở tung khắp nơi. Trong bộ Ki-mô-nô truyền thống của người phụ nữ N, chiếc đai lưng rất được coi trọng. Hoa tô điểm cho thiên nhiên thì chiếc đai lưng thêu những hoạ tiết thiên nhiên tô điểm cho các “du nữ ” và hoa xuân cùng nở rộ, tràn trề sắc xuân, sức xuân và tình xuân.
IV/.TỔNG KẾT:
- Thơ Hai-cư của Ba-sô và Bu-son có hình thức cực ngắn. Tính cô đọng, hàm súc là đặc điểm nổi bật của các bài thơ Hai-cư. Muốn cảm nhận thơ Hai-cư cần vận dụng rất nhiều giác quan, đặc biệt là liên tưởng, tưởng tượng. Vốn tri thức văn hóa Nhật và tính đa nghĩa hàm súc của ngôn ngữ.
- Thơ Hai-cư thường miêu tả thiên nhiên, qua đó gửi gắm tâm trạng con người. Thơ Hai-cư cuả Ba-sô thấm nhuần cảm xúc thiền, cô đơn tĩnh mịch. Thơ Hai-cư của Ba-son gần cuộc đời trần thế hơn.
V/. LUYỆN TẬP:
1/ Tìm hiểu bài đọc thêm “ Viên Mai bàn về thơ”
Viên Mai là nhà phê bình VH nổi tiếng vào đời Thanh. Đỗ tiến sĩ và làm quan ở một số nơi. Năm 37 cáo quan, tự xưng là Tuỳ Viên lão nhân.
- về thơ: Ông bàn về thơ nổi tiếng với cuốn “ Tuỳ viên thi thoại” gồm 16 quyển và “ Tuỳ viên thi thoại bổ di” 10 quyển.
- điểm cốt lõi trong quan điểm VH của VM là thuyết tính linh bao gồm 3 điểm cơ bản: Thơ phải chân thật “ Văn chương truyền cái chân thật chứ không truyền cái giả dối”. VM nhấn mạnh:
+ Làm thơ phải có cái tôi “ Làm thơ không thể không có cái tôi”.
+ Tài năng “ Nhà thơ không có cái tài thì không vận chuyển được tâm linh”
+ Trong quan hệ giữa tình và tài, tình là đ/kiện số 1” Không có tình thì không thể có tài”. VM p/phán mạnh me õlối sùng bái người xưa, lối dùng điển cố một cách xơ cứng . Tuy vậy, ông không hề phủ nhận ý nghĩa của học tập người xưa.
2/ BT nâng cao
Quan hệ giữa thiên nhiên với con người trong Thơ Hai-cư không đơn thuần là mối quan hệ gắn bó bởi tình yêu thiên nhiên mà là mối tương đồng, hoà quyện giữa tâm hồn thi sĩ với tư cách là một hiện tượng tự nhiên với thiên nhiên.
H tìm những câu thơ có hình ảnh thiên nhiên trong các bài thơ đã học.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
Học bài. Nắm lại phương pháp làm bài kiểu VB biểu cảm.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTho Haiku.doc