I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
1. Kiến thức: nắm những nét khái quát về VHDG cùng những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này.
2. Kĩ năng: nhận thức khái quát về VHDG, có cái nhìn tổng quát về VHDG VN.
3. Tư tưởng, tình cảm: biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy VHDG.
II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH LỚP: P: K: .
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút)
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Các nhân tố của hoạt động
3. BÀI MỚI:
* Giới thiệu bài mới: Trong mạch suy cảm về đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã giải thích về sự hình thành các địa danh:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên.”
Giáo án tuần 2 Ngày soạn: 15/8/2010 KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN Tiết theo phân phối chương trình: 4 Đọc văn I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 1. Kiến thức: nắm những nét khái quát về VHDG cùng những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này. 2. Kĩ năng: nhận thức khái quát về VHDG, có cái nhìn tổng quát về VHDG VN. 3. Tư tưởng, tình cảm: biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy VHDG. II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: P: K:.. 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút) Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Các nhân tố của hoạt động 3. BÀI MỚI: * Giới thiệu bài mới: Trong mạch suy cảm về đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã giải thích về sự hình thành các địa danh: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên.” (Đất nước) Những xúc cảm sâu sắc đó của ông bắt nguồn từ VH dân gian. Kho tàng VH dân gian của dân tộc ta thực sự là suối nguồn vô tận cho thơ ca và nhạc họa. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nét lớn về VH dân gian. * Phương pháp: Vấn đáp, kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi. * Phương tiện: tài liệu chuẩn, SGK, SGV, một số tài liệu về VHDG. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHẦN GHI BẢNG Hoạt động 1:Tìm hiểu về khái niệm CH1: VH dân gian là gì? Tại sao nói VH dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ? Hs thảo luận, trả lời. Gv nhận xét, chốt ý: VH dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ do VH dân gian lấy ngôn từ làm chất liệu nghệ thuật. Hoạt động 2: tìm hiểu đặc trưng của VHDG CH2:VH dân gian có những đặc trưng cơ bản nào? CH3: Em hiểu thế nào là tính truyền miệng?Tác dụng của tính truyền miệng? VD? CH4: Quá trình sáng tác tập thể của VH dân gian diễn ra ntn? CH5: Em hiểu thế nào là tính thực hành của VH dân gian? VD? CH6: em hiểu ntn về tính dị ban rvà tính địa phương của VHDG? HS thảo luận và trả lời, GV chốt ý. Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ thống thể loại của VHDG Yêu cầu hs đọc và tự học các định nghĩa về các thể loại VH dân gian trong sgk. GV yêu cầu HS lập bảng hệ thống các thể loại VH dân gian? Tự sự Trữ tình Nghị luận Sân khấu - Thần thoại - Sử thi - Truyền thuyết - Truyện cổ tích - Truyện cười - Truyện ngụ ngôn - Truyện thơ - Vè - Ca dao - Tục ngữ - Câu đố - Chèo Hoạt động 4: tìm hiểu giá trị của VHDG CH7: Tri thức dân gian là gì? Gv định hướng: Tri thức dân gian là nhận thức, hiểu biết của nhân dân đối với cuộc sống quanh mình. CH8: Vì sao VH dân gian được coi là kho tri thức vô cùng phong phú và đa dạng? Gv gợi mở: Tri thức dân gian bao gồm những tri thức về các lĩnh vực nào? Của bao nhiêu dân tộc? CH9: VH dân gian thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm của ai? Điều đó có gì khác với giai cấp thống trị cùng thời? VD? Tri thức dân gian được trình bày ntn? VD? VD: Bài học về đạo lí làm con: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Gv mở rộng: Tuy nhiên nhận thức của nhân dân lao động ko phải hoàn toàn và bao giờ cũng đúng. VD: Đi một ngày đàng học một sàng khôn; Những người ti hí mắt lươn / Trai thường chốn chúa, gái buôn lộn chồng... CH10: Tính giáo dục của VH dân gian được thể hiện qua những khía cạnh nào? VD? CH11: Giá trị thẩm mĩ to lớn của VH dân gian được biểu hiện ntn? CH12: Kể tên một vài tác giả ưu tú có sự học tập VH dân gian? I. Khái niệm văn học dân gian: Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng. II. Đặc trưng cơ bản của VH dân gian: 1. Tính truyền miệng. 2. Tính tập thể. 3. Tính biểu diễn. 4. Tính dị bản. 5. Tính địa phương. III. Hệ thống thể loại của VH dân gian: 1. Thần thoại 2. Sử thi 3. Truyền thuyết 4. Truyện cổ tích 5.Truyện cười 6. Truyện ngụ ngôn 7. Truyện thơ 8. Vè 9. Ca dao 10. Tục ngữ 11. Câu đố 12. Chèo IV. Những giá trị cơ bản của VH dân gian: 1. VH dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc . Những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế, thông qua sự ma xhóa bằng ngôn từ và hình tượng nghệ thuật, tạo ra sức háp dẫn, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền. 2.VH dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người: VHDG ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Nó có giá trị sâu sắc về truyền thống dân tộc, góp phần hình thành nhưungx gia srị tốt đẹp cho các thế hệ. 3. VH dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc: VHDG có giá trị to lớn về nghệ thuật, nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền VH nước nhà, là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của VH viết. 4. CỦNG CỐ: Các đặc trưng và gái trị của VHDG? Em học được điều gì sau tiết học này? 5. DẶN DÒ: * Học bài cũ: Học bài, làm bài tập, tập hát một làn điệu dân ca quen thuộc. * Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” - Đọc SGK và trả lời câu hỏi ở SGK - Hoạt động giao tiếp là gì? - Các quá trình của hoạt động giao tiếp? - Các nhân tố giao tiếp. - Làm các BT ở SGK. 6. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: