A. Mục tiêu bài học
Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của Phan Bội Châu.
B/ Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11
- Một số tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Đọc hiểu
- Đàm thoại phát vấn
- Trao dổi thảo luận
- Thuyết trình
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC (không kt)
3. GTBM
Tiết theo PPCT 73 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu Ngày soạn: 12.12.09 Ngày giảng: Lớp giảng: Sĩ số: Điểm kt miệng: A. Mục tiêu bài học Qua giờ giảng, nhằm giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. - Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của Phan Bội Châu. B/ Phương tiện thực hiện - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 - Một số tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành - Đọc hiểu - Đàm thoại phát vấn - Trao dổi thảo luận - Thuyết trình D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. KTBC (không kt) 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: Dựa vào tiểu dẫn SGK -> vài nét chú ý về cuộc đời Phan Bội Châu? HS trả lời Gv ghi bảng GV thuyết giảng cụ thể cuộc đời hoạt động cách mạng của PBC GV đọc phiên âm -> gọi HS đọc và nhân xét HS đọc -> cảm nghĩ ban đầu của em về bài thơ? HS phát biểu tự do GV: bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? HS trả lời Gv ghi bảng GV: yêu cầu HS đọc lại 2 câu thơ đầu và xác định nội dung được phản ánh trong 2 câu thơ vừa đọc HS thực hiện GV chốt lại GV: thuyết giảng - Chí làm trai đã từng được phản ánh trong bài “thuật hoài” – Phạm Ngũ Lão: Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu - Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ: Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển GV: quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu được thể hiện như thế nào? HS tìm từ ngữ Gv ghi bảng GV: Xác định kiểu câu được sử dụng trong 2 câu thơ này? Tác dụng? HS trả lời Gv chốt lại GV: Cái tôi được thể hiện như thế nào rtrong 2 câu thơ này? HS: cống hiến GV: nhận xét gì về cấu trúc của 2 câu thơ? HS trả lời Gv chốt lại GV: trong 2 câu kết xuất hiện hình ảnh nào? HS phát hiện GV ghi bảng GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và nắhc lại kiến thức cần nắm được của bài I. Khái quát về tác giả và tác phẩm 1. Tác giả a. Cuộc đời - (1867 – 1840), nhỏ: Phan Văn San, hiệu Sào Nam - Quê: Nam Đàn Nghệ An - 1900: đỗ giải nguyên - 1905: xuất dương sang Nhật - 1925: bị Pháp bắt - 1940: qua đời ở Huế - Nhà lãnh tụ của phong trào yêu nước và cách mạng đầu XX, có tấm lòng yêu nước tha thiết, nồng cháy mặc dù sự nghiệp cứu nước không thành. b. Sự nghiệp - Là nhà văn lớn + Tác phẩm chính: SGK - Đạt thành tựu rực rỡ trong văn chương tuyên truyền cổ động Cách mạng - Lý tưởng dân tộc cao cả, tình cảm yêu nứơc thương dân thiết tha, sôi sục, là cội nguồn cảm hứng sáng tạo và trở thành phong cách nghệ thuật có sức lay động lớn tâm hồn người đọc. 2. Tác phẩm a. Đọc b. Hoàn cảnh sáng tác - Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật, trong buổi chia tay PBC sáng tác bài thơ này để từ giã bạn bè và đồng chí. II. Đọc hiểu văn bản 1. Hai câu thơ đầu - Hai câu đầu: chí làm trai trong xã hội phong kiến xưa + Quan niệm của PBC: phải lạ (hi kì) – biết sống phi thường hiển hách, xoay chuyển trời đất, vũ trụ (càn khôn) -> Quan niệm về chí làm trai của PBC lớn lao, mãnh liệt, táo bạo,lí tưởng sống ấy tạo cho con người 1 tư thế mới, khoẻ khoắn, ngang tàng, dám ngạo nghễ thách thức với trời đất. 2. Hai câu thực - Kiểu câu: + Câu 3: khẳng định + Câu 4: nghi vấn -> khẳng định -> tác dụng: ý thức trách nhiệm sự cứng cỏi đầy khí phách của PBC - Cái tôi: trách nhiệm, cống hiến, đóng góp trong xã hội, trước lịch sử chứ không phải cái tôi hưởng thụ -> Tác giả đã giải thích mối quan hệ giữa chí làm trai với ý thức về cái tôi. 3. Hai câu luận - Cấu trúc: + Từng vế câu: nhân – quả + Giữa 2 câu: quan hệ song hành -> Dụng ý: mối quan hệ khăng khít giữa tổ quốc non sông và cuộc sống của mỗi người dân; giữa sách vở thánh hiền với việc mở mang trí tuệ cho tuổi trẻ -> nhằm nhấn mạnh bổ sung, tô đầm cảm xúc và suy nghĩ - Câu thơ thứ 6: quan hệ mới mẻ táo bạo, có ý tiên phong đối với thời đại: sách vở thánh hiền chẳng có ích gì – ý tưởng cách tân này có được là nhờ tinh thần dân tộc, ý thức cứu nước, nhất là luồng ánh sáng mới về ý thức hệ 4. Hai câu kết - Hình ảnh: ngọn gió dài, ngàn đợt sóng bạc cung bay lên + Ý trong câu nguyên bản: hào hùng, có sự mở rộng tứ thơ -> 2 câu kết: tư thế hăm hở của người ra đi. III. Tổng kết - Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. 5. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại nội dung của bài học - Chuẩn bị bài tiếp theo
Tài liệu đính kèm: