Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thao tác lập luận phân tích

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thao tác lập luận phân tích

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:

 1. Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

 2. Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Bài tập Ngữ văn

 - Giáo án

C. Cách thức tiến hành

 - Phân tích ngữ liệu

 - Đàm thoại phát vấn

 - Thảo luận

D. Tiến trình giờ giảng

 1. ổn định

 2. KTBC

 3. GTBM

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2750Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thao tác lập luận phân tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 8. Làm văn
thao tác lập luận phân tích
	Ngày soạn: 25.08.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	11A	11C	11E
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:
	1. Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
	2. Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Bài tập Ngữ văn
	- Giáo án
C. Cách thức tiến hành
	- Phân tích ngữ liệu
	- Đàm thoại phát vấn
	- Thảo luận
D. Tiến trình giờ giảng
	1. ổn định
	2. KTBC
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thày và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi.
Xác định nội dung ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh?
HS trả lời GV chốt lại
GV: để thuyết phục người đọc, tác giả đã phân tích ý kiến của mình như thế nào?
HS: đưa ra các luận cứ
GV: Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích?
GV: thế nào là lập luận phân tích?
HS khái quát lại GV ghi bảng
GV: Cách thức phân tích đối tượng trên dựa vào quan hệ nào? Quá trình phân tích gắn liền với thao tác nào?
HS trả lời GV chốt lại
GV: phân tích cách phân chia đối tượng ở đoạn trích trên? (HS thảo luận theo nhóm sau đó GV lấy kết quả)
GV: Chỉ ra mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích trên?
GV: phân tích cách phân chia đối tượng ở đoạn trên?
GV: Chỉ ra mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích trên?
GV: cho biết cách thức phân tích, yêu cầu phân tích và những lưu ý khi phân tích?
HS trả lời GV chốt lại
GV: yêu cầu HS làm bài tập 1 (T 28 - SGK)
I. Mục đích của thao tác lập luận phân tích
1. Ngữ liệu
- ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh: bẩn thỉu, bần tiện, đại diện cao nhất của sự đồi bại.
- Tác giả đưa ra các luận cứ:
+ Sống bằng nghề đồi bại bất chính
+ Sở Khanh là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm nghề đồi bại, bất chính đó: giả làm người tử tế để đánh lừa một người con gái ngây thơ, hiếu thảo, trở mặt một cách trơ tráo, thường xuyên lừa đảo, tráo trở.
- Phân tích chi tiết: bộ mặt lừa bịp, tráo trở của Sở Khanh -> tổng hợp và khái quát bản chất của hắn: "mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này"
2. Khái niệm lập luận phân tích
- Là thao tác chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng.
II. Cách phân tích
1. Ngữ liệu
a. Ngữ liệu ở mục I (T25 - SGK)
- Phân tích dựa trên quan hệ nội bộ trong bản thân đối tượng: biểu hiện về nhân cách bẩn thỉu, bần tiện của Sở Khanh.
- Phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: phân tích làm nổi bật những biểu hiện bẩn thỉu, bần tiện mà khái quát lên giá trị hiện thực của nhân vật, bức tranh về nhà chứa, tính đồi bại của xã hội đương thời.
b. Ngữ liệu ở mục II (T 25 - SGK)
* Ngữ liệu hao tác chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng. tráo tở đoạn 1
- Cách phan chia đối tượng:
+ Theo quan hệ nội bộ của đối tượng: đồng tiền vừa có tác dụng tốt vừa có tác dụng xấu (sức mạnh tác oai tác quái)
+ Theo quan hệ kết quả - nguyên nhân
Ÿ Nguyễn Du chủ yếu vẫn nhìn về mặt tác hại của đồng tiền (kết quả)
Ÿ Vì một loạt hành động gian ác, bất chính đều do đồng tiền chi phối (nguyên nhân)
+ Theo quan hệ nguyên nhân - kết quả: phân tích sức mạnh tác quái của đồng tiền -> thái độ phê phán khinh bỉnguyên nhân
đồng tiền vừa có tác dụng tốt vừa có tác dụng xấu (sức mạnh tác oai tác quái)
n giá trị hiê của Nguyễn Du khi nói đến đồng tiền
- Trong quá trình lập luận, phân tích luôn gắn liền với khái quát tổng hợp: sức mạnh của đồng tiền, thái độ, cách hành xử của các tầng lớp xã hội đối với đồng tiền và thái độ của Nguyễn Du đối với xã hội đó.
* Đoạn 2:
- Cách phân tích
+ Theo quan hệ NN - KQ: vùng nổ dân số (NN) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người (KQ)
+ Theo quan hệ nội bộ của đối tượng: các ảnh hưởng tiêu cực của việc bùng nôt dân số.
Ÿ Thiếu lương thực - thực phẩm
Ÿ Suy dinh dưỡng, suy thoái nòi giống
Ÿ Thiếu việc làm thất nghiệp
- Mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp: kết hợp chặt chẽ với nhau: bùng nổ dân số -> ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống của con người, dân số tăng càng nhanh thì chất liệu cuộc sống cộng đồng, gia đình, cá nhân giảm sút
2. Ghi nhớ
a. Cách thức phân tích:
- Cần chia tách đối tượng thành các yếu tố những tiêu chí, quan hệ nhất định: quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích.
b. Yêu cầu phân tích
- Xác định vấn đề phân tích
- Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ
- Khái quát tổng hợp
c. Lưu ý: phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh song đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn thống nhất
III. Luyện tập
Bài tập 1.
- Đoạn a: quan hệ nội bộ đối tượng (diễn biến nội tại của nhân vật): đau xót, quẩn quanh, tuyệt vọng
- Đoạn b: quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan (bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu với bài thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị)
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức trong tâm của bài
	- Ra bài tập về nhà: bài tập 2 (T28 - SGK)
	- Soạn bài Thương Vợ của Trần Tế Xương

Tài liệu đính kèm:

  • docThao tac LL Phan tich.doc