Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hướng dẫn ôn tập trong hè

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hướng dẫn ôn tập trong hè

A. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức:

- Nắm vững và hệ thống hoá kiến thức cơ bản về chương trình Tiếng Việt và làm văn lớp 11.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích văn học theo từng cấp độ.

3. Thái độ:

 - Tích cực trong học tập.

 - Tăng thêm lòng yêu thích học tập bộ môn.

- Thêm yêu mến nền văn học nước nhà

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Chuẩn kiến thức kĩ năng

- Thiết kế bài học

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hướng dẫn ôn tập trong hè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết 123 HƯỚNG DẪN ễN TẬP TRONG Hẩ
A. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Nắm vững và hệ thống hoá kiến thức cơ bản về chương trình Tiếng Việt và làm văn lớp 11.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích văn học theo từng cấp độ.
3. Thái độ:
	- Tích cực trong học tập.
	- Tăng thêm lòng yêu thích học tập bộ môn.
- Thêm yêu mến nền văn học nước nhà
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Chuẩn kiến thức kĩ năng
- Thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc hiểu, kết hợp so sánh, phân tích hệ thống câu hỏi ôn tập qua hình thức trao đổi, thảo luận 
- Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn.
D. Tiến trình giờ học
	1. ổn định tổ chức
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn.
	3. Bài mới.
Nội dung hướng dẫn ôn tập
I. Phần Tiếng Việt
1. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:
+Trong thành phần ngôn ngữ có yếu tố chung cho tất cả cá nhân trong cộng đồng.
Đó là: các âm, các thanh.
Các âm tiết kết hợp với các thanh theo quy tắc nhất định
Các từ và ngữ cố định
+Tính chung còn thể hiện ở quy tắc, phương thức chung sử dụng các đơn vị ngôn ngữ
Quy tắc cấu tạo câu
Phương thức chuyển nghĩa của từ
Các quy tắc và phương thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách.
Lời nói là sản phẩm của các nhân vì:
+Giọng nói cá nhân
Tuy dùng các âm, các thanh chung, nhưng mỗi người lại thể hiện chất giọng khác nhau
+Vốn từ ngữ cá nhân
Cá nhân ưa và quen dùng từ ngữ nhất định
Từ ngữ các nhân phụ thuộc vào tâm lí, lứa tuổi.
Cá nhân có sự chuyển đổi sáng tạo từ ngữ.
Tạo từ mới
Vận dụng sáng tạo các quy tắc,phương thứcchung.
2. Nghĩa của câu
a) Nghĩa sự việc: Là nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu
Biểu hiện:
+ Câu biểu hiện hành động
+ Câu biểu hiện trạng thái, tính chất. 
+ Câu biểu hiện quá trình
+ Câu biểu hiện tư thế
+ Câu biểu hiện sự tồn tại
+ Câu biểu hiện quan hệ
b) Nghĩa tình thái: Là thái độ, sự đánh giá của người nói với sự việc
Biểu hiện:
+ Khẳng định tính chân thực
+ Phỏng đoán sự việc
+ Đánh giá về mức độ hay số lượng
+ Đánh giá sự việc có thực, hay không có thực
+ Đánh giá sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra
+ Khẳng định khả năng sự việc
+ Là tình cảm của người nói đối với người nghe
+ Tình cảm thân mật, gần gũi
+ Thái độ kính cẩn
+ Thái độ bực tức, hách dịch.
3. Ngữ cảnh
a) Khái niệm: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc vận dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói.
b) Ví dụ
Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược
Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tự vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc. 
Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy: 21 nghĩa sĩ đã hi sinh bài văn tế đã ra đời trong bối cảnh chung và cụ thể đó.
“Súng giặc đất rền
Lòng dân trời tỏ”
Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, bỏ rơi dân chúng, chỉ có những người nông dân yêu nước, dũng cảm đứng lên đánh giặc. Ngữ cảnh chi phối cách sử dụng từ ngữ của hai câu tứ tự mở đàu bài văn tế: lòng dân súng giặc 
4. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt âm tiết tiếng là một từ, về mạt sử dụng tiếng là yếu tố cấu tạo từ.
- Từ không biến đổi hình vị
- Trật tự từ và hư từ là biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
5. Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Tính công khai về quan điểm chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
- Tính truyền cảm thuyết phục
II. Làm văn
1. Thao tác lập luận so sánh
- So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng
- Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. Đánh giá trên cùng một tiêu chí.
Nêu rõ quan điểm của người viết.
2. Thao tác lập luận phân tích
- Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành nhữngvấnđề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng.
- Phân tích để thấy được bản chất sự vật, sự việc.
- Phân tích phải đi liền với tổng hợp 
3. Thao tác lập luận bác bỏ
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe.
- Bác bỏ luận điểm, luận cứ
- Phân tích chỉ ra cái sai
- Diễn đạt rành mạch, rõ ràng. 
4. Thao tác lập luận bình luận
Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học.
Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận
Đề xuất được những ý kiến đúng
Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. 
5. Tóm tắt văn bản nghị luận
- Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó
- Đọc kĩ văn bản gốc.Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt.
- Tìm cách diễn đạt lại luận điểm. 
6. Viết tiểu sử tóm tắt
- Văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu
- Nguồn gốc
- Quá trình sống
- Sự nghiệp
- Những đóng góp
4. Luyện tập, củng cố: Nhấn mạnh những nội dung kiến thức trọng tâm đã học trong chương trình Tiếng Việt và Làm văn 11.
5. Hướng dẫn học bài: học bài cũ và ôn tập tốt chuẩn bị cho năm học mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong dan on tap trong he ngu van 11cb2.doc