Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

 A, Mức độ cần đạt

1. Kiến thức

- Nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương với đất nước.

- Cách dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.

2. Kỹ năng

- Đọc hiểu thể kí Trung đại

- Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm Hịch tướng sĩ và các đoạn sử kí Thái sư Trần Thủ Độ, Thái phó Tô Hiến Thành

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2503Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/1/2011 Ngày giảng: 25/1/2011
Tiết 67- Đọc văn
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Ngô Sĩ Liên –
 A, Mức độ cần đạt
Kiến thức 
Nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương với đất nước.
Cách dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
Kỹ năng 
Đọc hiểu thể kí Trung đại
Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm Hịch tướng sĩ và các đoạn sử kí Thái sư Trần Thủ Độ, Thái phó Tô Hiến Thành
B,Phương pháp, phương tiện
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, gợi mở
 - Phương tiện : SGK,SGV, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng.
 C, Tiến trình bài học
 * Ổn định tổ chức lớp
 * Kiểm tra bài cũ
 * Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Cho đọc tiểu dẫn
 ? Tiểu dẫn cho ta biết điều gì về tác 
 Giả Ngô Sĩ Liên
 ? SGK cho ta biết gì về bộ sách “Đại Việt sử kí toàn thư”
? Hãy nêu vị trí, bố cục đoạn trích
- Bố cục: 3 phần.
+ P1: “Tháng sáu... giữ nước” " Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.
+ P2: “Quốc Tuấn là con... viếng” " Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai.
+ P3: còn lại " Những công tích lớn, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn.
?Chân dung nhân vật Trần Quốc Tuấn Được khắc họa qua những câu chuyện nào về ông
 ? Ông đã đưa ra những điều gì làm cơ sở cho lời khuyên giữ nước 
 ? Từ đó thấy được ông là vị tướng như thế nào
 ? Cha ông có di huấn như thế nào
 ? Thái độ trước lời di huấn đó
 ? Thấy ông đặt quyền lợi cá nhân hay đất nước lên trên
? Yết Kiêu, Dã Tượng đã trả lời ông như thế nào
 ? Ông có thái độ như thế nào trước điều đó
 ? Khi nói chuyện với con, hai con ông trả lời như thế nào
? Thái độ của ông
 ? Qua đó thấy ông giáo dục con như thế nào
 ? Đoạn văn cho ta thấy ông có những công lao và đức độ như thế nào
 ? Thái độ của triều đình và nhân dân đối với Trần Quốc Tuấn
 ? Nhận xét chung của em
 Củng cố
 Nhân vật lịch sử này để lại cho em suy nghĩ gì
Qua ba câu chuyện trên, tác giả muốn làm nổi bật phẩm chất gì của Trần Quốc Tuấn ? 
Dặn dò: giờ sau
 Đọc thêm: Thái sư Trần Thủ Độ
I. TÌM HIỂU CHUNG.
 1. Tác giả: Ngô Sĩ Liên
 - Chưa rõ năm sinh, năm mất.
 - Là nhà sử học nổi tiếng thời Lê (Thế kỉ XV).
 - Quê: Chương Mĩ, Hà Tây.
 - Đỗ tiến sĩ năm 1442.
- Làm quan từ thời vua Lê Thái Tông đến thời Lê Thánh Tông. 
 - Nhân vật lịch sử tài năng có cống hiến cho lịch sử
2. Bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”: 
Bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời Trung đại
Cuốn sử biên niên ghi chép ls từ thời Hồng Bàng đến 1428 khi Lê Lợi lên ngôi vua
> Có giá trị sử học và văn học, thể hiện tinh thần dân tộc
3. Đoạn trích: Tập 2, quyển VI( Phần bản kỉ) kỉ nhà Trần
II. Tìm hiểu văn bản
1. Chân dung nhân vật Trần Quốc Tuấn:
a. Chuyện về kế sách giữ nước
- Nêu ra bài học giữ nước từ các triều đại:
+ Thời Triệu, Đinh, Lê, Lý 
+ Thời Trần: Ba lần đánh bại giặc Nguyên - Mông, đế quốc hùng mạnh nhất thời Trung đại. 
 ->Từ bài học quá khứ, hiện tại, kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời cầm quân -> rút ra kế sách: Tuỳ thời tạo thế”, khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc.
 -> Vị tướng tài năng, mưu lược, nhìn xa trông rộng, tư tưởng tiến bộ, trí tuệ uyên bác yêu nước, thương dân 
b. Chuyện về lòng trung nghĩa
* Thái độ và việc làm trước lời di huấn của cha
- Trần Liễu trăng trối: vì cha mà lấy thiên hạ! 
- Thái độ : Ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.
 Hiếu >< Trung
 -> chọn chữ Trung, đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.
* Chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng 
 - Đem lời cha dặn nói với hai gia nô. Mục đích : thử thách thái độ, cách ứng xử của họ.
- Cảm phục , khen ngợi Sự thẳng thắn, trung thực, trung nghĩa của họ. 
* Chuyện với hai người con trai:
- Với Quốc Hiến : ngầm cho là phải. 
- Với Quốc Tảng : Kết tội, định giết, đến lúc chết không cho gặp mặt.
-> Trung nghĩa, công bằng, nghiêm khắc.
C, Công lao và đức độ
 - Công lao giữ nước, xây dựng đất nước: 
- Đức độ lớn lao: 
- Thiên tài quân sự lỗi lạc
- Được soạn văn bia ở sinh từ để ca ngợi. Khi chết được tặng nhiều tước hiệu cao quý. Nhân dân cảm phục ngưỡng mộ, tôn vinh là bậc thánh.
Kẻ thù nể phục, khiếp sợ
 èchân dung Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc.
2. Nghệ thuật
- Khắc hoạ chân dung nhân vật:
- Cách kể chuyện linh hoạt, chi tiết chọn lọc.

Tài liệu đính kèm:

  • doc67 hung dao dai vuong.doc