Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/.Nắm được vị trí, các giai đoạn phát triển và đặc điểm cơ bản của VH trung đại VN.

2/.Biết vận dụng nhận thức trên vào việc tìm hiểu và hệ thống hoá những tri thức về tác phẩm sẽ học của thời kì này.

 3 _ Giáo dục H lòng yêu quí và ý thức học tập những sáng tác VH dân tộc nhằm nâng cao hơn nữa lòng tự hào và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

B/.CHUẨN BỊ:

· GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

· HS: SGK, k/thức khái quát về nền VHVN từ TK X đến hết TK XIX.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:

 Chèo là gì? Tóm tắt vở chèo “ Kim Nham” ( I.1,2 )

 Phân tích tâm trạng Xuý Vân? ( II.2b )

3.Giảng bài mới:

 * Giới thiệu

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 47,48 
 Ngày dạy: 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ TK X ĐẾN HẾT TK XIX 
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H:
1/.Nắm được vị trí, các giai đoạn phát triển và đặc điểm cơ bản của VH trung đại VN.
2/.Biết vận dụng nhận thức trên vào việc tìm hiểu và hệ thống hoá những tri thức về tác phẩm sẽ học của thời kì này. 
 3 _ Giáo dục H lòng yêu quí và ý thức học tập những sáng tác VH dân tộc nhằm nâng cao hơn nữa lòng tự hào và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
B/.CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
HS: SGK, k/thức khái quát về nền VHVN từ TK X đến hết TK XIX.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Oån định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
F Chèo là gì? Tóm tắt vở chèo “ Kim Nham” ( I.1,2 ) 
F Phân tích tâm trạng Xuý Vân? ( II.2b )
3.Giảng bài mới:
 * Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
H đọc mục I/ SGK 
- Vị trí của VH trung đại VN trong nền VH dân tộc ntn? Biểu hiện ở những phương diện nào?
- VH trung đại VN p/triển qua mấy giai đoạn? Đó là những gi/đoạn nào?
+ Hãy nêu khái thành tựu của gi/đoạn từ TK X đến hết TK XIV về p/diện lịch sử và văn học? Các tác phẩm và tác giả tiêu biểu?
H thảo luận vàcử đại diện trình bày trước lớp.
- Hãy nêu khái thành tựu của gi/đoạn từ TK XV đến hết TK XVII về p/diện lịch sử? 
H thảo luận vàcử đại diện trình bày trước lớp.
- Vàvề p/diện văn học có những thành tựu nào? Các tác phẩm và tác giả tiêu biểu?
- Hãy nêu khái thành tựu của gi/đoạn từ TK XVIII đến nửa đầuTK XIX về p/diện lịch sử ?
 H thảo luận vàcử đại diện trình bày trước lớp.
-Vàvề p/diện văn học có những thành tựu nào? Các tác phẩm và tác giả tiêu biểu?
- Hãy nêu khái thành tựu của Văn học VN ở nửa cuối TK XIX về p/diện lịch sử? 
-Vàvề p/diện văn học có những thành tựu nào? Các tác phẩm và tác giả tiêu biểu?
- VH trung đại VN có những đặc điểm cơ bản gì? Cho biết nội dung đặc điểm ấy và nêu TD chứng minh?
+ Về VH gắn bó với vận mệnh đất nước có đặc điểm cơ bản gì? Nêu TD chứng minh? Cho biết nội dung đặc điểm ấy ntn?
* Thảo luận theo tổà p/biểu.
+ Tại sao nói VH trung đại luôn hấp thụ nguồn mạch VHDG?
* Thảo luận theo tổà p/biểu.
- Việc tiếp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tinh thần dân tộc, đã tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc VN ntn?
* Thảo luận theo tổà p/biểu.
+Văn học VN ảnh hưởng thi pháp trung đại, luôn vận động theo hướng dân tộc, dân chủ hoá là thế nào?
* Thảo luận theo tổà p/biểu.
I/.VỊ TRÍ CỦA VH TRUNG ĐẠI VN:
Văn học từ TK X đến hết TK XIX có vị trí vô cùng quan trọng trong nền VH dân tộc.
+ Cùng với VHDG, VH trung đại góp phần làm nên diện mạo của VHDT.
+ Nó mở đầu cho VH bằng chữ viết của VHVN.
+ Nó đóng vai trò to lớn trong việc hình thành, kết tinh những truyền thống quí báu của nền VHDT.
II/.CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VN
A/ Giai đoạn từ TK X đến hết TK XIV
* Về lịch sử:
+ Nhân dân ta vừa giành được độc lập sau ngàn năm mất nước à N/vụ x/dựng quốc gia hùng cường đương đầu với các cuộc ngoại xâm là quan trọng.
+ Nhiều tư tưởng tôn giáo cùng tác động như : Nho - Phật – Lão ( tam giáo đồng nguyên )
* Về văn học:
+ Đây là giai đoạn khôi phục và xây dựng nền văn hiến dân tộc, trong đó có văn học.
+ Đây là giai đoạn đặt nền móng có tính chất định hướng cho VH trung đại nói riêng, cho VHVN nói chung.
à phát triển từ chữ viết đến thể loại từ n/dung đến hình thức, các tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, Hịch tướng sĩ của TQTuấn, Việt điện u linh của Lí Tế Xuyên, Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu
+ Nội dung chủ yếu của VH TK X – XIV là khẳng định và ngợi ca dân tộc.
* Nước Đại Việt có lịch sử và nền văn hiến lâu đời.
* có truyền thống yêu nước.
è Tất là tiếng nói mạnh mẽ kết tinh trên những hình tượng nghệ thuật.
- Đáng lưu ý là chữ Nôm x/hiện ở TK XIII. Những t/giả tiên phong trên lãnh vực này là Nguyễn Thuyên, Nguyễn sĩ Tố, Trần Nhân Tôngà Đấy làcác t/giả có công đặt nền móng cho chữ Nôm p/triển.
B/ Văn học VN từ TK XV đến TK XVII
* Về lịch sử:
+ Triều Lê được thiết lập sau chiến thắng giặc Minh, nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo. Triều đại L tồn tại 100 năm( 1427 – 1527), sau đó nội chiến Lê – Mạc(1533 – 1593). Tiếp theo là nội chiến đằng trong, đằng ngoài.
* Về văn học:
+ Xuất hiện tác giả lớn như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
+ Sự p/triển của thơ Nôm Đường luật là thể thơ được ưa chuộng như: ( thơ quốc âm) qua các tập: Quốc âm thi tập- NTrãi, Hồng Đức quốc âm thi tập- Lê Thánh Tông, Bạch Vân quốc ngữ thi- NBKhiêm.
+ Văn xuôi phát triển với các thể loại văn chính luận như: Bình Ngô đại cáo- NT, các thể loại tự sự như: Truyền kỳ mạn lục – NDữ.
+ Ba thể thơ dân tộc ra đời trong giai đoạn này: thơ lục bát, song thất lục bát và thơ hát nói.
+ Nội dung VH giai đoạn này đã chú ý đến số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ và bắt đầu phê phán những biểu hiện phi Nho giáo.
è Hai thành phần VH chữ Hán và chữ Nôm p/triển s/song và bổ sung cho nhau tạo thành nền VH thống nhất và p/phú.
C/ Văn học VN từ TK XVIII đến nửa đầuTK XIX
* Về lịch sử:
+ Chế độ xã hội khủng hoảng dẫn đến sự sụp đỗ của các triều đại. Chúa Nguyễn Đằng Trong, vua Lê Chúa Trịnh Đằng Ngoài.
+ Phong trào nông dân khởi nghĩa nổ rakhắp nơi. Đỉnh cao là p/trào Tây Sơn(1738) cùng một lúc lật đổ các tập đoàn PK trong nước:Lê- Trịnh- Nguyễn vàđập tan các cuộc xâm lược từ hai phía quân Thanh phương Bắc, quân Xiêm phía Nam. Cuối cùng nhà Tây Sơn sụp đổ.Nguyễn Aùnh lên ngôi
* Về văn học:
+ Văn học p/triển và đạt tới thành tựu rực rỡ nhất về cả 2 phương diện nội dung và nghệ thuật.
+ Ở giai đoạn trước VH thiên về chủ đề yêu nước, ở giai đoạn này phơi bày hiện thực xã hội bất công và quan tâm đến số phận con người bình thường, đấu tranh đòi quyền sống cho con người, đòi giải phóng tình cảm, tự do yêu đương. Những qui phạm chặt chẽ của VH trung đại cũng lỏng lẻo dần.
+ Đáng lưu ý ngôn ngữ VH đánh dấu đỉnh cao của tiếng việt. Ngôn ngữ VH trở nên mềm mại tinh tế, uyển chuyển, giàu sức biểu cảm và vươn tới trình độ thẩm mỹ.
+ Tác giả và tác phẩm: Truyện Nôm phát triển. Tiêu biểu là” Hoa tiên”- Nguyễn Huy Tự, “ Sơ kính tân trang”- Phạm Thái, “ Đoạn trường tân thanh”( Truyện Kiều) – NDu. Các thể khúc ngâm viết bằng chữ Hán như “ Chinh phụ ngâm”- Đặng Trần Côn mà dịch giả Đoàn Thị Điểm( Hồng Hà nữ sĩ), “ Cung oán ngâm”- Nguyễn Gia Thiều.
+ Thơ hát nói cũng phát triển mạnh.Đó là những tác phẩm của NCTrứ. Thơ chữ Hán của CbáQuát. Thơ Nôm Đường luật đạt tới trình độ điêu luyện của HXHương, Bà huyện Thanh Quan. Tiểu thuyết chương hồi xuất hiện với “ Hoàng lê nhất thống chí” – Ngô gia văn phái. Các tác phẩm kí cũng bắt đầu xuất hiện với các tên tuổi: Trần Tiến, Lê Hữu TrácTuồng đồ cũng bắt đầu phát triển. 
D/ Văn học VN nửa cuốiTK XIX
* Về lịch sử:
+ Chế độ PKVN suy tàn.
+ Pháp xâm lược, VN mất dần vào tay Pháp. Chế độ Thực dân nửa PK hình thành( quyền hành trong tay thực dân)
* Về văn học:
+ Văn chương yêu nước phát triển. 
+ Văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ bắt đầu p/triển ở Nam Bộ.
+ Những tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn TrịMột số tri thức tiên tiến như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch với những điều trần, những bài văn chính luận sắc sảo đề xuất phương án mới xây dựng đất nước, chống lại tư tưởng bảo thủ. Điển hình là 62 bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ dâng lên vua Tự Đức. Chữ Quốc ngữ được lấy làm phương tiện biểu hiện trong văn chương của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của theo bút pháp mới từ phương Tây đánh dấu bước chuyển đầu tiên của VH trung đại sang thời kỳ VH hiện đại
III/.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VH TRUNG ĐẠI VN: 
1/ Văn học gắn bó với vận mệnh đất nước và con người
a) - Bài ca yêu nước.
- Những tác phẩm thể hiện sự băn khoăn day dứt trước số phận con người.
- Chủ đề nổi bật của VH trung đại là:
+ CN yêu nước. 
+ CN nhân đạo.
+ CN anh hùng.
- Các TP “ Hùng văn thiên cổ”: Nam quốc sơn hà- LTK, Hịch TS- TQT, Bình NĐC- NT, Văn tế NSCG- NĐC.
- Thơ văn yêu nước của VH trung đại thời kỳ đầu gắn gắn liền với tư tưởng trung quân. Đến cuối TK XIX vua đầu hàng giặc thì tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức trách nhiệm của người dân đối với đất nước.
+ T/cảm thiết tha với đất nước.
+ Ngợi ca tấm gương trung nghĩa cao cả.
+ Niềm tự hào với lịch sử dân tộc.
+ Nỗi đau đớn trước cảnh nước mất nhà tan.
è Mỗi con người dù tư tưởng khác nhau: hoặc Nho, hoặc Phật, hoặc Lão, hoặc Gia tô nhưng tất cả đều dễ dàng cảm thông nhau trong tình yêu Tổ Quốc.
b) - Quan tâm tới số phận con người phải kể đến chủ đề nhân đạo trong văn chương.
- Các TP: TKML, CPN, Cung oán ngâm khúc, Tkiều, Thơ HXH, CbáQuát, NCTrứthể hiện:
- Quan tâm đến số phận nhỏ bé của con người, nỗi oan khuất( VNương), nỗi khát vọng đoàn tụ hạnh phúc trong cuộc sống gia đình( Người chinh phụ, người cung nữ), nhu cầu bức xúc về quyền sống con người, sự bùng nổ mãnh liệt của cá tính ( Thơ HXH, CbáQuát, NCTrứ )
* SK: Sự gắn bó với đất nước và số phận con người vừa làm cho văn học VN giàu chất hùng tráng, vừa thấm giọng điệu cảm thương.
2/ Luôn hấp thụ nguồn mạch VHDG:
- Bất cứ nền VH nào đều gắn bó và hấp thụ nền VHDG.
- Đất nước ta đ/điểm này càng thấy rõ bởi:
+ VhDG ra đời trước VH trung đại.
+ VHDG cung cấp về đề tài, cốt truyện, những phương pháp ng/thuật và định hướng bảo toàn VH dân tộc.
- Các TP: Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái à Các t/giả đều sưu tầm viết lại từ các truyền thuyết dân gian. Các TP: Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Hoàng Lê nhất thống chí à Bên cạnh chất sĩ thi anh hùng cũng thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh dân gian ( Phò Trịnh Tông lên ngôi Chúa). Bên cạnh đó các thể thơ lục bát, song thât lục bát đều có nguồn gốc ca dao, dân ca. Các tác giả lớn đều tắm mình trong suối nguồn của VHDG.
3/ Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tinh thần dân tộc, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc VN: 
- Đây là đặc điểm quan trọng của văn học trung đại VN.
+ 1000 Bắc thuộc, người TH đã đem v/hoá Hán truyền vào VN
+ Tiếp thu hình thức ngôn ngữ Hán ( chữ viết, thể loại )
- Tuy nhiên ông cha ta đã cố gắng Việt hoá:
+ Thơ đường viết bằng chữ Nôm.
+ Dùng chữ Hán đọc theo âm Việt.
+ Truyện truyền kỳ ít màu sắc ma quái
4/ Văn học VN ảnh hưởng thi pháp trung đại, luôn vận động theo hướng dân tộc, dân chủ hoá
- Văn học VN ảnh hưởng của thi pháp VH trung đại:
+ Tính quy phạm khắt khe về thể loại.
+ Đối lập giữa nhã và tục.
+ Đề cao mẫu mực cổ xưa.
+ Tính phi ngã, coi nhẹ biểu hiện cá tính con người.
+ Các điển tích, tượng trưng ước lệ.
Song VH vận động theo chiều hướng dân tộc, dân chủ hoá.
+ Xuất hiện văn thơ chữ Nôm.
+ Yếu tố dân gian cùng nội dung hiện thực đã phá vỡ dần tính qui phạm ( NDU, HXH, NCTrứ )
4/. Củng cố và luyện tập:
- VH trung đại chia làm mấy giai đoạn? Kể ra?
- Nêu các đặc của nền VH trung đại?
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà:
- Học bài; Làm BT nâng cao; chuẩn bị bài “ Tỏ lòng”
+ Hoàn cảnh sáng tác? Chủ đề?
+ Phân tích 2 câu đầu để thấy khí phách anh hùng của người trai đời Trần?
+ Phân tích 2 câu cuối để thấy lí tưởng và khát vọng gì của người trai đời Trần? 
E/.RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • dockhai quat VHVN tu TK X de het TK XI.doc