Giáo án môn Ngữ văn 11 - Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

A. Mục tiêu bài học

Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:

- Thấy được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống

- Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

- Thấy được sự cần thiết phải có thái độ khiêm tốn, biết lắng nghe, chia sẻ trong giao tiếp với mọi người

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11

C. Cách thức tiến hành

- Đàm thoại phát vấn

- Thảo luận

- Thuyết trình

D. Tiến trình giờ giảng

1. Ổn định

2. KTBC

3. GTBM

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 18350Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 70
PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
Ngày soạn: 10.12.09
Ngày giảng:
Lớp giảng:	11A	11C	11K	11E
Sĩ số:
Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:
- Thấy được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống
- Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Thấy được sự cần thiết phải có thái độ khiêm tốn, biết lắng nghe, chia sẻ trong giao tiếp với mọi người
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11
C. Cách thức tiến hành
- Đàm thoại phát vấn
- Thảo luận
- Thuyết trình
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC 
3. GTBM
4/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS tìm hiểu mục I SGK (T130) -> trả lời các câu hỏi 
Kể lại một số hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn mà em biết
HS thực hiện
GV: theo em phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là gì?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: dựa vào sự hiểu biết về phỏng vấn -> phỏng vấn có mục đích gì?
GV: Phỏng vấn có vai trò như thế nào?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: yêu cầu HS tìm hiểu mục II và trả lời câu hỏi trong SGK
HS thực hiện
GV: khi phong rvấn cần chú ý về câu hỏi phóng vấn như thế nào?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: khi thực hiện phỏng vấn cần chú ý đến những vấn đề gì?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Sau khi thực hiện PV trong quá trình biên tập cần lưu ý điểm gì?
HS phát biểu GV ghi bảng
GV: Người trả lời PV cần chú ý điểm gì khi trả lời PV?
HS đưa ra những ý kiến của mình Gv chốt lại
GV: đóng vai người PV, HS đóng vai người trả lời PV -> tiến hành cuộc PV nhỏ -> Gv rút kinh nghiệm từ cuộc PV đó
I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
1. Các hoạt động phỏng vấn thường gặp
- Một chính khách, một quan chức, một doanh nhân trả lời báo chí.
- Một bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đăng trên báo, trên tivi
- Khi người ta đi tìm việc làm
2. Khái niệm
- Phỏng vấn là quá trình diễn ra giữa người hỏi và người trả lời phỏng vấn về một vấn đề xã hội đáng quan tâm, về con người nào đó mà được dư luận chú ý
3. Mục đích
- Để biết quan điểm của một người nào đó.
- Để thấy tầm quan trọng, ý nghĩa XH của vấn đề đang được PV.
- Để tạo lập quan hệ XH.
- Để chọn người phù hợp với công việc.
4. Vai trò của phỏng vấn
- Biểu hiện một XH văn minh, dân chủ, tôn trọng các ý kiến khác nhau về môt vấn đề.
II. Yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn
1. Công việc chuẩn bị phỏng vấn
a. Phải xác định:
- Chủ đề phỏng vấn (điều gì, việc gì, sự kiện gì...)
- Mục đích phỏng vấn để làm gì
- Đối tượng phỏng vấn
- Người thực hiện phỏng vấn
- Phương tiện phỏng vấn
b. Hệ thống câu hỏi
- Ngắn gọn, rõ ràng
- Phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn
- Làm rõ được chủ đề
- Liên kết với nhau và được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí
2. Thực hiện cuộc phỏng vấn
- Ngoài hệ thống câu hỏi chuẩn bị, cần có những câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh để cuộc PV không bị máy móc, hết nhanh vừa không lan man.
- Người PV phải có thái độ thân tình, đồng cảm, lắng nghe và chia sẻ thông tin với người trả lời.
- Kết thúc phỏng vấn người PV cảm ơn người trả lời PV
3. Biên tập sau khi PV
- Người PV không được tự ý thay đổi nội dung câu trả lời. Để đảm bảo tinhd trung thực của thông tin nhưng có thể sửa chữa, sắp xếp lại 1 số câu chữ cho ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu.
- Có thể ghi lại một số cử chỉ, điệu bộ của người trả lời để người đọc hiểu rõ hơn tình huống câu nói
III. Những yêu cầu đối với người trả lời PV
1. Thẳng thắn, trung thực, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình
2. Trả lời trúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp dẫn.
Ngoài ra, người trả lời PV có thể dùng những ví von, so sánh mới lạ hoặc những cách đặt câu hỏi ngược lại gây ấn tượng , bất ngờ.
IV. Luyện tập
Bài tập 2
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Chuẩn bị Luyện tập PV và trả lời PV

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet70phongvanvatloiphngvan.doc