Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức.

Giúp HS:

- Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử.

- Hiểu Đại Việt sử kớ toàn thư là cuốn sỏch biờn niờn lịch sử nhưng đậm chất văn học. Mỗi nhõn vật, sự kiện lịch sử được kể kốm theo những cõu chuyện sinh động, để lại những ấn tượng khú quờn trong lũng người đọc. Đoạn trớch về Trần Quốc Tuấn là một trong những đoạn trớch tiờu biểu cho cỏch viết đú.

2.Về kĩ năng

- Rốn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tỏc phẩm sử kớ thời trung đại, cảm nhận được chất nghệ thuật đắc sắc trong một tỏc phẩm sử.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2767Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/01/2010 Ngày dạy 27/01/2010	 Lớp: 10A2
 	 Ngày dạy: 28/01/2010 Lớp: 10A1
Tiết 66: Đọc văn Hưng đạo đại vương Trần quốc tuấn 
(Trích Đại Việt sử ký toàn thư)
Ngô Sĩ Liên
I. Mục tiêu 
1. Về kiến thức.
Giúp HS:
- Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử.
- Hiểu Đại Việt sử kớ toàn thư là cuốn sỏch biờn niờn lịch sử nhưng đậm chất văn học. Mỗi nhõn vật, sự kiện lịch sử được kể kốm theo những cõu chuyện sinh động, để lại những ấn tượng khú quờn trong lũng người đọc. Đoạn trớch về Trần Quốc Tuấn là một trong những đoạn trớch tiờu biểu cho cỏch viết đú.
2.Về kĩ năng
- Rốn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tỏc phẩm sử kớ thời trung đại, cảm nhận được chất nghệ thuật đắc sắc trong một tỏc phẩm sử.
3. Về thái độ.
 - Cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau. 
II. Chuẩn bị của giáo viện và học sinh.
1, Chuẩn bị của giáo viên
- Sgk Ngữ văn 10 – tập 2( chương trình chuẩn) 
- Sgv Ngữ văn 10 – tập 2( chương trình chuẩn)
- Tài liệu tham khảo. 
- Thiết kế bài giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Sgk Ngữ văn 10 – tập 2( chương trình chuẩn) 
- Đọc kĩ văn bản phần tác phẩm và chuẩn bị các câu hỏi trong sách giáo khoa
III. Tiến trình bài dạy
A. Kiểm tra bài cũ 
2. Đáp án.
B.Dạy nội dung bài mới:
* vào bài Trong bài thơ “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng”, Chế Lan Viên lắng sâu cảm xúc:
Hỡi sông Hồng khúc hát bốn ngàn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng
Khi Nguyễn Huệ kéo quân ra cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng. 
Qua đoạn thơ này ta thấy Chế Lan Viên đã ca ngợi vẻ đẹp của tổ quốc qua những trang sử hào hùng của dân tộc với những nhân vật lịch sử nổi tiếng, trong đó có Trần Hưng Đạo, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử việt nam. cuộc đời vẻ vang của Trần Hưng Đạo mãi mãi lưu danh qua sử sách. Tiết học hôm nay thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu về nhân vật Lịch sử này qua bộ đại Việt sử kí toàn thư của nhóm tác giả Ngô Sĩ Liên.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
? Em hãy trình bày những nét khái quát nhất về tác giả Ngô Sĩ Liên.
HS: Trả lời những nội dung trong sách giáo khoa.
GV: Nhấn mạnh những điểm nổi bật về tác giả Ngô Sĩ Liên.
Ngô Sĩ Liên sống vào khoảng thế kỉ XV, là một trong những nhà sử học nổi danh của nước ta thời trung đại.
là người giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thành Đại việt sử kí toàn thư cả về nội dung lẫn công việc biên soạn.
2. Bộ Đại việt sử kí toàn thư.
? Căn cứ vào phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa, em hãy giới thiệu ngắn gọn về bộ đại việt sử kí toàn thư.
HS: 
Đại việt sử kí toàn thư là bộ chính sử lớn nhất việt nam thời trung đại do Ngô sĩ liên biên soạn trên cơ sở hai cuốn sử Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu và Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên, Bộ sử kí này được hoàn thành vào năm 1479.
Đại việt sử kí toàn thư gồm 15 quyển ghi chép lich sử từ thời Hồng Bàng đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi năm 1428.
Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học, vừa có giá trị văn học. 
 do cách kể chyện sinh động hấp dẫn, không chỉ chú ý đến những sự kiện mà còn chú ý đến cả tâm lí thái độ, hành động tính cách của nhân vật lịch sử và chú ý đến cả những chi tiết nhỏ nhưng góp phần khắc hoạ sắc nét chân dung nhân vật lịch sử. 
3. Đoạn trích Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
a. Đôi nét về Người anh hùng Trần Quốc Tuấn.
? Qua hiểu biết thực tế, em biết gì về Trần Quốc Tuấn 
HS:
TQT (1226 – 1300) Quê ở làng tứ mặc phủ thiên trường Mĩ Lộc Nam Định.
Xuất thân trong vương tộc là con của An sinh vương Trần Liễu, Cháu của vua Trần Thái tông.
Là nhân vật có công rất lớn , có địa vị cao ở thời Trần, được Vua Trần Nhân tông phong làm quốc công tiết chế, thống lĩnh các đạo quân thuỷ bộ đánh tan quân xâm lược nguyên Mông.
Gv: Như vậy nói đến Trần quốc Tuấn là nói đến một nhân vật lịch sử kiệt xuất với đủ các phẩm chất Nhân, Đức , Chí, Nghĩa, dũng.
b. Xuất xứ.
 Văn bản được đưa vào sách giáo khoa được lấy từ quyển VI Phần bản kỉ của Đại việt sử kí tàn thư.. 
GV: Sở dĩ đoạn trích này được lấy từ phần bản kỉ vì người xưa viết sử theo hai cách: biên niên và kỉ sự
Viết sử theo cách biên niên là lấy thời gian là trục chính, các sự kiện lịch sử được trình bày theo trục đó.
Viết sử theo cách kỉ sự ghi chép theo từng nhân vật. có ba tiểu loại. ghi chép về nhà vua được gọi là bản kỉ, ghi chép về bề tôi được gọi là liệt truyện, ghi chép cả bề tôi lẫn nhà vua được gọi là chí
c. Đọc giải thích từ khó.
II. Đọc hiểu văn bản 
* Cách mở truyện
Gv: mở đầu đoạn trích Ngô Sĩ Liên viết: Tháng 6 ngày 24, sao sao.
? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của Ngô Sĩ Liên. 
HS: cách kể chuyện về một nhân vật lịch sử không đơn điệu theo trình tự thời gian, cách kể chuyện tạo ra sự chú ngay ngay từ đầu đối với người đọc. 
? Theo em sự chú ý đó thể hiện qua chi tiết nào, chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào.
HS: sao sa, Đó là một điềm báo không lành.
GV: Người xưa thường quan niệm thiên nhân tương dữ, trời và người có mối quan hệ với nhau. sao sa là điểm xấu, dự báo một nhân vật có vai trò trọng yếu đối với quốc gia,( vua, tướng quốc, anh hùng có công lớn với dân tộc) sắp qua đời. 
? Điềm báo này ứng với sự kiện gì?
HS; Hưng Đạo Vương ốm
Gv: Nhân đó nhà viết sử ngược dòng thời gian kể chuyện về Trần Quốc Tuấn, vậy cụ thể như thế nào chúng ta đi tìm hiểu về câu chuyện này
GV: Định hướng cho học sinh đọc từng đoạn.
HS: Đọc đoạn thư nhất do giáo viên định hướng: Từ đầu đến ...kế sách giữ nước vậy.
? Qua đoạn văn vừa đọc em hãy xác định luận điểm chính của đoạn này là gì
1. Đoạn 1. Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.
? Việc Vua Trần ngự giá đến thăm và hỏi ý kiến của TQT về kế sách giữ nước ngay cả lúc TQT đang ốm nặng, theo em điều đó có ý nghĩa như thế nào. 
HS: Điều đó cho thấy sự tin cậy, tín nhiệm rất cao của nhà vua đối với TQT
? Vậy theo cách trình bày ý kiến của TQT về kế sách giữu nước của TQT có gì đặc biệt
HS: Trần Quốc tuấn đã nêu lại các cách đánh giặc giữ nước của các triều đại trước.
? Theo em đó là những triều đại nào.
HS: 
Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua hán sang đánh, ông đã cho nhân dân làm kế Thanh dã mà thắng giặc.
thời Đinh Lê dùng được người tài giỏi, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa mà phá được quân tống
Thời nhà lí dùng Người tài giỏi như Lí Thường Kiệt nên lại tiếp tục đánh tan quân Tống xâm phạm địa giới.
- Trần quốc còn nói đến chính triều Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. 
? Việc liệt kê các kế sách đánh giặc của các triều đại trước thì TQT muốn nhắn nhủ với vua Trần điều gì
HS:
TQT muốn nhắc đến truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Trần Quốc Tuấn nêu dẫn chứng về hàng loạt các cách trừ giặc, giữ nước của các triều đại trước nhằm khuyên vua Trần nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.
? Vậy cụ thể Trần Quốc Tuấn đã tâm sự về kế sách đánh giặc như thế nào với vua.
HS: TQT đã trình bày với vua về kế sách đánh giặc cụ thể của mình: 
	 Nó cậy trường trận ta dựa vào đoản binh, dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thuắng chóng thì phải chon dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến như đánh cờ vậy. Tuỳ thời tạo thế, có một đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được, vả lại khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữu nước vậy.
Tóm lược: 	Chiến lược đánh giặc: dùg đoản binh chế trường trận
	Kế sách giữu nước: khoa thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc	
? Theo ông, điều kiện quan trọng nhất trong kế sách này để thắng giặc là gì? 
HS: - Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc: toàn dân đoàn kết một lòng.“Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức”
- Muốn vậy, phải “khoan thư sức dân”: (Giảm thuế khóa., Bớt hình phạt, Không sách nhiễu nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân sung túc.
" Điều đó là “thượng sách giữ nước”.
? theo em qua lời khuyên vua trần về kế sách giữu nước của Trần Quốc Tuấn đã khẳng định ở con người ông phẩm chất gì.
HS: qua câu chuyện đó ta thấy Hưng đạo vương là một vị tướng giàu lòng yêu nước, có mưu lược và đức độ lớn lao, có kinh nghiệm dày dặn, tầm nhìn xa trông rộng, và đặc biệt là có lòng thương yêu dân, trọng dân, biết lo cho dân. 
? Sau nay thì có những ai đã tiếp nối quan niệm thân dân này của TQT
HS: Đó là Nguyễn Trãi: 	Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. 
	Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nguyễn Đình Chiểu cũng rất đề cao vai trò của những người dân vô danh những nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Và sau này Hồ chí Minh cũng có quan niệm rất rõ ràng: Lấy dân làm gốc.
GV: 	Như vậy qua những chi tiết trên ta thấy con người Trần Quốc Tuấn hiện lên với một trái tim hừng hực lòng yêu xứ sở, yêu giống nòi, yêu văn hiến Đại Việt. Khí phách đạp lên muôn vàn gươm đao ngoại tặc để làm nên thắng trận, Trái tim người làm đuốc lửa dẫn đầu ba quân và trăm họ phá giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, đốt thuyền giặc trên sông Bạch Đằng, nhưng cũng giàu lòng vị tha, nhân ái như suối mát với dòng tộc, với muôn dân. Trái tim ấy, khi đập những nhịp cuối cùng còn chan chứa niềm yêu dân, gửi lại muôn đời lời trăng trối: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, ấy là thượng sách để giữ nước". Trái tim Trần Quốc Tuấn vằng vặc như mặt trời, lớn rộng như biển cả, trọn vẹn đau đáu niềm yêu nước thương dân, cao cả và thánh thiện vô cùng 
GV: Cho học sinh đọc đoạn từ Quốc Tuấn là con An Sinh Vương...Quốc tảng vào viếng.
? Qua đoạn văn vừa đọc theo em có những sự kiện chính nào.
HS: có ba sự kiện, tình huống
Trần quốc tuấn trước lời trăng trối của cha.
Trần Quốc tuấn qua câu chuyện với hai người gia nô
 Câu chuyện của Trần Quốc Tuấn với hai người con trai.
2. Đoạn 2: Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn.
a. Trần Quốc Tuấn trước lời trăng trối của cha.
? An sinh vương là cha của Trần Quốc Tuấn trước khi qua đời có dặn dò với Trần Quốc Tuấn điều gì?
HS: 
	 Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.
GV: Có thể nói rằng nguyên nhân sâu sa dẫn đến lời trăng trối của người cha TQT xuất phát từ một mối thù cùng dòng tộc: Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp được nỗi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn. Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, , văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. 
? Vậy TQT có thực hiện lời trối trăng đó của cha không.
HS: Quốc Tuấn ghi để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải.
? Vì sao TQT lại cho rằng đó là điều không phải.
HS: 
Đối với con người thời trung đại thì hai nét phẩm chất trung và hiếu là hết sức thiêng liêng. Hoàn cảnh riêng trong nội bộ gia tộc đã đặt TQT trong mối mâu thuẫn giữa trung và hiếu.
 ? vậy TQT có trăn trở về lời trăng trối của người cha không
HS: Có vì ông đã đem chuyện đó kể với hai người gia nô và hai người con trai.
b. Câu chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng
? Thái độ của hai người gia nô như thế nào khi nghe TQT tâm sự.
HS: Can ngăn TQT một cách quyết liệt: làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm....chúng tôi xin thề chết già làm gia nô...
? Quốc tuấn có thái độ như thế nào trước những lời can ngăn đó.
HS; TQT rất cảm phục, đến khóc.
? thái độ cảm phục của TQT với hai người gia nô cho chúng ta thấy điều gì.
HS: 
- Khẳng định nhân cách cao thượng, tấm lòng trung nghĩa, thẳng thắn, cương trực của hai người nô bộc trung thành. Chi tiết “Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người” nô bộc trung nghĩa.
GV: chuyện với 2 nô bộc chỉ là một phép thử lòng người của Trần Quốc Tuấn mà thôi.
c. Câu chuyện với hai người con trai: 
? TQT đã nói với hai người con trai điều gì
HS: Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào
? hai người con của ông đã cư xử như thế nào
HS:
	- Hưng vũ vương thì không tán thành. Dẫu khác họ cung không nên huống chi là cùng một họ
	- Hưng nhượng vương thì tán thành việc cướp ngôi giành lấy thiên hạ: Tông thái tổ vốn là một ông lão làm ruộng đã thừa cơ dấy vận nên có đuợc thiên hạ
? thái độ tâm trạng của TQT như thế nào khi nghe hai con tâm sự
HS; 
- Với Hưng Vũ Vương ngầm cho là phải 
- Với Hưng Nhượng Vương thì đùng đùng nổi giận, tuốt gươm kể tội...
? qua tất cả những sự kiện, tình huống, cụ thể về lời trăng trối của cha, câu chuyện với hai người gia nô và hai con trai em thì chúng ta còn thấy trần quốc tuấn hiện lên với phẩm chất gì nữa
HS: 	- Bằng những câu chuyện trên ta thấy hưng đạo vương là một vị tướng có lòng trung nghĩa sáng ngời, nhân cách cao thượng thấm nhuần tư tưởng trung quân. 
- Xét hoàn cảnh lúc bấy giờ TQT đang nắm binh quyền trong tay TQT có thể đoạt quyền, tạo thế nhưng ông đã đặt chữ Trung lên trên chữ hiếu, đặt nợ nước lên trên tình nhà để làm tròn đạo nghĩa vua tôi. Như vậy là không phải Trần Quốc Tuấn không day dứt với lời trăn trối của cha, nhưng tấm lòng trung trinh ái quốc đã níu giữ ông lại. 
Cho rằng, cái tâm của Trần Hưng Đạo sáng mãi đến muôn đời sau liệu có quá đáng không?
GV: Có thể là không, bởi Trái tim ấy không có chỗ cho mối hiềm thù nội tộc mà phương hại vận mệnh quốc gia. Lắng nghe lời trăng trối báo thù của cha, cho đúng đạo làm con, nhưng TQT không nuôi hiềm khích, không muốn đoạt ngôi dù dễ như trở bàn tay bởi ông biết loạn triều thì lòng dân ly tán, nước nhà thì nguy vong. Trái tim ấy đùng đùng nổi giận, sáng lòe gươm kể tội con trai khi có mưu đồ nghịch phản, Trái lại, con tim động lòng đến rơi lệ trước nghĩa cả mà các tỳ tướng Yết Kiêu, Dã Tượng thốt ra lời: "Chúng tôi không muốn làm như thế để tiếng xấu muôn đời" và Chính vua Trần Thánh Tông, vào thời khắc khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba (1288) bất chợt thốt lên: "Trung nghĩa (như Quốc Tuấn) thì không ai sánh kịp".
C. Củng cố, luyện tập. (3’)
* Câu hỏi; Qua nhân vật Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn ỏ hai đoạn văn vừa phân tích, em có suy nghĩ chung như thế nào về những lãnh tụ của giai cấp phong kiến Việt Nam thời nhà Trần.
 * Đáp án: Lãnh Tụ của gia cấp phong kiến phải là con người tuyệt đối về hai phẩm chất tài và đức, tài là việc hiểu biết kinh bang tê thế, đức là sự quên mình cho ging sơn cho thời đại. Trần Quốc Tuấn qua những chi tiết vừa phân tích đã cho thấy những phẩm chất anh hùng của những lãnh tụ phong kiến nhà Trần: Có tầm nhìn xa trông rộng, biết hi sinh những quyền lợi nhỏ bé của mình cho quyền lợi chug của đất nước, của triều đại
D. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài 	(1’)
1. học bài: Nắm được những nội dung cơ bản của bài học
2. chuẩn bị bài
GV yêu cầu học sinh đọc tiếp phần còn lại và, đọc trước văn bản bài đọc thêm Thái sư Trần Thủ Độ.

Tài liệu đính kèm:

  • dochung dao dai vuong tran quoc tuan.doc