Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lưu biệt khi xuất dương

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lưu biệt khi xuất dương

1. Tác giả: Phan Bội Châu:

Học giỏi nổi tiếng, từng đỗ giải nguyên, từng bôn ba Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan gây dựng phong trào chống Pháp; Sự nghiệp thơ văn đồ sộ, phong phú đều nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng.

2.Tác phẩm:

- Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước, đặc biệt là tư tưởng mới mẻ, táo bạo về chí làm trai của nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Bội Châu những năm đầu thế kỉ XX.

- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sôi sục, hào hùng, hình tượng thơ đẹp và đậm chất sử thi.

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lưu biệt khi xuất dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC CƠ BẢN NGỮ VĂN 11
I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
1. Tác giả: Phan Bội Châu:
Học giỏi nổi tiếng, từng đỗ giải nguyên, từng bôn ba Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan gây dựng phong trào chống Pháp; Sự nghiệp thơ văn đồ sộ, phong phú đều nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng.
2.Tác phẩm:
- Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước, đặc biệt là tư tưởng mới mẻ, táo bạo về chí làm trai của nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Bội Châu những năm đầu thế kỉ XX.
- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sôi sục, hào hùng, hình tượng thơ đẹp và đậm chất sử thi.
HẦU TRỜI
1.Tác giả: Tản Đà
Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn “người của hai thế kỉ”. Thơ văn ông có thể xem như gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
2.Tác phẩm:
- Qua câu chuyện Hầu Trời, nhà thơ mạnh dạn tự biểu hiện cái tôi cá nhân. Đó là một cái tôi phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.
- Giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu tự nhiên, thoả mái, ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh
VỘI VÀNG
1.Tác giả: Xuân Diệu
Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ. Từ sau cách mạng, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thức tế đời sống và rất giàu tính thời sự.
2.Tác phẩm:
- Bài thơ thể hiện tâm hồn yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt của “cái tôi” hiện đại cùng với một quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ một đi không bao giờ trở lại của Xuân Diệu.
- Sự sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của Xuân Diệu: nghệ thuật dùng từ, sáng tạo trong việc đặt câu, hình ảnh thơ; sự kết hợp giữu mạch cảm xúc say mê, cuồng nhiệt, mãnh liệt dồi dào và mạch luân lí chặt chẽ trong một hình ảnh thơ mới mẻ, táo bạo và quan niệm mới về hình ảnh và giọng điệu thơ.
TRÀNG GIANG
1.Tác giả: Huy Cận
Là nhà thơ của phong trào thơ mới, ông chịu ảnh hưởng của văn học Pháp, nhưng nghiêng về ảnh hưởng thơ Đường, giọng thơ hàm súc giàu suy tưởng triết lí và thường mang nỗi sầu vũ trụ và nhân thế.
2.Tác phẩm:
- Bài thơ Tràng giang bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.
- Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới (bốn khổ như là bốn bài thơ tứ tuyệt tương đối độc lập nhưng thống nhất trong cảm xúc, hình ảnh thưo mới mẻ).
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
1.Tác giả: Hàn Mặc Tử
Cuộc đời có nhiều bi thương, nhưng ông đã vượt qua với nghị lực phi thường và có sức sáng tạo mạnh mẽ. “Mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kì mới này, chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử”(Chế Lan Viên).
2.Tác phẩm:
-Bài thơ thể hiện tấm lòng thiết tha mà cũng đầy uẩn khúc của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Phác hoạ nên một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước và cũng là tiếng lòng của một con người yêu đời thiết tha với một nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm vô vọng.
- Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh gợi cảm.
CHIỀU TỐI
1.Tác giả: Hồ Chí Minh 
2.Tác phẩm:
- Qua bài thơ Chiều tối hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của Bác: tình yêu thiên nhiên, cái nhìn lạc quan, trân trọng cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ .
TỪ ẤY
1.Tác giả: Tố Hữu
Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
2.Tác phẩm:
- Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, lời tâm nguyện của Tố Hữu- một thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.
- Sự vận động tâm trạng của nhà thơ được thể hiện sinh động bằng: hình ảnh tươi sáng, ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
TÔI YÊU EM
1.Tác giả: Puskin
Puskin là “Mặt trời thi ca Nga”, ông là nhà thơ có ảnh hưởng to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga, thành tựu của Puskin thể hiện ở thơ trữ tình, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca, truyện ngắn, truyện vừa.
2.Tác phẩm:
- Bài thơ thể hiện nỗi buồn của một mối tình vô vọng nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, nhân hậu, vị tha.
- Vẻ đẹp trữ tình của thơ Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức nghệ thuật lẫn nội dung tâm tình.
NGƯỜI TRONG BAO
1.Tác giả: Sêkhốp
 Là một nhà văn lớn của Nga và thế giới. Ông là tác giả của hơn 500 truyên ngắn và nhiều vở kịch. Truyện của Sêkhốp thường đặt nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân bản sâu xa, ý nghĩa xã hội to lớn.
2.Tác giả:
- Qua truyện ngắn “Người trong bao”, tác giả muốn phê phán lối sống hèn nhát, ích kỉ, bạc nhược của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX; đồng thời thức tỉnh mọi người “Không thể sống như thế mãi đựơc”.
- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc.
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
1.Tác giả: Huygô
Là nhà văn lớn của Pháp, có nhiều thành tựu lớn trong tiểu thuyết, thơ ca và kịch.
2.Tác phẩm:
- Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập:Giave và GiăngVan giăng, đó là sự đối lập giữa Ác và Thiện, giữa Cường quyền và nạn nhân. Qua đó Huygô muốn gởi thông điệp đến bạn đọc: Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính có thể sống bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật và diễn biến cốt truyện, nghệ thuật phóng đại, so sánh, ẩn dụ và nghệ thuật tương phản, cách dùng đoạn bình luận ngoại đề để biểu hiện trực tiếp cảm xúc của người kể chuyện.
VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
1.Tác giả:Phan Châu Trinh
Là một nhà yêu nứơc, Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải cách duy tân làm cho dân giàu nước mạnh, trên cơ sở đó tạo lập nền độc lập quốc gia.
2.Tác phẩm: 
- Vạch trần thực trạng đen tối của một xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, vì ngày mai tươi sáng của đất nước.
- Nghệ thuật viết văn chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết,đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng đầy sức thuyết phục.
BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC
1.Tác giả: Ăngghen
Là nhà triết học người Đức, bạn thân thiết của Mác và là nàh hoạt động cách mạng nổi tiếng của phong tràocông nhân thế giới và Quốc tế cộng sản. Di sản lí luận của ông là một phần quan trọng trong lí luận của chủ nghĩa Mác.
2.Tác phẩm:
 	Bằng lập luận chặt chẽ, kết hợp với biện pháp so sánh tăng tiến, Ăngghen đã giúp cho người đọc nhận thức một cách sâu sắc về những cống hiến vĩ đại của Mác đối với nhân loại.
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
1.Tác giả: Hoài Thanh
Là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
2.Tác phẩm:
- Trong đoạn trích, tác giả đã nêu rõ nội dung cốt yếu của “tinh thần Thơ mới”: lần đầu tiên chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca; đồng thời cũng nói lên cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ.
- Nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, lập luận chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc, có sức cuốn hút và thuyế phục cao của tác giả.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
Bài 1: NGHĨA CỦA CÂU
Hs cần nắm các kiến thức cơ bản sau:
- Nghĩa của câu bao gồm 2 thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái:
	+ Nghĩa sự việc: Khái niệm, các loại câu biểu hiện nghĩa sự viêc (câu biểu hiện hành động; câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm; câu biểu hiện quá trình, câu biển hiện tư thế; câu biểu hiện sự tồn tại; câu biểu hiện quan hệ) 
	+ Nghĩa tình thái: Khái niệm, hai loại nghĩa tình thái( sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu; tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe)
-Vận dụng kiến thức đó để phân tích các ví dụ
Bài 2: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
Hs cần nắm các kiến thức cơ bản sau:
- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ đơn lập là:
	1.Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
2.Từ không biến đổi hình thái.
	3.Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
- Mỗi đặc trưng cần cho ví dụ và phân tích ví dụ để làm sáng tỏ đặc trưng đó.
Bài 3: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Hs cần nắm các kiến thức cơ bản sau:
	- Khái niệm ngôn ngữ chính luận.
	- Các loại văn bản chính luận hiện đại
	- Các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận: về từ ngữ, về ngữ pháp, về biện pháp tu từ.
	- Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận: tính công khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận; tính truyền cảm, thuyết phục.
Hs vận dụng kiến thức đó vào làm các bài tập: phân tích các phương tiện diễn đạt, các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
III. PHẦN LÀM VĂN: 
 Hs cần nắm vững các thao tác nghị luận của học kì II như: thao tác lập luận bác bỏ, thao tác lập luận bình luận và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận để viết một bài văn nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKien thuc co ban Ngu van 11.doc