A. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
- Nắm được các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
- Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển của.
- Yêu mến, trân trọng và giữ gìn phát huy di sản văn học dân tộc.
B. Phương tiện dạy học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
C. Phương pháp giảng dạy.
- Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
Tiết 34- 35 (Đọc văn) KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh: - Nắm được các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. - Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển của. - Yêu mến, trân trọng và giữ gìn phát huy di sản văn học dân tộc. B. Phương tiện dạy học. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng. C. Phương pháp giảng dạy. - Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận. D. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới. 4. Bài mới. Hoạt động của GV (1) Hoạt động của HS (3) Nội dung cần đạt (3) 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc hiểu phần I SGK. 1. HS đọc hiểu phần I SGK I. Các thành phần của VH từ TK X đến hết TK XIX. - Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có 2 thành phần chính: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Văn học chữ Hán. - Sáng tác bằng chữ Hán của người Việt. - Xuất hiện và tồn tại trong suốt thời kỳ trung đại. - Thể loại: Chiếu, biểu, hịch, cáo, truyền kỳ, phú, văn tế, thơ Đường. Văn học chữ Nôm. - Sáng tác bằng chữ Nôm. - Xuất hiện khoảng TK XIII và tồn tại suốt thời kỳ trung đại. - Thể loại: Chủ yếu là phú, văn tế, thơ Đường luật, ngâm khúc, truyện thơ. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu phần II SGK. GV củng cố, hoàn thiện. 2. HS đọc hiểu phần II SGK. HS đọc SGK rút ra các ý chính để trả lời các câu hỏi của GV theo từng đề mục. II. Các giai đoạn phát triển. Chia làm 4 giai đoạn. Từ TK X đến hết TK XIV. a. Hoàn cảnh lịch sử. Đất nước giành được quyền độc lập, tự chủ. Nhân dân ta lập nhiều chiến công trong các cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên – Mông. Chiến tranh kết thúc, nhân dân ta tập trung xây dựng đất nước. Ê Xã hội phong kiến phát triển. b. Tình hình văn học. - Văn học phát triển toàn diện. Nội dung: Nổi bật là nội dung yêu nước với âm hưởng tự hào. Nghệ thuật: VH chữ Hán có nhiều thành tựu về các thể loại: Văn chính luận, thơ, phú. VH chữ Nôm đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của VH viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Tác phẩm tiêu biểu: ( SGK) Từ TK XV đến hết TK XVII. a. Hoàn cảnh lịch sử. Nhân dân ta lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Ê Nhà nước PK Việt Nam phát triển cực thịnh. b. Tình hình văn học. Thành tự nổi bật nhất là văn học chữ Nôm. Nội dung: Chuyển từ nội dung yêu nước sang nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội PK. Nghệ thuật: VH chữ Hán vẫn phát triển với nhiều thể loại, đặc biệt thành tựu của văn chính luận, văn xuôi tự sự. VH chữ Nôm có sự Việt hóa các thể loại từ VH Trung Quốc. Tác phẩm tiêu biểu: (SGK). - HS đọc SGK rút ra các ý chính để trả lời các câu hỏi của GV theo từng đề mục. - GV củng cố, hoàn thiện. - HS đọc SGK rút ra các ý chính để trả lời các câu hỏi của GV theo từng đề mục. - GV củng cố, hoàn thiện. Từ TK XVIII đến nửa đầu TK XIX. a. Hoàn cảnh lịch sử. Đất nước hết giặc ngoại xâm nhưng vẫn còn chiến tranh, đó là chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ các tập đoàn phong kiến lập nên triều Tây Sơn. Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn. Ê Chế độ PK khủng hoảng đến suy thoái. b. Tình hình văn học. Nhìn chung văn học phát triển vượt bậc, có nhiều đỉnh cao nghệ thuật. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của VH trung đại. Nội dung: Nổi bật nhất là nội dung nhân đạo. Nghệ thuật: Phát triển cả văn xuôi lẫn văn vần, cả văn học chữ Hán lẫn chữ Nôm. Tác phẩm tiêu biểu: (SGK). 4. Nửa cuối thế kỷ XIX. a. Hoàn cảnh lịch sử. Thực dân Pháp xâm lược. Đất nước ta rơi vào tay giặc. Văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống con người Việt Nam. Ê Đất nước rơi vào tay giặc. b. Tình hình văn học. Nội dung: Nội dung yêu nước mang âm hưởng bi tráng. Nội dung trào phúng xuất hiện. Nghệ thuật: VH chữ quốc ngữ xuất hiện, nhưng VH chữ Hán và chữ Nôm vẫn đóng vai trò chính. Sáng tác văn học nhìn chung vẫn theo thi pháp truyền thống. Tác phẩm tiêu biểu: (SGK). 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc hiểu phần III SGK. 3. HS đọc hiểu phần II SGK. III. Những đặc điểm lớn về nội dung. 1. Chủ nghĩa yêu nước. Là nội dung lớn và xuyên suốt của VHTĐ. Nội dung yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân. - Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam. + Ý thức độc lập tự chủ. + Căm thù giặc khi đất nước có giặc ngoại xâm. + Tự hào về chiến công. + Tự hào về truyền thống lịch sử. 2. Chủ nghĩa nhân đạo. - Chủ nghĩa nhân đạo gắn liền với tư tưởng và truyền thống nhân đạo của dân tộc. - Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người. + Lên án, tố cáo những thế lực chà đạp con người. + Khẳng định, đề cao con người. + Hướng tới những giải pháp đem lại hạnh phúc cho con người. 3. Cảm hứng thế sự. Là cảm hứng hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh đời sống cực khổ của nhân dân. 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc hiểu phần IV SGK. 4. HS đọc hiểu phần IV SGK. IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm. - Tính quy phạm: Quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu - Phá vỡ quy phạm: Phá vỡ các điều trên. Tính trang nhã và khuynh hướng bình dân. - Tính trang nhã: Hướng tới cái cao cả, trang trọng. Thể hiện ở: đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật. - Xu hướng bình dị: Đưa văn học từ phong cách tao nhã, trang trọng về gần với cuộc sống hiện thực, tự nhiên và bình dị 3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài. Văn học trung đại Việt Nam phát triển theo quy luật vừa tiếp thu vừa dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài. 5. Củng cố. 6. Dặn dò: Soạn bài: “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”. 7. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
Tài liệu đính kèm: