Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thái sư trần thủ độ (trích đại việt sử kí toàn thư)

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thái sư trần thủ độ (trích đại việt sử kí toàn thư)

A/.MỤC TIÊU:

 Giúp Hô”

1/.Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ, qua đó thêm kính trọng, tự hào về truyền thống của cha ông.

2/.Thấy được những nét đặc sắc của việc vận dụngyếu tố tự sự trong sử biên Việt Nam.

B/.CHUẨN BỊ:

 * GV:SGK, SGV, thiết kế bài học

 * HS: SGK; đọc hiểu bài “TSTTĐ”, tiểu dẫn, tri thức đọc – hiểu và phần chú thích.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.

2/.Kiểm tra bài cũ : “ TPTHT”

 Trong năm 1175, triều Lí có những sự kiện lịch sử gì liên quan đến vận mệnh đất nước?

 - H trả lời như phần II, mục 1.

 Thái hậu đã dùng mánh khoé gì để từng bước ép THT phế LC? Những việc làm đó cho thấy bà là

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3824Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thái sư trần thủ độ (trích đại việt sử kí toàn thư)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 92,93
Ngày dạy: 
THÁI SƯ TRẦN THỦ Độ
( TRÍCH ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ )
 NGÔ SĨ LIÊN
A/.MỤC TIÊU:
 Giúp Hô”
1/.Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ, qua đó thêm kính trọng, tự hào về truyền thống của cha ông.
2/.Thấy được những nét đặc sắc của việc vận dụngyếu tố tự sự trong sử biên Việt Nam.
B/.CHUẨN BỊ:
	* GV:SGK, SGV, thiết kế bài học
	* HS: SGK; đọc hiểu bài “TSTTĐ”, tiểu dẫn, tri thức đọc – hiểu và phần chú thích.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:	
 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/.Kiểm tra bài cũ : “ TPTHT”
 ? Trong năm 1175, triều Lí có những sự kiện lịch sử gì liên quan đến vận mệnh đất nước?
 - H trả lời như phần II, mục 1.
 ? Thái hậu đã dùng mánh khoé gì để từng bước ép THT phế LC? Những việc làm đó cho thấy bà là người ntn?
 - H trả lời như phần II, mục 2.
 ? Tô Hiến Thành làm gì để từng bước đánh bại âm mưu của T/hậu?
 - H trả lời như phần II, mục 3.
 ? Tô Hiến Thành với việc chọn người thay thế mình ntn? Kịch tính trong đoạn đối đáp giữa T/hậu và THT diễn ra ntn? Hãy phân tích làm rõ?
 - H trả lời như phần II, mục 4.
3/. Giảng bài mới:
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc-hiểu tiểu dẫn, tri thức đọc – hiểu,VB SGK trang 62à65
* H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?
+“ ĐVSKTT”ntn? Cấu tạo ra sao? 
- Xuất xứ? Em biết gì về n/vật TTĐ?
* H đọc – hiểu VB.
- H giải nghĩa các từ khó.
- Cho biết Quốc Mẫu, Công chúa là ai? Có quan hệ ntn với TTĐ?
H nhận xét và trả lời.
- Lập dàn ý cho VB?
+ Phần mở bài giới thiệu những gì?
H trao đổi thảo luận và trả lời.
+ Kể về c/đời TTĐ, người viết sử đã chọn 4 sự kiện. Đó là những sự kiện nào? Hãy phân tích các sự kiện đó. Em nhận thấy TTĐ là người ntn?
H nhận xét, phân tích và thảo luận.
+ Lối viết sử của tác giả hấp dẫn tạo được yếu tố bất ngờ có kịch tính nhưng lại kiệm lời. Hãy làm sáng tỏ.
H trao đổi thảo luận và trả lời.
- Qua việc kể lại các sự việc về TTĐ, người viết sử muốn nói lên điều gì?
H trao đổi thảo luận và trả lời.
- Em có nhận xét thế nào về bài học hôm nay?
4/. Củng cố và luyện tập:
 BT nâng cao SGK/65
I/.TIỂU DẪN:
1/. Tác giả: 
Ngô Sĩ Liên người Chúc Lí, Chương mĩ, Hà Tây, chưa rõ năm sinh,năm mất, đậu tiến sĩ 1442, giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ “ Đại Việt sử kí toàn thư” cả về p/pháp biên soạn lẫn nội dung TP.
2/. Đại Việt sử kí toàn thư:
a) Gồm 2 phần: Ngoại kỉ và Bản kỉ. 
- Ngoại kỉ: viết về lịch sử nước ta từ thời Hồng Bàngà TK X.
- Bản kỉ: viết tiếp từ Đinh Tiên Hoàngà hậu Lê.
b) Tác phẩm là công trình của một nhóm tác giả do Ngô Sĩ liên đứng đầu vàhoàn thành năm 1479, dựa vào“ ĐVSK” của Lê Văn Hưu và sử kí tục biên của Phan Phu Tiên. ĐVSKTT gồm 15 quyển, sau đó nhóm Phạm Công Trứ viết 5 quyển nữa là 20 quyển.
c) “ TSTTĐ”: 
- Trích từ quyển 5, phần Bản kỉ của “ ĐVSKTT”.
- TTĐ: Người có công dựng lên nhà Trần, giúp Trần Thái Tông ổn định chính trị, kinh tế đất nước.
II/. ĐỌC – HIỂU
* Giải nghĩa từ khó:
1/ Mối quan hệ giữa Quốc Mẫu, Công chúa với TTĐ:
- Linh Từ Quốc Mẫu với Công Chúa là 1. Nguyên do cụ thể: Bà là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, là mẹ đẻ của Lý Chiêu Hoàng. Khi nhà Lý mất, bà bị giáng làm công chúa và lấy TTĐ. 
2/ Thái sư Trần Thủ Độ:
a) Giới thiệu về TTĐ
- Ngày, tháng, năm qua đời được truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ đại Vương.
- Sinh thời không có học vấn nhưng tài lược hơn người. Làm quan triều Lí được mọi người mến mộ.
- Trần cảnh lấy được thiên hạ nhờ Trần Thủ Độ, TTĐ quyền hơn cả vua.
b) Phẩm chất tính cách của TTĐ
- Kể về cuộc đời TTĐ, tác giả chọn 4 sự kiện phản ánh 4 khía cạnh về nhân cách của ông. Đó là:
+ Đối với người hặc tội mình: Ông thừa nhận người hặc tội mình nói đúng “ Đúng như lời người ấy nói”. Bất ngờ hơn, ông còn “ lấy tiền lụa thưởng cho anh ta”à Sự thẳn thắn nghiêm khắc với bản thân mà còn khích lệ cấp dưới trung thực, dũng cảm dám vạch sai lầm của bề trên.
+ Đối với người quân hiệu giữ thềm cấm: Ông khích lệ những người dưới giữ nghiêm phép nước dù có ảnh hưởng đối với gia đình ông.
+ Đối với kẻ cậy nhờ xin chức tước, TTĐ ứng xử tế nhị: Vừa răn đe kẻ hay ỷ thế, cậy nhờ nơi q/thế để xin xỏ ch/tước; vừa răn đe vợ không được dựa vào quyền của chồng làm bậy.
+ TTĐ cũng chống lại việc đưa anh em, họ hàng nắm giữ những chức vụ qu/trọng trong triều đình để kéo bè kết đảng.
èTTĐ là người giữ nghiêm phép nước, chí công vô tư, thẳng thắn và luôn khích lệ cấp dưới làm như mình.
c) Nhận xét về cách viết sử: Lối viết sử của tác giả hấp dẫn tạo được yếu tố bất ngờ có kịch tính.
- Ở mỗi s/kiện, TTĐ xử sự đi ngược với d/đoán của người đọc
+ Với người hặc tội và người lính quân hiệu giữ thềm cấm không nỗi cơn thịnh nộ. Trái lại khen và còn ban thưởngà bất ngờ này dẫn đến bất ngờ khác. Bất ngờ sau lớn hơn bất ngờ trước, kịch tính càng cao.
+ Sự việc người xin giữ chức Câu đương càng giàu kịch tính hơn. Người đọc nghĩ rằng TTĐ đồng tình và ra lệnh cho đòi. Qua câu nói “ ngươi vì.. khác được” cứ tưởng rằng sẽ được ân sủng. Nào ngờ, TTĐ hạ câu rất tự nhiên “ phải chặt p/biệt”
èKịch tính càng cao.
b) Lối viết sử rất kiệm lời, không miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật mà nhân cách nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc.
- Mở nút mỗi sự kiện chỉ bằng 2 câu.
- Người viết ca ngợi nhân cách TTĐ nhưng lại không có 1 câu nào ca ngợi. 
- Cách viết sử kiệm lời càng tạo kịch tính cao.
- Càng tự hào về con người VN, dân tộc VN,càng quí trọng văn hóa l/sử do cha ông để lại.
3) Chủ đề:
Qua việc lựa chọn 4 sự kiện và cách ứng xử trong cuộc đời TTĐ, tác giả ĐVSKTT đã khắc hoạ một nhân cách không để tình riêng lấn át, luôn giữ kỉ cương phép nước và k/khích cấp dưới làm như mình của TTĐ. 
III/. TỔNG KẾT:
- Người viết sử phải có tài năng và đức độ. Tài năng thể hiện ở sự lựa chọn tình tiết. Chỉ 4 sự kiện người viết đã làm nổi bật nhân cách Thái sư. Tài năng của người viết sử thể hiện tạo ra kịch tính bất ngờ, ứng xử linh hoạt.
- Bên cạnh tài năng, học vấn, thái độ của tác giả viết sử học là giữ được phẩm chất ngòi bút, có gì đáng ca ngợi hoặc cần phê phán đều phải phản ánh trung thực.
IV/. LUYỆN TÂP:
BT nâng cao SGK/65
Qua 2 đoạn trích , có thể thấy: nhìn chung các tác giả sử đều bộc lộ thái độ trân trọng và lòng ngưỡng mộ với 2 n/vật lịch sử – đó là T/phó THThành và T/sư TTĐ.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
 - Học bài. Đọc bài đọc thêm và trả lời các câu hỏi: 
+ Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn là ai?
+ Tương ứng với 5 sự kiện là lời nói và việc làm của TQT ntn?
+ Phân tích THĐ qua cách cư xử với vua, với nước, với cha, với con ntn?
- Chuẩn bị bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên,
+ Tác giả? Bố cục? Chủ đề?
+ N/vật Tử Văn? Nêu ý nghĩa của cuộc đấu tranh?
+ Yếu tố thần kỳ và tác dụng của nó? 
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAI SU TRAN THU DO 10NC.doc