A. Mục tiêu bài học
Qua giờ ôn tập, nhằm giúp học sinh:
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của VHTĐVN đã học trong CT Ngữ văn 11.
- Tự đánh giá được kiến thức về VHTĐ và phương pháp ôn tập, từ đó rút kinh nghiệm để học tốt hơn phần VH.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
- SGK Ngữ văn 10
- Một số tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Ôn tập củng cố
- Trao đổi thảo luận
- Gợi tìm và trả lời câu hỏi
Tiết theo PPCT: 29 - 30 ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Ngày soạn: 05.10.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11E 11K Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ ôn tập, nhằm giúp học sinh: - Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của VHTĐVN đã học trong CT Ngữ văn 11. - Tự đánh giá được kiến thức về VHTĐ và phương pháp ôn tập, từ đó rút kinh nghiệm để học tốt hơn phần VH. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 - SGK Ngữ văn 10 - Một số tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành - Ôn tập củng cố - Trao đổi thảo luận - Gợi tìm và trả lời câu hỏi D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. KTBC (Không kiểm tra) 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: yêu cầu HS nhắc lại những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX? HS phát biểu GV chốt lại GV: So với các giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này có biểu hiện gì mới? HS trả lời Gv ghi bảng GV: Tại sao trong giai đoạn văn học này lại xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa? Những biểu hiện cụ thể của trào lưu này? HS phát biểu Gv ghi bảng GV: Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong giai đoạn văn học này? GV: Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh - trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác (yêu cầu HS viết thành bài văn ngắn) HS làm Gv lấy kết quả GV: thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có giá trị nội dung và nghệ thuật như thế nào? HS nhắc lại Gv ghi bảng GV: yêu cầu HS lập bảng tổng kết về tác giả và tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong chương trình 11 GV: Chứng minh quan niệm thẩm mĩ của những tác phẩm văn học trung đại? GV: Chứng minh bút pháp ước lệ tượng trưng của tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát? GV: Nêu một số tên tác phẩm VHTĐ mà tên tác phẩm gắn với thể loại? GV: Nêu đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật? GV: Nêu đặc điểm của một bài văn tế? GV: Nêu đặc điểm của một bài hát nói? I. Nội dung 1. Câu 1 - Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này: + Yêu thiên nhiên đất nước + Niềm tự hào dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, + Lòng căm thù giặc, tinh thần chiến đấu bất khuất, - Những điểm mới của nội dung yêu nước: + Đề cao vai trò của hiền tài đối với đất nước (Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm), + Tư tưởng canh tân đất nước, đề cao luật pháp (Xin lập khoa luật – Nguyễn Trường Tộ), + Chủ nghĩa yêu nước mang âm hưởng bi tráng (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu) - Những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích + Chạy giặc: Lòng căm thù giặc, nỗi xót xa trước cảnh đất nước bị tàn phá + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: ca ngợi những người nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc + Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh): ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên đất nước + Vịnh khoa thi hương: Lòng căm thù giặc và nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan. 2. Câu 2 - Văn học từ TK XVIII đến hết TK XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa:Vì các tác phẩm đều tập trung vào: + Vấn đề con người, nhận thức con người, + Đề cao con người, đấu tranh chống lại những thế lực đen tối và phản động để bảo vệ con người + Thương cảm trước những bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người. - Những biểu hiện phong phú: + Đề cao truyền thống đạo lí, khẳng định quyền sống con người + Khẳng định con người cá nhân - Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học giai đoạn này: khẳng định con người cá nhân. - Chứng minh qua các tác giả, tác phẩm: + Truyện Kiều: đề cao tình yêu , khát vọng tự do và công lí, ngợi ca phẩm chất của con người + Chinh phụ ngâm: nỗi cô đơn và nỗi lo vì hạnh phúc tuổi trẻ phai tàn do chiến tranh gây ra và lên án chiến tranh + Thơ Hồ Xuân Hương: Đó là con người cá nhân khao khát sống, khao khát tình yêu hạnh phúc được thể hiện bằng một cách nói mạnh mẽ, táo bạo + Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ): con người cá nhân tài năng có lối sống phong khoáng + Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến): con người cá nhân trống rỗng, mất ý nghĩa + Thơ Tú Xương: con người cá nhân tự khẳng định mình bằng nụ cười trào phúng 3. Câu 3 - Lê Hữu Trác ghi lại chân thực và sâu sắc hình ảnh phủ chúa Trịnh với những cung điện và con người cụ thể , với cảnh sống xa hoa đầy quyền uy - Phê phán: cảnh sống hưởng lạc và xa hoa, lộng quyền của chúa Trịnh 4. Câu 4 a. Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn NĐC: - Nội dung: + Đề cao đạo lí nhân nghĩa (LVT) + Yêu nước chống ngoại xâm (VTNSCG) - Nghệ thuật: + Tình cảm đạo đức trữ tình + Ngôn ngữ, hình tượng đậm màu sắc Nam Bộ b. Vẻ đẹp bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc: + Bi: đau thương, gợi lên từ đời sống lam lũ, vất vả, nỗi đau thương mất mát và tiếng khóc xót xa của những người còn sống + Tráng: lòng căm thù giặc, hành động quả cảm, ngợi ca công đức của những nghĩa sĩ hi sinh II. Phương pháp 1. Câu 1 2. Câu 2 Đặc điểm về tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ, bút pháp nghệ thuật của Văn học Trung Đại a. Tư duy nghệ thuật: - Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm trong bài “Câu cá mùa thu ”của Nguyễn Khuyến: + Tính quy phạm: Thể loại: thất ngôn bát cú, hình ảnh ước lệ: thu thiên, thu thuỷ, thu diệp, ngư ông + Phá vỡ tình quy phạm: o Cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, chiếc ao làng với sóng hơi gợn, nước trong veo, lối vào nhà ngõ trúc quanh co.., o Cách sử dụng vần điệu, vần eo gợi không gian ngoại cảnh và tâm cảnh như tĩnh lặng thu hẹp dần. Ngôn ngữ bài thơ viết bằng chữ Nôm. à Qua bài thơ, thấy được làng cảnh quê hương Việt Nam và tấm lòng của nhà thơ với quê hương đất nước b. Quan niệm thẩm mĩ: hướng về những cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển cố, điển tích những thi liệu Hán học - Truyện Lục Vân Tiên: sử dụng những điển tích liên quan đến các ông vua tàn ác, không chăm lo được cuộc sống của nhân dân: Kiệt Trụ mê dâm, U Lệ đa đoan, đời Ngũ Bá - Bài ca ngất ngưởng: phơi phới ngọn đông phong, phường Hàn Phú nhằm nói lên cái thú tiêu dao của một người nằm ngoài vòng danh lợi, khẳng định lối sống ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa - Bài ca ngắn đi trên bãi cát: ông tiên ngủ kĩ, danh lợi là những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện khao khát thay đổi cuộc sống. c. Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ tượng trưng Bài ca ngắn đi trên bãi cát: - Bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ. - Những người tất tả đi trên bãi cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi - Con đường cùng: tượng trưng cho con đường công danh thi cử, con đường vô nghĩa, và con đường bế tắc của xã hội trong hoàn cảnh Cao Bá Quát viết bài thơ này. d. Thể loại: - Những đặc trưng cơ bản: Thường sử dụng các thể loại có kết cấu định hình và tính ổn định cao: biểu, chiếu, tấu, sớ, cáo hịch, thơ tứ tuyệt, ngũ ngôn, thất ngôn - Một số tác phẩm trung đại mà tên thể loại gắn liền với tên tác phẩm: Chiếu cầu hiền, Cáo bình Ngô, Hịch tướng sĩ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Đặc điểm về hình thức của thơ Đường luật : + Về ngắt nhịp :Thơ thất ngôn bát cú Đường luật (TNBCĐL) ngắt nhịp theo kiểu phối hợp chẵn – lẽ: 4/3 + Về phối thanh: * Về luật : Có hai loại : + Thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm theo luật bằng, vần bằng : là bài thơ được bắt đầu bằng tiếng thứ 2 của câu 1 mang thanh B, và vần B ở cuối các câu : 1, 2, 4, 6, 8. + Thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm theo luật trắc, vần bằng: là bài thơ được bắt đầu bằng tiếng thứ 2 của câu 1 mang thanh T, và vần B ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. + Trong một câu thơ, các tiếng 2, 4, 6 phải ngược thanh nhau; còn các tiếng 1, 3, 5, 7 có thể linh hoạt về luật B-T. * Về niêm : Là sự liên kết về âm luật của hai câu thơ Đường luật : + Hai câu thơ là niêm nhau: khi tiếng thứ hai của 2 câu thơ cùng theo một luật (B hay T). + Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, các cặp niêm với nhau : 1-8, 2-3, 4-5, 6-7, 8-1 (không niêm theo đúng luật gọi là thất niêm). * Bố cục : + Hai câu đề : Câu 1 : Mở bài gọi là phá đề. Câu 2 : Vào bài gọi là thừa đề + Hai câu thực : Câu 3 và 4 đối nhau, dùng để giải thích đề + Hai câu luận: Câu 5 và 6 đối nhau, bàn luận về đề. + Hai câu kết : Câu 7 và 8 tóm tắt ý cả bài. - Đặc điểm của văn tế: + Gồm 4 phần: Lung khởi, thích thực, ai vãn và phần kết. + Thể văn: thể phú Đường luật có vần, có đối - Đặc điểm của thể hát nói: Lời của bài hát nói có 11 câu, chia làm 3 khổ : + Khổ đầu : 4 câu, vần cuối các câu lần lượt là : T-B-B-T + Khổ giữa : 4 câu, vần cuối các câu lần lượt là : T-B-B-T + Khổ cuối : 3 câu, vần cuối các câu làn lượt là : T-B-B 5. Củng cố và dặn dò - Yêu cầu HS nắm chắc những kiến thức đã ôn trong giờ học - Chuẩn bị giờ sau trả bài số 2
Tài liệu đính kèm: