Giáo án môn Ngữ văn 11 - “Thơ Duyên” của Xuân Diệu

Giáo án môn Ngữ văn 11 - “Thơ Duyên” của Xuân Diệu

Trước hết, không nên xem Thơ Duyên là một bài thơ tình, tuy có nói đến anh và em. Thơ tình Xuân Diệu, dù là mối tình đầu, cũng sôi sục, mãnh liệt:

Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!

Đây là chuyện trai thanh gái lịch ngẫu nhiên gặp nhau trên đường vậy thôi. Có những ngày đẹp trời và may mắn, bỗng nhiên ta đi cùng đường với người đẹp. Thế là đủ vui sướng và phấn khởi rồi. Nhưng không thể gọi thế là tình yêu được. Tình yêu gì mà giữa hai người lại có một khoảng cách và “anh “cũng như “em”, không ai có ý định rút ngắn nó lại. Vì có quen biết gì đâu. Một khoảng cách rất cần thiết để có thể đi với nhau một cách tự nhiên. Và để chàng trai có thể tưởng tượng ra biết bao nhiêu điều êm đẹp, dịu dàng, thú vị:

Em bước điềm nhiên không vướng chân

Anh đi lững đững chẳng theo gần

Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu

Anh với em như một cặp vần

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4255Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - “Thơ Duyên” của Xuân Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 “Thơ Duyên” của Xuân Diệu
Trước hết, không nên xem Thơ Duyên là một bài thơ tình, tuy có nói đến anh và em. Thơ tình Xuân Diệu, dù là mối tình đầu, cũng sôi sục, mãnh liệt:
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Đây là chuyện trai thanh gái lịch ngẫu nhiên gặp nhau trên đường vậy thôi. Có những ngày đẹp trời và may mắn, bỗng nhiên ta đi cùng đường với người đẹp. Thế là đủ vui sướng và phấn khởi rồi. Nhưng không thể gọi thế là tình yêu được. Tình yêu gì mà giữa hai người lại có một khoảng cách và “anh “cũng như “em”, không ai có ý định rút ngắn nó lại. Vì có quen biết gì đâu. Một khoảng cách rất cần thiết để có thể đi với nhau một cách tự nhiên. Và để chàng trai có thể tưởng tượng ra biết bao nhiêu điều êm đẹp, dịu dàng, thú vị:
Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần
Tác giả đặc tên cho tác phẩm của mình là Thơ Duyên. Dựa vào hình tượng thơ, có thể hiểu thơ duyên ở đây có nghĩa rộng, khổng chỉ gắn với quan hệ nam nữ. Bài thơ diễn tả những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự hòa hợp tuyệt vời giữa thiên nhiên với thiên nhiên, giữa thiên nhiên với con người và giữa anh với emMột cách tự nhiên, tất cả dường như đều kết duyên với nhau, cặp đôi với nhau trong âm hưởng của nhạc (nơi nơi động tiếng huyền), trong khôngk hí của thơ và mộng (chiều mộng hòa thơ) và trong tình thương yêu (lần đầu rung động nỗi thương yêu) để sáng tạo nên một “bài thơ dịu” treo lên giữa một buổi chiều thu.
Xuân Diệu đâu chỉ là một thơ tình yêu. Đó là một tâm hồn rộng mở luôn khao khát giao cảm với đời, với thiên nhiên, vũ trụ:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hiểu bài thơ theo hướng ấy, ta sẽ thấy Thơ Duyên là sự giao duyên của trơi đất với cây cỏ, chim muôn ríu rít trên cành, của con đường nhỏ với gió liêu xiêu, của cành hoang với nắng chiều, của cánh cò trên ruộng với mây biết trên trời, và của lòng anh với lòng emNhư một thứ duyên trời xe kết vậy thôi, chứ có mối lái gì đâu:
Ai hay tuy lặng bước thu êm
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
Thơ duyên tạo nên một thế giới hài hòa. Cái gốc của sự hài hòa ấy là mối duyên may của một trái tim thi sĩ trẻ “lần đầu rung động nỗi thương yêu” gặp được một chiều thu thơ mộng. Buổi chiều và cảnh thu là những đề tài phổ biến trong thơ ca. Cảnh ấy trong thơ xưa thường buồn và được diễn tả bằng những ước lệ khá cố định. Chiều chim bay về tổ, mục đồng dắt trâu về, chuông chùa giục bước chân người lữ thứ còn thu thì sương khói lạnh, lá ngô đồng rụngXuân Diệu là nhà thơ “Thơ Mới”, nhìn đời không bằng ước lệ mà bằng cặp mắt “xanh non” của cá nhân mình trực tiếp với thế giới. Ông
phát hiện ra cảnh chiều thu thật đẹp và trẻ trung như thường thấy trên đất nước vùng nhiệt đới này: trời trong xanh ánh sang lấp lánh qua muôn lá, gió thổi nhè nhẹ. Khí trời mùa thu hanh hao, những âm thanh của cây lá lao xao, của chim ríu rít như càng vang vọng hơn, càng lảnh lót hơn, dường như khắp nơi nơi, thiên nhiên cùng một lúc dạo lên khúc nhạc để mừng đón thu về.
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
Xuân Diệu có nhiều bài thơ thu trong sáng như thế. Đối với ông, mùa thu, thậm chí mùa đông cũng đầy xuân sắc. Xuân xuất tự lòng người nên không có mùa - Xuân không mùa
Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé
Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa
Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa
Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng
Nhưng nhưng khác với mùa xuân, mùa hạ, cảnh mùa thu bao giờ cũng đẹp một cách dịu dàng –đúng là một “bài thơ dịu”, là những “bước thu em”. Màu sắc dịu, đường nét thanh nhẹ, ánh sáng trong mát, âm thanh nhẹ nhàng êm ái. Hai câu thơ mở đầu, Đầu âm điệu thật diệu dàng mềm mại (chú ý những phụ âm):
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ dùng nhiều từ láy. Có phải để cho tất cả điều trở nên mềm mại hơn chăng, nhỏ nhắn hơn chăng, sẽ sàng hơn chăng:
Con đường nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Trong không khí ấy, con người tự nhiên cũng không muốn ồn ào:
Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh đi lững thững chẳng theo gần
Im lặng để lắng nghe và thưởng thức cuộc giao duyên của trời đất, cỏ cây.
Có người cho rằng Thơ Duyên là một tác phẩm đứng bên lề các sáng tác của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám (thơ tình mà không âu sầu, thơ về cảnh chiều thu mà không quạnh quẽ thê lương). Nhưng trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã hai lần nhắc đến bài thơ này với những lời ca rất mực và cho răng Thơ duyên cũng như thơ Nguyệt cầm, Đây mùa thu tới”mới thực sự là của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi”.
Nói đến Xuân Diệu không thể không nói đến ảnh hưởng sâu sắc của trường thơ tượng trưn của Pháp, với quan niệm tương giao của giác quan và sự cảm nhận những biến thái tinh vi, thậm chí vô tình của vũ trụ.
Nếu ở thơ Thế Lữ là màu sắc, đường nét rõ rang:
Trời xanh ngát. Ô kìa!
Hai con hạc trắng bay về bồng lai
Thì thơ Xuân Diệu là những biến thái của hình và sắc khó gọi tên ra được
Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Hoài Thanh dẫn ra hai câu sau đây của bài Thơ duyên và nhận xét:
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
“Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với rang chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân có sự cách biệt hơn một ngàn năm và của hai thế giới”. Hoài Thanh không nói rõ ‘sự khác biệt” ấy ở chỗ nào. Có lẽ một đằng là sự hoạt động hữu hình:
Lạc hà dữ cô lộ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.
(Ráng chiều và con cò cô đơn cùng bay. Nước thu và trời thu một màu), còn một đằng là những vận động vô hình trong gân cốt của cánh cò đang ngập ngừng “phân vân” trước khi cất mình theo “mây biếc” chăng?
GS. NGUYỄN NHẬT MẠNH

Tài liệu đính kèm:

  • docTho Duyen cua Xuan Dieu.doc