Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạnh tháng tám 1945

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạnh tháng tám 1945

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 - Hiểu được 1 số nét nổi bật về tình hình XH và văn hoá VN từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. Đó chính là cơ sở, điều kiện hình thành nền văn học VN hiện đại.

 - Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VH thời kì này.

 - Nắm được 1 số xu hướng, trào lưu VH. Có khả năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả, tác phẩm cụ thể.

 - Phương pháp: Kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, luyện tập, thống kê .

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: SGK ngữ văn 11 tập 1, SGV ngữ văn 11 tập 1, bảng phụ

- Học sinh: Đọc kĩ bài thơ ở nhà, soạn bài vào tập soạn.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra sĩ số học sinh

 Kiểm tra bài cũ.

 2. Giới thiệu bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 6309Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạnh tháng tám 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:9	Ngày Soạn: 28/09/09
Tiết: 33 - 34	Ngày dạy: /09
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNH THÁNG TÁM 1945
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
 - Hiểu được 1 số nét nổi bật về tình hình XH và văn hoá VN từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. Đó chính là cơ sở, điều kiện hình thành nền văn học VN hiện đại.
 - Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VH thời kì này.
 - Nắm được 1 số xu hướng, trào lưu VH. Có khả năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả, tác phẩm cụ thể.
 - Phương pháp: Kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, luyện tập, thống kê .
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK ngữ văn 11 tập 1, SGV ngữ văn 11 tập 1, bảng phụ
- Học sinh: Đọc kĩ bài thơ ở nhà, soạn bài vào tập soạn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sĩ số học sinh
 Kiểm tra bài cũ.
 2. Giới thiệu bài mới: 
- Lời vào bài: Chúng ta đã tìm hiểu xong VHTĐ VN. Vậy, VH từ thời kì nửa đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đã ra đời và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, XH như thế nào? Đặc điểm và những thành tựu của nó ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp ta lí giải điều đó.
- Nội dung bài mới:
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung truyền đạt
Bổ sung
£ Phần đầu SGK giới thiệu như thế nào về văn học VN từ đầu thế kỉ .
® Là thời kì có nhiều sự kiện quan trọng về xã hội và lịch sử văn học. Cụ thể:
 - Xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hoá.
 - Vượt qua sự kìm hãm của các thế lực thực dân phong kiến văn học thời kì này hoà nhịp với sự lớn mạnh của dân tộc, phát triển theo hướng hiện đại hoá với tốc độ nhanh và có nhiều thành tựu.
sNhững nhân tố nào đã thúc đẩy văn học VN đổi mới theo hướng hiện đại hoá?
£ Bỏ thi chữ Hán 1918.
Vậy em hiểu thế nào về hiện đại hoá?
sQúa trình hiện đại hoá của VHVN thời kì này diễn ra mấy giai đoạn? Nội dung từng giai đoạn? Những tác phẩm tiêu biểu?
 Đọc SGK và trả lời.
Đáng chú ý là sự xuất hiện của tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ nhưng phần lớn còn vụng về, non nớt.
sCho biết lực lượng sáng tác và những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn thứ hai? 
H/s trình bày theo từng loại thể
£ Hồ Biểu Chánh: Cha con nghĩa nặng.
Phạm Duy Tốn: Sống chết mặc bây
Nguyễn Bá Học: Quả dưa đỏ
Nguyễn Ai Quốc: Vi hành, bản án chế độ thực dân Pháp
Tản Đà: Muốn làm thằng cuội, thề non nước, Hầu trời.
Trần Tuấn Khải: Gánh nước đêm, hai chữ nước nhà
sNhững tác giả- tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn thứ ba?
Phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng: “Một năm bằng 30 năm” (Vũ Ngọc Phan)
Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Khái Hưng Tiểu
Vũ Trọng Phụng (Giông tố, Số đỏ); Nam Cao (Sống mòn)
Tranh luận bút chiến sôi nỗi: Thơ mới, thơ cũ, nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh.
sVì sao VH có đặc điểm này? Căn cứ vào đâu để phân chia như vậy?
£ VHVN phát triển trong hoàn cảnh đất nước thuộc địa: Ảnh hưởng chính sách KT văn hóa của Pháp và ảnh hưởng sâu sắc của phong trào yêu nước diễn ra gần nửa thế kỉ đấn CMT8.
- Căn cứ vào thái độ chính trị của nhà văn ( Chống Pháp trực tiếp hay không) mà chia thành 2 bộ phận: Công khai hay không công khai.
- Căn cứ vào phương thức phản ánh hiện thực cuộc sống để chia thành các xu hướng: Lãng mạn hay hiện thực.
sNhững hạn chế?
Ít gắn với đời sống chính trị của đất nước, sa vào đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
 £ Tác giả – tác phẩm tiêu biểu:
 • Hồ Biểu Chánh : Con nhà nghèo.
 • Phạm Duy Tốn : Sống chết mặc bay.
 • Vũ Trọng Phụng : Giông tố, Số đỏ.
 • Nam Cao : Sống mòn, Đời thừa, Một bữa no
sNhững hạn chế?
Chưa thấy tiền đồ nd, tương lai của dân tộc: Tắt đèn, Bước đường cùng
“Nay ở trong thơ nên có thép
 nhà thơ cũng phải biết xung phong”
sNhững nguyân nhân và biểu hiện?
sHai truyền thống lớn của VHVN? Thời kỳ này đóng góp thêm truyền thống gì?
Nhân đạo, yêu nước thời kì này có gì mới?
I- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CMT8 (1945)
1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa :
-Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi về chính trị – kinh tế – văn hóa. Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa và phổ biến văn hóa. XH Việt Nam từ XHPK lạc hậu sang XHTD nửa Pk. Đô thị phát triển, nhiều tầng lớp xã hội mới xuất hiện: công nhân, thị dân, tư sản, tiểu tư sản ...
- Văn hóa phương Tây, chủ yếu là văn hóa Pháp : ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa Việt Nam thông qua tầng lớp trí thức Tây học thay cho nho học.
- Đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Nôm, chữ Hán trong nhiều lĩnh vực Nhu cầu văn hóa ® hoạt động kinh doanh văn hóa: in ấn, xuất bản, viết văn, phê bình
Þ Từ những nguyên nhân trên dẫn đến yêu cầu hiện đại hóa văn học.
* Hiện đại hóa văn học:
- Về bản chất:
Hiện đại hoá là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại của thế giới.
- Về nội dung : Hiện đại trên môi mặt, nhiều phương diện. Từ VH chở đạo, nói chí sang văn chương hoạt động thẩm mĩ, nghệ thuật, tìm và sáng tạo cái đẹp, khám phá hiện thực, không còn trường hợp văn – sử - triết bất phân, văn chương tách ra thành một lĩnh vực riêng, từ thi pháp trung đại sang thi pháp hiện đại, từ nhà Nho sang nhà văn chuyên nghiệp. Xây dựng và phát triển văn xuôi Tiếng Việt. Xuất hiện nhiều thể loại mới: Kịch nói, phê bình, thơ mới, phóng sự, phê bình VH.
a. Giai đoạn thứ 1 : Từ đầu TK XX ® 1920
- Có sự truyền bá rộng rãi chữ quốc ngữ, xuất hiện phong trào dịch thuật, báo chí
- Một số tác phẩm đầu tiên ra đời sáng tác bằng văn xuôi quốc ngữ.
VD: Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1887)
	Hoàng Tố Anh hàm oan của Thiên Trung (1910)
- Thành tự chủ yếu của văn học giai đoạn này là thơ văn của các chí sĩ cách mạng như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền tác phẩm của họ đã đổi mới về tư tưởng, chính trị, quan điểm văn hóa nhưng chưa đổi mới về tư tưởng thẩm mỹ, thi pháp VHTĐ (Rượu mới bình cũ)..
b. Giai đoạn thứ 2 : Từ đầu những năm 1920 đến khoảng năm 1930
Đổi mới ở nhiều thể loại: Văn xuôi, thơ, kịch 
- Văn xuôi:
 + Hồ Biểu Chánh (trong Nam), Hoàng Ngọc Phách (ngoài Bắc) với Tố Tâm ’ tiểu thuyết.
 + Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nhất Linh’ truyện ngắn
 + Tương Phố (Giọt lệ thu), Đông Hồ (Linh phương kí), Phạm Quỳnh (Ba tháng ở Paris) ’ Bút kí, tuỳ bút.
Song song với quá trình hiện đại hóa của văn học trong nước, truyện kí của Nguyễn Ai Quốc viết bằng tiếng Pháp có tính chiến đâu cao, bút pháp hiện đại
 + Thơ: Tản Đà, Trần Tuấn Khải.
 + Kịch: Vũ Đình Long ( Chén thuốc độc, toà án lương tâm), Nguyễn Hữu Kim (Bạn và vợ).
] Văn hóa giai đoạn này chủ yếu do lớp Tây học đầu tiên đảm nhiệm có xu hướng hiện đại hóa rõ rệt tuy nhiên chưa thoát khỏi ảnh hưởng của văn học trung đại từ nội dung đến hình thức.
c. Giai đoạn thứ 3 : Từ đầu những năm 1930 ® 1945
- Quá trình hiện đại hóa được đẩy lên một bước mới với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên các thể loại đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn phóng sự phê bình và thơ
+ Truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại của Nguyẫn Công Hoan, Khái Hưng, Thạch Lam, Nam cao, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoànđược viết theo lối mới: xây dựng nhân vật, cách kể chuyện, ngôn ngữ khác xa với cách viết trong văn học cổ .
+ Thơ ca với những tên tuổi như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Anh Thơ, Tế Hanhđổi mới sâu sắc với phong trào Thơ mới cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Thơ cách mạng:Tố Hữu, Hồ Chí Minh
+ Kịch: Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Ng Huy Tưởng
+ Phê bình lý luận: Phan Khôi, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Hải Triều
=>Văn học giai đoạn này đã thực sự hiện đại hóa từ nội dung đến hình thức, hội nhập vào văn học hiện đại thế giới.
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
a. Bộ phận văn học công khai (không trực tiếp chống đối chế độ thực dân)
Chia làm 2 xu hướng:
* Xu hướng lãng mạn: 
- Tiếng nói đầy cảm xúc, đề cao cái tôi cá nhân, khát vọng, ước mơ, chống luân lý lễ giáo PK, giải phóng cá nhân trong tình yêu hôn nhân, gia đình.
- Bất hòa thực tại, thoát li vào thiên nhiên, đời sống nội tâm, tình yêu, tôn giáo.
- Văn xuôi: nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Nguyễn Tuân, Hoàng Ngọc Phách.
- Thơ: Tản Đà, Trần Tiến Khải, các nhà thơ trong phong trào Thơ mới.
=> Văn học lãng mạn: thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống lễ giáo phong kiếnlàm cho tâm hồn người đọc thêm tinh tế, phong phú
* Xu hướng hiện thực: phơi bày thực trạng bất công và thối nát của xã hội đương thời, tình cảnh khốn khổ của tầng lớp nhân dân bị áp bức, diễn tả, lý giải hiện thực xã hội một cách khách quan, thể hiện tinh thần dân chủ, nhân đạo và phê phán xã hội. Phản ánh hiện thực cụ thể, tỉ mĩ, xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Văn xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự) của Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao
- Thơ : Tú Mỡ, Đồ Phồn.
b. Bộ phận văn học không công khai (trực tiếp chống đối chế độ thực dân)
- Thơ văn cách mạng bí mật (thơ trong tù)
- Thơ văn nửa hợp pháp: Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục, văn thơ cách mạng thời kì Mặt trận Dân chủ 
 Ê Là sản phẩm của những nhà văn, chiến sĩ coi thơ văn là vũ khí chiến đấu và tuyên truyền cách mạng.
- Bộ phận văn học này bị thực dân Pháp khủng bố ráo riết, thiếu điều kiện để sáng tác phổ biến. Nó có vai trò rất lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
=> Các bộ phận văn học tác động qua lại, có khi chuyển hoá lẫn nhau để cùng phát triển.
3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng
a. Nguyên nhân
 - Do sự thúc bách của thời đại.
 - Do sức sống nội tại của nền văn học dân tộc.
 - Do sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân.
 - Do văn chương đã trở thành một nghề để kiếm sống.
 b. Biểu hiện
 - Sự phát triển số luợng tác giả và tác phẩm
 - Sự hình thành và đổi mới các thể loại văn học.
 - Độ kết tinh ở những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
II. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU TK XX ® 1945:
1. Nội dung tư tưởng:
 Kế thừa, phát huy truyền thống, tư tưởng lớn của văn học dân tộc là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và sự đóng góp mới của thời đại là tinh thần dân chủ. 
-Truyền thống yêu nước ở đây:
+ gắn với nhân dân (dân là dân nước, nước là nước dân)
+ gắn với lí tưởng cộng sản, lí tưởng XHCN, tinh thần quốc tế vô sản.
- Nhân đạo gắn với tinh thần dân chủ, quan tâm đến nhân dân lao động cực khổ, khát vọng giải phóng cá nhân, đề cao tài năng phẩm giá con người.
2. Hình thức:
- Tiểu thuyết và truyện ngắn, phóng sự, thơ ca, lí luận phê bình
+ Tiểu thuyết hiện đại xoá bỏ những đặc điểm của văn học trung đại. Nó lấy tính cách nhân vật làm trung tâm, xây dựng tính cách hơn là cốt truyện, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Cách kể chuyện tự nhiên linh hoạt. Lời văn tự nhiên gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
+ Thơ mới phá bỏ tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ của thơ trung đại, là tiếng nói của cái tôi cá nhân trước tạo vật và cuộc đời, cái tôi được giải phóng về tình cảm, cảm xúc
III- KẾT LUẬN
 Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 có vị trí quan trọng:
 - Nó kế thừa tinh hoa của văn học Trung đạisuốt mười thế kỉ.
 - Nó mở ra thời kì văn học mới – văn học hiện đại có khả năng hội nhập với nền văn học chung của thế giới.
Câu hỏi ứng dụng:
Miêu tả và giải thích những đặc điểm cơ bản của VH XX – 1945?
Phân tích và đánh giá thành tựu của văn học thời kỳ này? (tư tưởng, nghệ thuật).
4. Củng cố:
 - Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
 - Thành tựu về nội dung và nghệ thuật của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. .
5. Dặn dò:
 - Nắm được những vấn đề cơ bản của bài học.
 - Chuẩn bị viết bài làm văn số 3
 - Học bài và chuẩn bị soạn bài: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
6. Rút kinh nghiệm:	
PHỤ LỤC: Tư liệu:
 HOÀN CẢNH RA ÐỜI CỦA TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ÐOÀN 
Từ năm 1932-1945, Tự Lực Văn Ðoàn chiếm ưu thế tuyệt đối trên văn đàn công khai, sách báo của họ in đẹp nhất, bán chạy nhất, có một ảnh hưởng nhất định trong giới trí thức tư sản và tiểu tư sản thành thị. 
"Tự Lực Văn Ðoàn chính thức thành lập năm 1933, gồm có Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khải Hưng (Trần Khánh Giư). Hoàng Ðạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mở (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ). Về sau thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu (em Khải Hưng)" (theo tài liệu của Trương Chính). Còn có một số nhà văn cộng tác chặt chẽ với Văn Ðoàn này đó là Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Ðoàn Phú Tứ. Cơ quan ngôn luận của Văn Ðoàn là tờ báo Phong hóa, khi Phong hóa bị đóng cửa năm 1936 thì có tờ Ngày nay thay thế. 
Sách Tự Lực Văn Ðoàn in đẹp. Phần lớn in ở nhà in Trung Bắc Tân văn, bấy giờ có Ðỗ Văn học nghề in ở Pháp về phụ trách. Sau, họ mở nhà in riêng, nhà in Ðời nay. Bìa, tranh minh hoạ đều nhờ những họa sỹ nổi tiếng trông coi: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân. Có thể nói trong các nhà xuất bản thời bấy giờ, Nam Ký, Tân Dân, Mai Lĩnh, Cộng Lực, Minh Phượng, Lê Cường, Tân Việt...chẳng nhà in nào tranh dành được với họ. 
Khi ra đời, Tự Lực Văn Ðoàn có đề ra tôn chỉ mục đích rõ ràng: "Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. Theo chủ nghĩa bình dân, không có tính cách trưởng giả quý phái. Tôn trọng tự do cá nhân. Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa. Ðem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam" 
Sau khi những phong trào Cách mạng Yên Bái vào đêm mồng 9 tháng 2 năm 1930 do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Ðức Chính bị thất bại, một không khí chán nản, u hoài, yếm thế bao trùm đời sống. Thanh niên lớn lên không còn có lý tưởng để phụng sự. Con đường yêu nước bế tắc, họ thoát ly trong những tình cảm cá nhân nhất là yêu đương. Thơ văn ái tình lãng mạng bắt đầu từ đấy. Chính thời 1930 văn học đã đẻ ra những nhân vật điển hình như Tố Tâm, Ðạm Thủy. Rồi thơ của bà Tương Phố, ông Ðông Hồ, người chết chồng, kẻ chết vợ, họ khóc lóc nỉ non, khơi mào cho các nhà văn lãng mạn lớp sau đi sâu vào tình yêu để rồi phô diễn thành vần thành điệu. 
Tự Lực Văn Ðoàn đề ra mục đích tôn chỉ "lúc nào cũng trẻ, yêu đời" là muốn phá tan cái không khí u uất, sầu thảm kia. Trong hoàn cảnh xã hội thời Pháp thuộc, cái nhân văn tiểu tư sản đó tiến bộ nhiều hơn so với cái nhân văn cổ hủ, hẹp hòi thời Phong kiến. Trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn thanh niên chưa dám đứng lên cứu nước, đang tìm mọi cách thoát ly thực tế đời sống. Vui, cũng để mà quên. Ðối với họ than vãn là lạc hậu, nói như Nhất Linh trong lời tựa cuốn "Hồn bướm mơ tiên" của Khái Hưng. Tâm hồn họ "Phản phất vui lẫn buồn tựa như những ngày thu nắng nhạt điểm mưa thưa". Tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Tài liệu đính kèm:

  • docKHAI QUAT VAN HOC VIET NAM.doc