Giáo án môn Ngữ văn 11 - Ôn tập văn học

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Ôn tập văn học

A. Mục tiêu bài học

Qua giờ ôn tập, nhằm giúp HS:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về VHVN hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11.

- Củng cố và hệ thống hóa những tri thức ấy trên 2 phương diện lịch sử và thể loại.

- Rèn luyện nâng cao tư duy phân tích và tư duy khái quát, kĩ năng trình bày vấn đề một cách hệ thống.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11

- Một số tài liệu tham khảo khác

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1619Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Ôn tập văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 67 – 68
ÔN TẬP VĂN HỌC
Ngày soạn: 6.12.09
Ngày giảng:
Lớp giảng:	11A	11C	11K	11E
Sĩ số:
Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
Qua giờ ôn tập, nhằm giúp HS:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về VHVN hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11.
- Củng cố và hệ thống hóa những tri thức ấy trên 2 phương diện lịch sử và thể loại.
- Rèn luyện nâng cao tư duy phân tích và tư duy khái quát, kĩ năng trình bày vấn đề một cách hệ thống.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11
- Một số tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Ôn tập củng cố
- Thảo luận
- Làm đề cương
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC (không kt)
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: nêu nội dung và yêu cầu ôn tập
HS:chỉ ôn phần VHVN từ đầu thế kỉ XX đến 1945. Phần VHTĐ đã ôn. Bài T. y và thù hận ôn ở kì II.
HS:trình bày, thảo luận theo hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị.
GV: chốt lại
GV: Vì sao có sự phân hoá như vậy?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: Vì sao văn học giai đoạn này lại có tốc độ phát triển nhanh chóng?
GV: Yêu cầu HS lập bảng so sánh
I. Câu 1: Hai bô phận, các xu hướng văn học.
1. Bộ phận VH công khai,hợp pháp: có các xu hướng chính.
- Văn học lãng mạn.
+ Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi, chống lễ giáo PK.
+ Các tác giả tiêu biểu: Huy Cận (Tràng Giang), Xuân Diệu (Vội vàng, Đây mùa thu tới), Thạch Lam (Hai đứa trẻ)
- Văn học hiện thực.
+ Phản ánh hiện thực một cách khách quan: XH thuộc địa, tố cáo tội ác của tầng lớp thống trị
+ Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Nam Cao (Chí Phèo, Lão Hạc), Vũ Trọng Phụng (Số đỏ, Giông tố) Ngô Tất Tố (Tắt đèn).. 
2. Bộ phận VH không hợp pháp.
- Văn học yêu nước CM, nhà văn là chiến sĩ, ngòi bút là vũ khí.
- Tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Phan Bội Châu (Hải ngoại huyết thư..) Nguyễn Ái Quốc (Vi hành), Tố Hữu (Từ ấy)
3. Nguyên nhân của sự phân hoá
- Vì:
+ Văn học thời kì này phát triển trong hoàn cảnh đất nước thuộc địa
+ Chịu ảnh hưởng của chính sách kinh tế và văn hoá của thực dân Pháp, đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc của các phong tào yêu nước, cách mạng giải phóng dân tộc
4. Nguyên nhân khiến văn học giai đoạn này phát triển mau chóng:
- Do sự thúc bách của thời đại
- Sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc
- Sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức.
II. Câu 2: 
1. Sự khác nhau giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại
TT trung đại
TT hiện đại
- Hình thức văn tự: chữ Hán, Nôm
- Chú ý đến sự việc, chi tiết
- Cốt truyện đơn tuyến
- Cách kể: trình tự thời gian
- Tâm lí, tâm trạng nhân vật sơ lược
- Ngôi kể: thứ 3
- Kết cấu chương hồi
- hình thức văn tự: chữ quốc ngữ
- Chú ý đến TG bên trong của NV
- Cốt truyện phức tạp đa tuyến
- Cách kể theo trình tự thời gian, phát triển tâm lí, tâm trạng của nhân vật
- Tâm lí, tâm trạng nhân vật phong phú, phức tạp
- Ngôi kể: kết hợp nhiều ngôi kể
- Kết cấu: chương, đoạn
2. Những yếu tố của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh
- Chú ý nhiều đến sự việc chi tiết
- Tâm lí nhân vật còn thể hiện đơn giản
- Kể chuyện hoàn toàn theo trình tự thời gian, sự kiện
- Ngôi kể: ngôi thứ 3 xen lẫn lời bình luận lộ liễu của tác giả
- Thiên nhiên chưa gắn bó hài hoà với nhân vật
- Câu văn còn dáng dấp văn biền ngẫu, đăng đối, thiếu tự nhiên
- Chủ đề: đạo lí, đạo đức giáo huấn
* Lí do của sự tồn tại đó
- Là một trong những tiểu thuyết đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ ở Nam Bộ
- Ngôn ngữ tiếng Việt văn học chưa thoát khỏi phong cách trung đại
- Kĩ thuật và nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết hiện đại đang còn rất mới mẻ với các nhà văn Việt Nam
III. Câu 3
- Tình huống là những quan hệ, những hoàn cảnh mà nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện. Tạo tình huống đặc sắc là khâu then chốt của nghệ thuật viết truyện.
- Có nhiều loại tình huống khác nhau.
+ Trong Vi hành và Tinh thần thể dục: đó là tình huống trào phúng nhằm gây cười đả kích, chế giễu đối tượng.
+ Có sự khác nhau.
— Ở Vi hành: tình huống nhầm lẫn.
— Ở Tinh thấn thể dục: mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích tốt đẹp và thực chất tai họa.
+ Trong Chữ người tử tù: tình huống éo le: tử tù săp bị tử hình - người cho chữ; quản ngục coi tù - người xin chữ; cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.
+ Trong Chí Phèo: tình huống bi kịc: mâu thuẫn giữa khát vọng sống lương thiên và không được làm người lương thiện.
IV. Câu 4 Đặc sắc nghệ thuật của các truyện
- Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện -truyện trữ tình. Cốt truyện rất đơn giản. Cảm giac và tâm trạng được đào sâu.Tình huống truyện độc đáo: cảnh đợi tàu, tình huống tâm trạng. Ngôn ngữ giàu chất thơ.
- Chữ người tử tù: hình tượng Huấn Cao (anh hùng nghệ sĩ, thiên lương nhân hậu trong sáng). Hình tượng người quản ngục.Tình huống cho chữ, xin chữ. Ngôn ngữ vừa cổ kính vừa tạo hình.
- Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn li kì. Cách kể biến hóa linh họat. Xây dựng hình tượng điển hình. Nghệ thuật phân tích và mô tả tâm lí sâu sắc. Ngôn ngữ tự nhiên và giàu chất triết lí.
V. Câu 5. Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia.
- Nhan đề trào phúng. Nhân vật trào phúng. Ngôn ngữ khôi hài, nói ngược. Thủ pháp phóng đại.
VI. Câu 6. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng.
- Tác phẩm được xây dựng bởi hai mâu thuẫn cơ bản.
+ Mâu thuân giữa nông dân lao động với hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực.
+ Mâu thuẫn giữa khát vọng sáng tạo nghệ thuật với điều kiện lịch sử xã hội.
- Mâu thuẫn thứ nhất tác giả giải quyết triệt để. Mâu thuẫn thứ hai tác giả giải quyết chưa thật dứt khoát bởi đó là Mâu thuẫn mang tính quy luật thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuât và cuộc sống, nghệ sĩ và XH.
VII. Câu 7. Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
- Công việc của người thợ thường là sao chép theo mẫu tạo ra những sp giống nhau hàng loạt. Còn viêc sạng tạo của ngưởi nghệ sĩ khác hẳn: sản phẩm của anh ta là sản phẩm tinh thần, tư duy, tâm hồn. Là tạo ra cái mới. Mỗi tác phẩm của nhà văn là tác phẩm duy nhất, không lặp lại.
- Muốn vậy, nhà văn phải có năng lực tư duy,có óc sáng tạo dồi dào có ý chí và nỗ lực tìm kiếm cái mới
- Đây là quan điểm không mới nhưng được phát biểu chân thành, diễn đạt hay và lại được kiểm chứng bằng chính tác phẩm của Nam Cao.
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức yêu cầu HS phải nắm
- Chuẩn bị bài tiêp theo

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet6768ontapVH.doc