Giáo án môn Ngữ văn 11 - Kể chuyện bằng thành ngữ, bằng một dấu thanh, bằng một chữ cái

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Kể chuyện bằng thành ngữ, bằng một dấu thanh, bằng một chữ cái

1. Câu chuyện thứ nhất: Chuyện kể không dấu

 THĂM QUÊ

 Thi xong xuôi, sau dăm hôm, hai anh em Thanh, Loan theo cha vô quê chơi thăm ông.

 Quê hương thân yêu, nơi cha sinh ra, nơi cha ra đi, nơi cha luôn không quên, chưa khi nguôi ngoai. Theo như cha cho hay, quê hương khi xưa tuy không đông vui như hôm nay nhưng luôn xanh tươi bao nương khoai nương ngô. Nhân dân thi đua tăng gia nên luôn no nê.

 Thăm quê hôm nay, hay tin Thanh, Loan do chăm ngoan, vươn lên cao trong năm qua nên ông vui hơn. Ông đưa đi thăm danh lam chung quanh thôn. Như cha ông, hai anh em thêm yêu quê hương, mong sao mai sau chung tay xây quê hương thêm vui hơn, thêm văn minh.

 

doc 12 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Kể chuyện bằng thành ngữ, bằng một dấu thanh, bằng một chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KỂ CHUYỆN BẰNG THÀNH NGỮ, BẰNG MỘT DẤU THANH, BẰNG MỘT CHỮ CÁI
1. Câu chuyện thứ nhất: Chuyện kể không dấu
	THĂM QUÊ
	Thi xong xuôi, sau dăm hôm, hai anh em Thanh, Loan theo cha vô quê chơi thăm ông.
	Quê hương thân yêu, nơi cha sinh ra, nơi cha ra đi, nơi cha luôn không quên, chưa khi nguôi ngoai. Theo như cha cho hay, quê hương khi xưa tuy không đông vui như hôm nay nhưng luôn xanh tươi bao nương khoai nương ngô. Nhân dân thi đua tăng gia nên luôn no nê.
	Thăm quê hôm nay, hay tin Thanh, Loan do chăm ngoan, vươn lên cao trong năm qua nên ông vui hơn. Ông đưa đi thăm danh lam chung quanh thôn. Như cha ông, hai anh em thêm yêu quê hương, mong sao mai sau chung tay xây quê hương thêm vui hơn, thêm văn minh.
2. Câu chuyện thứ hai: Chuyện kể toàn dấu huyền
 CHIỀU HÈ
	 Chiều hè, ngày tàn, người người thường lùa đàn bò về nhà. Đường về làng mùa này tràn trề toàn màu vàng. Nhiều người cày đồng cùng về, cười đùa ồn ào. Giờ này bà ngồi chờ ngoài đầu làng.
	Mùa hè về làng cùng bà, cùng dì làm đồng thì còn gì bằng. Chiều hàng ngày, chừng đàn gà vào chuồng là đoàn người ngoài đồng về. Ngày rồi ngày làm nhiều thành nghiền, mình cùng vài người làng vừa làm vừa hò, vừa đùa, vừa cười bò.
	Chiều chiều, vừa cầm chừng đàn bò, vừa vồ cào cào, vừa nhìn đàn cò là là về triền đồi mà lòng cồn cào. Nhiều người còn cùng trèo vào vườn, trèo hồng bì rồi về cùng nhồm nhoàm. 
	Hè về cùng bà cùng dì, cùng người làng làm đồng, cùng lùa bò, cùng nhào vào nhiều trò đùa, tình người càng dồi dào, nồng nàn.
3. Câu chuyện thứ ba: Chuyện kể toàn dấu huyền
HÈ NÀY HÙNG VỀ HOÀ BÌNH
	 Hè này , Hùng về nhà bà gần Hoà Bình. Nhà bà nằm kề liền đồi rừng. Rừng vùng này toàn vầu, loà xoà trùm bầu trời. Gần rừng là vùng đầm lầy, nhiều rùa và kì đà. Bờ đầm gồ ghề trồng toàn dừa, từng chùm, từng chùm tròn tròn, nhìn mà thèm!
	Từ ngoài đường vào nhà bà là vườn xoài, vườn hồng, rồi chuồng bò Xoài nhà bà mùa này vàng đầy cành, toàn là xoài cùi mềm và nhiều đường , càng xài càng thòm thèm. Chuồng bò nhà bà làm bằng vầu. Chiều chiều, đàn bò từ từ về chuồng, nhìn lừ đừ và hiền lành. Đầu vườn hồng là chuồng gà. Đàn gà nhà bà phần nhiều là gà Mường, lùn lè tè, toàn mình màu vàng chì, nhìn kì kì là!...Ngoài xoài và hồng , nhà bà còn trồng nhiều chà là, bầu, hành, cà, gừng, riềng, thìa là và mùi tàu
	Đầu hồi nhà bà trồng giàn bầu. Trầu bò lều nghều đầy giàn, loằng ngoằng bò vào tường nhà. Vào kì trầu vàng, bà dành vào làn, dùng dần hàng ngày. Bà nghiền trầu từ hồi về nhà chồng, ngày càng nghiền nhiều. Người bà nhìn gầy gò, còng còng mà hồng hào.
	Nhà bà gần vùng đồng bào Mường. Đồng bào vùng này thường trồng chè ngoài vườn đồi. Chè trồng thành từng vành tròn tròn, bề ngoài nhìn vào nhầm thành tầng tầng nhà lầu .
	Chiều chiều Hùng thường chàng màng ngoài hàng dừa gần bờ đầm nhìn kì đà vờn mồi. Ồ nhìn mà buồn cười! Kì đà hình thù kềnh càng, mình xù xì, đầu toàn bùn, lầm lì trườn vào gần bờ 
	Ngày hè dù dài mà vèo vèo dần dà gần ngày về rồi! Tuần này, Hùng về nhà mình. Hùng bồi hồi, buồn rầu, dùng dà dùng dằng hoài Hùng thì thầm: “ Giờ Hùng về, Hùng chào bà”. Bà phều phào: “ Ừ! Bà chào Hùng nhà bà, chờ kì nào nhàn, Hùng vè bà mừng. Bà dành nhiều quà phần Hùng từ giờ”.
 4. Câu chuyện thứ tư: Chuyện kể toàn dấu sắc
	SUÝT CHẾT ĐUỐI
	Sáng ấy gió mát, nắng lấp lánh, mấy chú chích lách chách dưới tán lá. Tớ vác khúc chuối lớn tới mép nước tắm táp. Cái Lý kéo vó tép, thấy thế nói:
- Sát mép đó có cái dấu, các bác mới lấy đất “Hoắm” lắm- Xuống đó chết đuối đấy.
Tớ hấm hứ:
- Đấy cứ nói thế! Có chuối, tớ cứ tắm mát lắm.
Xuống nước tớ ấp chuối lướt khoái quá, tớ nháy nháy, té nước cái Lý. Tới lúc khúc chuối cứ chúc xuống, tớ luống cuống, mất chuối tớ chới với, uống mấy miếng nước, tớ hốt quá, chết mất chết mất, tớ cố hếch mắt thấy khó quá.
Cái Lý thấy thế hét tướng:
- Cócócó đứa chết đuối! Cứu với! Cứu với!
Có chú Thắng thấy tiếng hét phóng tới, xuống túm tóc tớ kéo tớ thoát chết. Đến tối tớ đến cái Lý, bối rối nói:
- Lý tốt quá, nếu sáng vắng Lý chắc tớ chết đuối.
Lý mắng tớ:
- Nhớ chớ có tắm chốn nước xoáy lúc vắng, chết đuối chắc chắn  nhớ nhé!
- Nhớ, nhớ,nhớ! Tớ hứa.
5. Câu chuyện thứ năm: Kể chuyện toàn dấu sắc.
 TỚ CHÉN QUÁ MỨC
 Sáng sáng thấy đói, tớ bước xuống phố, chén bún cá, bánh cuốn. Xế xế đói ngấu nghiến, tớ chén chín chiếc bánh trứng, bốn cái bánh ú với ít chuối chín. Tối chén tiếp mấy cái trứng với bốn cốc nước yến, ít bắp nướng với mít chín.
Suốt mấy tháng tớ cứ chén thế. Thấy tớ chén quá mức, Phú nháy mắt với tớ: “Chén ít, khéo khéo béo múp míp, xấu lắm đấy!”. Tớ quắc mắt hét Phú rắc rối, Phú chúm chím: “Đến lúc đó mới tiếc!”. Tớ liếc Phú, cứ chén tới tấp.
Đến tháng chín, đến lớp mới biết. Lớp tớ cứ xúm xít: “Ối! Ối! Béo quá! Bước khéo léo, nứt đất!”.
Tớ hốt qúa, mếu máo kéo Phú. Phú nói: “Nếu muốn hết béo, tới Phú!”.
Sáng sớm, tớ vác thúng bánh ít tới Phú “Đút lót”. Phú phán “Nếu muốn hết béo, bớt bớt chén nhé. Sáng sáng chớ biếng nhác: hít đất, đánh bóng, giúp má xách nước”.
 Suốt mấy tháng quyết chí, tớ bớt múp míp, hết biếng nhác. Má tớ chúm chím nói: “Tốt! Tốt! Cố nhé!”.
6. Chuyện kể thứ sáu: Kể chuyện toàn dấu sắc.
ĐÁ BÓNG
 Chiến chán giúp bố bán bánh. Chiến cứ thế lấy trái bóng đá. Chiến đến kéo Thắng, xách bóng đến cuối phố đá. Chiến đá bóng khiến mấy chú bé sắp té. Thấy thế, Chiến thích quá, cứ đá đến mức đá trúng cái kính của bác Chí. Cái kính cứ thế nứt toác. Chiến luống cuống phát khóc. Mếu máo, Chiến nói: “Cháu trót phá phách quá!”. Bác Chí nói: “Cấm đá bóng cuối phố đấy nhé!”. Chiến thấy thế, hối lắm, Chiến quyết bán bánh giúp bố.
7. Chuyện kể thứ bảy: Kể chuyện toàn dấu sắc.
XUỐNG PHỐ
Sáng sớm, Tí với Bống xuống phố, phố sáng rất mát. Tí nói với Bống ghé chú thím, ghé bác. Xế xế, chúng tới quán đánh chén. Tí đói quá, chén hết bát lớn bánh cuốn chấm nước mắm. Bống “Tém” hết mấy cái bánh tráng. Chúng nhấm nháp mấy kí táo, cóc.
	Tới tối, má nấu dưới bếp, Tí với Bống thấy nóng nóng, nhức trán, nói với má, má lấy thuốc, Tí với Bống uống, hết nóng, hết nhức. Lúc ấy, má mới nói:
- Xuống phố ghé chú thím, ghé bác bá, chớ má cấm quán xá. Khéo đến lúc
Tí, Bống cúi xuống nói:
- Tí vói Bống hối lắm. Má cứ mắng.
Tí, Bống hứa:
- Chớ quán xá.
Má nói:
- Tí, Bống rất khá, má hứa, thứ sáu má tráng bánh cuốn.
Thấy thế, chúng hét: Má rất tốt! Má rất tốt!
8. Câu chuyện thứ tám: Kể chuyện toàn dấu sắc.
SÚNG BẮN NƯỚC
Tí tới chốn phố xá thấy có bán súng bắn nước, cứ hút nước giếng bắn nước toé vút vút. Tí khoái lắm.
	Đến tối Tí rón rén nắn túi áo bố móc ví đến quán bác Béo cuối xóm sắm cái súng bắn nước mới cóng sáng loáng. Đến lớp thấy mấy đứa lúi húi quét lớp, Tí ghếch súng bắn. “Pắc! Pắc!” nước bắn ướt tóc, trúng mắt mấy đứa, có đứa rấm rứt khóc. Tí thích thú bắn tiếp nước tung toé khắp lớp, ướt sách cái Lí, cái Cúc. Chúng tức lắm đến mách bố Tí. Bố Tí cáu gắt, mắng Tí:
- Tí móc ví bố sắm súng bắn nước, bắn trúng mắt, ướt sách các bé gái thế rất đáng trách, đáng đánh
Bố Tí đét mấy cái quắn đít, cấm Tí bắn súng nước. Tí thấy xấu, thấy hối Tí vứt súng xuống hố, lấy đất lấp kín. Tí hứa trước bố cố gắng tấn tới, với súng bắn nước Tí dứt khoátchấm dứt. 
9. Câu chuyện thứ chín: Kể chuyện toàn dấu sắc.
BÁC THUÝ
Tớ có đến bốn bác gái. Các bác rất quý tớ. Tớ thích nhất bác Thuý. Sáng sáng, bác bán bánh cuốn cuối phố. Tớ tới suốt, lúc thích, chén tuốt tám cái. Tối, bác đến, tớ bắt bác bế. Bác vuốt má tớ nói: “Cháu gái! Lớn thế cứ bắt bác bế, xấu! Xấu lắm!”. Bố tớ nói: “Cái Tít xóm dưới nó biết đánh cốc chén, quét rác, tắm bé Bống đấy!”. Bác tớ tiếp: “Cháu thấy đấy. Nó kém cháu thế, nó biết giúp bố. Cháu cứ bắt bác bế, thế có đúng?”. Tớ cúi xuống, lí nhí: “Cháu biết, cháu ứ đúng, cháu hứa cháu ứ bắt bác bế. Bác nói với cháu cách đánh ấm chén, quét rác bác nhé !”. Bác vuốt tóc tớ: “Tốt lắm! Cháu cứ cố gắng thế nhé! Nếu cháu cố gắng tốt, bác hứa bác có báo “Biếu” cháu, cháu thích chứ?”. Tớ tít mắt: “Cháu thích! Cháu thích!”. Lúc tớ muốn viết báo, bác khuyến khích chúc tớ viết tốt. Tới lớp bốn các số báo có tớ viết lắm lắm. Chính bác tiếp sức tớ. Tớ quý bác lắm. Tớ muốn nói với bác tớ: “Có bác, có báo, cháu hết ước muốn”.
10. Câu chuyện thứ mười: Kể chuyện toàn dấu sắc.
THÁNG TÁM
Tháng tám, tháng rất nóng. Nắng chói rất gắt. Nắng tháng tám rám trái, đúng quá.
	Tháng tám, chúng tớ rất khoái tắm, khoái mót lúa, bắt cá, bắt dế. Sáng sáng, chúng tớ kéo xuống cuối xóm tắm, tiếp đó xuống mót lúa, khoái nhất, xúm xít một góc tát cá. Lúc nước sắp hết, các chú cá chép, cá chuối, cá diếc, xé nước lách vút vút tứ phía, chúng tớ cứ thế tóm. Bắt hết cá, tớ khoét đất bắt ếch. Các chú ếch béo múp, rất thích mắt, nếu bán rất trúng giá, khá đắt.
	Góc bắt dế mới náo nức, mấy đứa vác gáo múc nước dốc xuống hố, các chú dế tắc nước, bí quá cứ lấp ló ngó ngó, vút, chúng nó phóng tới muốn thoát. Tớ “Ối, ối, nó đấy , tóm,tómtóm”. Mấy đứa thét toáng, lấy gáo úp tới tấp, sáu phút tóm tới sáu chú dế.
	Khoái lắm, khoái bắt cá, bắt dế, có thích các thứ đó đến mấy, chúng tớ với mấy tướng xóm dưới cứ bố trí tới lớp, cố gắng với nhóm hết mức. Quyết chí thế, chắc tháng chín tới chúng tớ khá lắm.
11. Câu chuyện thứ mười một: Kể chuyện toàn chữ C & CH.
CHUYỆN CU CHIẾN
Cu Chiến, con chú Chất cô Chi, cháu cụ Chính Cát. Chú Chất chuyên cày cấy, cô Chi chuyên canh cửi, cụ Chính Cát chuyên chài cá, chăm chút cây cảnh. Chú Chất cô Chi chỉ có cái Cam (Chị của Chiến) cùng cu Chiến. Cái Cam cần cù chăm chỉ, chân chất, chiều chiều chỉ chăm chăm chén cam chua, chanh chua.
Cu Chiến chẳng chịu chuyên cần, chạy chơi cả chiều. Cậu chỉ chăm chú câu cá, cần câu có cả chùm, cước chứa chật cặp. Cậu chỉ chăm chăm chén cơm cá, canh cua, cà chua, cá chép, cá chuối. Cậu chuyên chơi châu chấu, cào cào, cà cuống, cá chọi. Cậu chẳng chuộng chôm chôm, chỉ chuộng cam chanh.
Cu Chiến cấm ca cấm cảu, chất cha chất chưởng, chuyên cãi cọ các cô các chú, chuyên châm chọc các cô các cậu cùng chơi Chú Chất cô Chi chê cười Chất chuyện cau có, cà chớn. Cu Chiến cam chịu, cụ Chính Cát chê Chiến chỉ chăm chén, chẳng cần cù chăm chỉ. Chiến cũng chịu cứng.
Cậu chẳng ca cẩm cũng chẳng chán chường. Cậu cố công cải chính! Cậu canh cánh chăm chú cố chữacàng chữa càng cứng cỏi, càng chữa càng chững chạc, càng chuẩn!
12. Câu chuyện thứ mười hai: Kể chuyện toàn chữ C & CH.
 CÂU CÁ
 Chiều chiều, Chi cùng Cúc chộp châu chấu, chọn các con châu chấu con. Chi, Cúc cùng chơi câu cá cạnh cây cầu chỗ có cối che. Chúng cùng cài châu chấu cho cần câu.
	Chốc chốc, cần câu của Chi có cá cắn câu. Chi có chín chú cá chép. Còn Cúc càng câu cá, càng chẳng có con cá chi cắn câu cả. Chi cười cười: “Cúc chưa cắt càng châu chấu, cá chẳng cắn câu”.
	Cúc cấm cảu: “Cậu câu cừ chứ Cúc chắc chắn chịu!”.
Chớ chán, chờ Chi chút, Chi chỉ cho Cúc cách câu.
Cúc chăm chỉ câu, cuối cùng, cũng có chú cá cắn câu.
Có cá cắn câu, có cá cắn câu!
Cúc cười. Cuối cùng chúng có chín chục con. Cúc, Chi cùng cười chúm chím. Chúng cùng cất cao câu ca. 
13. Câu chuyện thứ mười ba: Kể chuyện toàn chữ H.
 HÙNG MẠNH
Hồ Huy Hùng học hội hoạ. Hùng hay hợm hĩnh, hỗn hào, hâm hâmHồ Hoàng Hồng Hạnh học hát. Hạ ...  nhất xóm dưới. Thấp thoáng, chớp nhoáng, chín tháng tốt, chú thím đã có cháu gái bế, cháu bé giống thím Chín ốm yếu, bé tí xíu. Cứ thế đến quá chín tháng, chú thím có tiếp cháu bé. Đến cuối chín mốt (Thế kỷ XX) chú Chín có bốn đứa bé gái giống má. Chú Chín Cối ngán quá hết thiết ngó đến báo chí, nói đến chính sách, chú giống điếc hết biết đến tiếng súng. Chú cứ nhắm mắt phóng tới, quyết chí phấn đấu tiếp, đến lúc có nếp có lúa, có trống - có mái chú mới chấm dứt.
	Lối ấp thấy thế bức xúc, nhắc chú thím cố gắng tốp. Chú Chín tấn tới, tới cuối chín tám có tới chín bé gái, đứa lớn nhất mới đến lớp bốn, đứa bé nhất mới cất tiếng khóc tháng trước, chúng đứng lố nhố giống cá lóc, thấy phát khiếp.
	Chú Chín chán ngấy hết muốn nói, cứ tối đến chú uống hết lít đế đến lướt khướt, chú hét lớn “Số chó chết”, lối xóm thấy chú ngán hết biết.
	Vốn liếng có chiếc cúp cánh én, chú quyết bán lấy chút vốn, thím bán ốc khắp ấp, mấy đứa nhóc lớn bán vé số, đứa bán mía khúc kiếm sống. Dáng dấp chú thím Chín Cối cứ xuống cấp, ốm yếu, hốc hác, sắc thái mắt tái mét giống sốt rét, uống thuốc riết, chắc chết. Lối xóm, dưới ấp cố gắng bít “Lá rách” góp chút ít cứu đói, cứu rét chú thím Chín.
	Thế mới biết, đất nước lắm chú thím, lắm cháu bé, chắc chắn đói rách, khốn đốn, khó tiến tới sánh với các nước thế giới. Nếu chú thím Chín cố gắng lấy chính sách, trước hết có ít cháu bé, có ý thức, thấy đói khó. Chắc chắn các cháu bé chú Chín Cối sống sướng nhất, phúc lớn.
20. Câu chuyện thứ hai mươi: Chuyện kể toàn thanh không dấu 
 ĐI CHƠI XUÂN
	Đông hanh heo trôi qua mau, xuân tươi vui đang sang nhanh nhanh. Năm nay ba tôi cho anh em tôi đi chơi xuân nơi quê hương.
	Hai anh em tôi, tay trong tay, hân hoan theo ba lên xe ôtô. Xe bon bon đi trong mưa xuân lây phây
	Quê hương trong tôi bao thân thương, nơi ông tôi, cha tôi sinh ra. Nơi xe đi qua nhân dân hân hoan vui xuân. Trên không trung, mưa xuân bay lưa thưa, lưa thưa. Trên cây đa to, cao xanh tươi, bao con chim đua nhau bay, râm ran. Loa trong thôn ngân vang câu dân ca Tây Nguyên say mê.
	Thăm nơi quê hương thân yêu, ông tôi, cô tôi cho anh em tôi đi chơi xuân quanh thôn. Trên con đê xây bê tông ven sông, bao em thơ theo ba mẹ đi du xuân thăm nhau. Trên sân banh, thanh niên hai thôn đang tranh đua, không cam thua nên chơi luôn hăng say. Trong trung tâm thôn, bao em thơ vô tư chơi ô ăn quan, chơi thi con quay, chơi đu, chơi bi, chơi banh. Ôi vui ghê! Ba tôi theo ông tôi đi thăm dăm ông cao niên trong thôn, vui ngâm thơ xuân, xem phong lan, xem cây bon- sai. Ban đêm anh em tôi đi xem liên hoan thi dân ca, thi ngâm thơ tôn vinh quê hương. Hôm sau ba tôi cho anh em tôi đi thăm danh lam Hoa Lư, nơi xưa kia vua Đinh lên ngôi. Thăm nơi đây, ghi công lao ông cha ta bao năm xa xưa kiên tâm xây non sông cho con em mai sau.
	Chơi xuân nơi quê hương, tôi luôn tin quê tôi trong tương lai vươn lên nhanh hơn. Tôi ghi trong tâm luôn chăm ngoan, ra công tu thân, mai sau tham gia xây quê hương khang trang
21. Câu chuyện thứ hai mốt: Chuyện kể toàn C 
 CÂU CHUYỆN “CUA- CÒNG”
	Cua, còng cãi cọ:
	- Cạnh chùm cây chi chít cỏ, có con cua canh chừng con cá.
	Chợt con còng chụp con cá của con cua.
	Cua cự: Con cá của cua!
	Còng cãi: Con cá của còng!
	Cua, còng cứ cãi cọ: Của cua- của còng.
	Cạnh có con công, con cò cũng coi cua còng cãi cọ.
	Cò: Con cá của còng, còng có công chụp.
	Công: Con cá của cua, cua có công canh.
	Công, cò cùng cãi cọ: Của cua- của còng.
	Chợt có con cọp, cọp cười: Con cá của cọp.
Cua, còng, cò, công chạy. Cọp chụp con cá.
22. Câu chuyện thứ hai mươi hai: Kể chuyện bằng thành ngữ 
	Bạn Tý lớp tôi có tính ba hoa chích choè. Vì hay la cà nên cứ sắp đến giờ học cậu ta mới ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Vào học muộn, không hiểu bài nên cứ như vịt nghe sấm, như nước đổ lá khoai, thầy cô gọi nên bảng thì cứ lúng túng như thợ vụng mất kim, làm bài kiểm tra thì mắt la mày lém, ngoảnh trước ngó sau, chỉ chực quay cóp, mấy lần bị bắt quả tang cứ lúng túng như chó ăn vụng bột. Ngồi trong lớp không chịu nghe giảng lại hay bàn ra tán vào, khi bạn bè nhắc nhở lại cố tình bỏ ngoài tai. Đi học thì buổi đực buổi cái, chỉ được cái giỏi bới lông tìm vết, bới bèo ra bọ đối với khuyết điểm của bạn bè. Gần thi rồi mà nó vẫn bình chân như vại, chỉ lo bàn mưu tính kế coppy. Nhìn được bài của bạn bên cạnh thì mừng như vớ được của chẳng khác nào buồn ngủ gặp chiếu manh, gặp thầy cô coi ngặt thì ngồi như bụt mọc, mặt ngay cán tàn. Cô giáo trả bài kiểm tra thì chỉ đi nhìn lên ngó xuống, đứng núi nọ trông núi kia, so kè bẻ măng tị nạnh với bạn. Nhìn điểm 2 to đùng trong tờ giấy kiểm tra, Tí ta chỉ biết đeo sầu nuốt tủi, ngậm bồ hòn làm ngọt, trong lòng rối như tơ vò mà chả dám thở vắn than dài với ai. 
	Ở trường thì thế, ở nhà cũng chẳng hơn gì. Đi học về là nó biệt tăm biệt tích, lẩn như trạch đi chơi hết game lại chat. Ấy vậy mà về còn lại bẻ hành bẻ tỏi thằng em ở nhà. Bố mẹ sai một đằng nó làm một nẻo, khiến nhiều lúc bố nó ba máu sáu cơn cho nó xơi mấy con lươn cho hả giận. Con với cái đúng là bôi tro trát trấu vào mặt cha mẹ. 
	Trước tình hình đó, lớp tôi bàn đi tính lại quyết tâm giúp nó tu tâm tĩnh trí để làm con ngoan trò giỏi. Nó cũng tỏ ra ăn năn hối lỗi muốn cải tà quy chính chứ không chỉ hứa hươu hứa vượn, trăm voi không được bát nước sáo như trước đây nữa. Cuối năm học này, chắc bạn tôi- thằng Tí sẽ được mở mặt mở mày với bàn dân thiên hạ, cha mẹ nó chắc cũng vui lây. 
23. Câu chuyện thứ hai mươi ba: Kể chuyện bằng thành ngữ 
 THỪA MỘT CON THÌ CÓ
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này trông núi nọ, già kén kẹn hom, ghét của nào trời trao của nấy. Chị nọ phận ẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng mặt nạc đóm dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn ngốc nghếch, vô tâm vô tính, ruột để ngoài da, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, mười tám cũng ừ mười tư cũng gật, học chẳng hay cày chẳng biết, lung túng như thợ vụng mất kim, chỉ được cái “Sáng tai họ, điếc tai cày” là giỏi.
Trăm dâu đổ đầu tằm, giỗ tết cúng bái trong nhà, công to việc lớn ngoài xóm, hai sương một nắng, tất bật quanh năm, một tay chị lo toan định liệu. Anh chồng thì như gà què ăn quẩn cối xay, lừ đừ như ông từ vào đền, như cỗ máy không giật không động. Giàu vì bạn sang vì vợ, hàng xóm láng giềng kháo nhau: “Chàng Ngốc thật tốt số, mả táng hàm rồng, mèo mù vớ cá rán”.
	Chị vợ mỏng mày hay hạt, tháo vát đảm đang, hay lam hay làm, vớ phải chàng Ngốc đành nước mắt ngắn nước mắt dài, đeo sầu nuốt tủi ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua ngày đoạn tháng. Nhiều lúc tức bầm gan tím ruột, cực chẳng đã, chị định liều ba bảy cũng liều, lành làm gáo, vỡ làm môi rồi anh đường anh, tôi đường tôi cho thoát nợ. Nhưng gái có chồng như gông đeo cổ, chim vào lồng biết thuở nào ra, nên đành ngậm đắng nuốt cay, một điều nhịn chín điều lành, tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại, vợ chồng đóng cửa bảo nhau cho êm cửa êm nhà, sao nỡ vạch áo cho người xem lưng, xấu chàng hổ ai?
	 Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Biết chồng tại gia tu không trót, liền trổ tài điều binh khiển tướng dạy chồng một phen, những mong mở mày mở mặt với bàn dân thiên hạ, không thua em kém chị trong họ ngoài làng.
	Một hôm ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, giữa thanh thiên bạch nhật, chị vợ dỗ ngon dỗ ngọt bảo chồng đi mua bò, không quên dặn đi dặn lại: đến chợ phải tuỳ cơ ứng biến, xem mặt đặt tên, liệu cơm gắp mắm, tiền trao cháo múc, đồng tiền phải liền khúc ruột kẻo lại mất cả chì lẫn chài.
	 Được lời như cởi tấm lòng, Ngốc ta mở cờ trong bụng, gật đầu như búa máy, vội khăn gói quả mướp lên đường quyết phen này lập công chuộc tội. Bụng bảo dạ, phải đi đến nơi về đến chốn, một sự bất tín, vạn sự bất tin. Chàng Ngốc chân quàng lên cổ đi như chạy đến chợ. Chợ giữa phiên, người đông như kiến, áo quần như nêm, biết bao của ngon vật lạ, thèm rỏ rãi mà đành nhắm mắt bước qua. Hai tay giữ khư khư bọc tiền như từ giữ oản, Ngốc nuốt nước bọt bước đến bãi bán bò.
	Sau một hồi bới lông tìm vết, cò kè bớt một thêm hai, nài lên ép xuống, cuối cùng Ngốc cũng mua được 6 con bò. Thấy mình cũng được việc, không đến nỗi ăn không ngồi rồi báo hại vợ con, Ngốc mừng như được của. Hai năm rõ mười, ai dám bảo anh ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Nghĩ vậy, Ngốc ung dung leo lên con bò đầu đàn, mồm hô miệng hét giễu võ giương oai lùa đàn bò ra về mà lòng vui như hội.
	 Giữa đường sực nhớ lời vợ dặn, suy đi tính lại, cẩn tắc vô áy náy, Ngốc quyết định đếm lại đàn bò cho chắc chắn. Ngoảnh trước ngó sau, đếm đi đếm lại, đếm tái đếm hồi vẫn chỉ thấy có 5 con, còn một con không cánh mà bay đâu mất. Toát mồ hôi, dựng tóc gáy, mặt cắt không còn giọt máu, Ngốc vò đầu gãi tai, sợ về vợ mắng cho mất mặn mất nhạt rồi lại bù lu bù loa kêu làng kêu nước, than thân trách phận. Hồn vía lên mây, run như cầy sấy, Ngốc về nhà với một bộ mặt buồn thiu như đưa đám.
	Thấy chồng về, chị vợ tươi cười như hoa đón, nhưng Ngốc vẫn ngồi như bụt mọc trên lưng con bò đi đầu, chắp tay lạy vợ như tế sao!
- Mình ơi! Tôi đánh mất bò! Xin mình tha tội cho tôi
Nhìn chồng mặt như chàm đổ mình dường giẽ run, chị vợ không khỏi lo vốn liếng đi đời nhà ma, liền rít lên như xé lụa:
- Đồ ăn hại. Đàn ông mà trói gà không chặt. Làm sao lại để bò sổng?
Sợ thót đái vãi tim, nhưng Ngốc vẫn lấy hết sức bình tĩnh để phân trần:
- Tôi mua tất cả 6 con, họ cũng giao đủ 6 con, giờ đếm mãi cũng chỉ có 5 con.
Nhìn Ngốc ta vẫn ngồi đóng đinh trên lưng bò, chị vợ hiểu rõ đầu đuôi cơ sự, dở khóc dở cười bảo chồng:
- Thôi xuống đi! Thiếu đâu mà thiếu, thừa một con thì có! 
24. Câu chuyện thứ hai mươi bốn: Thơ vui toàn T
 THÊM TÌNH THÂN THƯƠNG
Tỉnh tôi thi thố thể thao
Tổ tôi thi tốt, tỉnh trao thưởng tiền
Thấy thế thằng Thắng, thằng Thiên
Tung tăng, thích thú: “Trước tiên thăm thầy!”
Thằng Trung tấm tắc: “Tuyệt thay
Tiền thưởng ta trích tặng thầy tập thơ
Tiền tồn trích tặng thím Tơ
Thím Tơ thiếu thốn tuổi thơ thiệt thòi”
Tư tưởng Trọng “Trúng tim” tôi
(Thím Tơ tập tễnh từ thời tí teo)
Toàn tổ tất tật “Tuân” theo
Tức thì thắng Tú (Tức Tèo) “Tấu” thêm:
“Thiếu thì ra tập trung thêm
Tới thăm trại trẻ tận trên thôn Từ”
Toàn tổ tâm trạng tâm tư
Thể thao thi thố thắng thua thường tình
Tổ ta thi thố tận tình
Tiền thưởng ta tặng thêm tình thân thương
Thôi ta thong thả tới trường
Tiếng thơm thành tích toàn trường toả thêm.
25. Câu chuyện thứ hai mươi lăm: Thơ vui toàn vần "Ó"
 CÙNG NHAU VƯỢT KHÓ
Thấm thoát đã kết thúc năm "Chó"
Mong bạn phải cố gắng chịu khó
Bài tập về nhà đừng xếp xó
Sách vở hàng ngày không chịu ngó,
Đến khi kiểm tra tay đành bó.
Bị xơi "Trứng", "Ngỗng" mặt nhăn nhó.
Về nhà thấy bố, lo sốt vó
Nhìn chổi lông gà miệng dúm dó.
Ngồi trong lớp học, đừng la ó.
Hoặc chỉ ngắm mây và nghe gió.
Bạn bè có hỏi đừng cau có.
Luôn luôn vui vẻ đừng nhăn nhó.
Việc giao làm ngay, không để đó.
Chớ lười thể dục, người nhỏ thó.
Việc gì cũng chẳng muốn sờ mó.
Hoàn thành nhiệm vụ mẹ giao phó.
Lúc muốn xin tiền thì mới có!
Thế là lại tạm biệt năm "Chó"
Phấn đấu vươn lên cùng vượt khó
Tương lai phía trước đang "Lấp ló".
Tất cả đang chờ chúng ta đó.
cd

Tài liệu đính kèm:

  • docKe chuyen bang thanh ngu bang mot dau thanh bangmot chu cai.doc