A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức
-Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả.
-Thấy được bút pháp trữ tình giàu sức truyền cảm của Nguyễn Đình Chiểu.
2.Tích hợp phân môn: Làm văn, tiếng việt , đọc văn.
3.Kĩ năng:Phân tích cảm thụ tác phẩm truyện thơ Nôm bác học.
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1.Giáo Viên
SGK,SGV, chuẩn kiến thức Ngữ văn 11(Nâng cao).
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐÔNG ĐÔ BỘ MÔN NGỮ VĂN BÀI HỌC: LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích Truyện LỤC VÂN TIÊN của NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU) Người soạn: TRẦN HỮU NAM NĂM HỌC 2010 - 2011 Ngày soạn: 24/03/2011 Người soạn: Trần Hữu Nam Tiết: LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích Truyện LỤC VÂN TIÊN) NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức -Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. -Thấy được bút pháp trữ tình giàu sức truyền cảm của Nguyễn Đình Chiểu. 2.Tích hợp phân môn: Làm văn, tiếng việt , đọc văn. 3.Kĩ năng:Phân tích cảm thụ tác phẩm truyện thơ Nôm bác học. B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1.Giáo Viên SGK,SGV, chuẩn kiến thức Ngữ văn 11(Nâng cao). 2.Học Sinh -Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học. -Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài. - Nắm vững yêu cầu bài học. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng. - Kết hợp phát vấn nêu vấn đề, phát huy trí lực học sinh. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ III.Bài mới: Lời vào bài: Trong cuộc sống trạng thái ghét-thương thường xuyên gặp phải.Để ứng xử phù hợp, rạch ròi, chúng ta thử phân tích đoạn trích bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG KT CẦN ĐẠT Yêu cầu học sinh đọc phần Tiểu dẫn. Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích? -Nhà thơ mù xứ Đồng Nai đã vượt qua những bất hạnh riêng để trở thành nhà giáo, thầy thuốc, nhà thơ kính yêu trong lòng nhân dân miền Nam. - Ông là ngọn cờ đầu của văn học yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Ông như vì sao khác thường càng nhìn lâu càng thấy sáng (Phạm Văn Đồng) Yêu cầu học sinh xác định vị trí và nội dung đoạn trích? Yêu cầu HS tìm bố cục đoạn trích Gọi học sinh đọc lại đoạn từ câu 1 đến câu 16. Em hiểu ghét việc tầm phào là việc như thế nào? (Gợi: Ông Quán ghét những ai? Ghét cái gì? Vì sao ghét?) Đọc câu 17 đến 30. Ông Quán thương những ai? Thương cái gì? Điểm chung của những con người này là gì? Vì sao nhà thơ kết luận: “nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương” Trước khi kết thúc GV cho HS phát biểu đôi điều về ông Quán: Là biểu tượng cho thái độ sống, một cách ứng xử của các nhà nho xưa “vốn kinh sử” đã từng nhưngkhi thời thế không thuận chiều họ lui về ẩn dật để giữ mình khỏi vấy bùn nhơ. Hướng dẫn HS rút ra nhận xét về nghệ thuật và nọi dung đoạn trích dựa vào SGK. Đọc Tiểu dẫn Bám theo SGK và gạch chân các ý. HS thực hiện HS thực hiện Đọc lại đoạn từ câu 1 đến câu 16. Trả lời câu hỏi. Học sinh tìm và tả lời câu hỏi. Tìm hiểu qua điển tích. Sau đó trao đổi, nhận xét Tìm hiểu ghi nhớ và trả lời. I.Đọc- Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả (1822-1888) -Nhà thơ mù xứ Đồng Nai. . Ông như vì sao khác thường càng nhìn lâu càng thấy sáng (Phạm Văn Đồng) b.Tác phẩm - Đoạn trích: Từ câu 473-504 trong tổng số 2082 câu thơ. 2. Đọc – hiểu chung văn bản - Tóm tắt nội dung chính: Đoạn thơ kể lại cuộc trò chuyện của 4 chàng nho sinh với ông chủ quán rượu trước khi vào trường thi. - Nhân vật: Ông Quán là nhân vật chính của đoạn trích biểu tượng cho tình yêu ghét phân minh của tác giả và nhân dân. - Bố cục: + Đoạn 1: Gồm 16 câu thơ đầu: Lẽ ghét. + Đoạn 2: gồm 16 câu thơ còn lại: Lẽ thương. II. Đọc – hiểu chi tiết văn bản Ông Quán bàn về lẽ ghét - Quan niệm của ông Quán: +Kiệt ,Trụ→2 ông vua tàn bạo vô đạo trong lịch sử Trung Quốc +U Vương, Lệ Vương →2 ông vua tàn bạo hoang dâm đời nhà Chu . +Ngũ bá phân vân → Đời nhà Chu thời Xuân Thu 5 vua chư hầu kế tiếp nhau nổi lên, gây bè kết cánh ,chiến tranh loạn lạc làm cho nhân điêu đứng . +Điệp từ: ghét đời, dân → Những đời vua hại nước hại dân là đều đáng ghét . 2. Ông Quán bàn về lẽ thương Đối tượng thương: Khổng Tử → Buôn ba khắp nơi hi vọng thực hiện hoài bão cứu đời . - Nhan Tử → Người có đức có tài nhưng công danh dỡ dang - Đổng Tử→ Đổng Trọng Thư thời Hán học rộng tài cao, từng ra làm quan nhưng không được trọng dụng , không có điều kiện để thể hiện tài năng . - Nguyên Lượng (Đào Tiềm) → Người thời Tấn không cầu danh lợi “phải lui về cày” -Ông Hàn Dũ bị đày đi xa, Chu Đôn Di,Trình Di, Trình Hạo bị xua đuổi → Những người tài giỏi giúp đời . → Những con người vì dân vì nước thì đều đáng thương. Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống bình yên, hạnh phúc, những người tài đức có điều kiện thực hiện chí bình sinh III. Tổng kết Nghệ thuât - Sử dụng điển cố lấy từ sách vở Trung Quốc nhưng quen thuộc, gần gũi với người dân. - Sử dụng biện pháp tu từ: Điệp từ “thương”, “ghét”+ Đối (đoạn - đoạn, trong cùng câu thơ, đối chéo) - Lời thơ: mộc mạc, chân chất mà đậm đà cảm xúc. 2. Nội dung Đoạn thơ mang tính chất triết lý về đạo đức nhưng khong khô khan, cứng nhắc mà dạt dào cảm xúc. Cảm xúc đó xuất phát từ cõi tâm trong sang cao cả, từ một trái tim sâu nặng tình đời tình người của nhà thơ mù yêu nước. V. CỦNG CỐ: - Lẽ ghét của ông Quán trong đoạn thơ. - Lẽ thương của ông Quán trong đoạn thơ. VI. DẶN DÒ: Học thuộc đoạn thơ và nội dung bài
Tài liệu đính kèm: