Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đọc văn: Tấm cám

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đọc văn: Tấm cám

A. Mục đích, yêu cầu.

 Giúp HS nắm được:

 - Nội dung của truyện

 - Biện pháp nghệ thuật chính của truyện

 + Biết cách đọc hiểu một truyện cổ tích thần kỳ, nhận biết được một truyện cổ tích thần kỳ qua đặc trưng thể loại.

 + Có tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.

 B. Phương tiện dạy học.

 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng.

 C. Phương pháp giảng dạy.

 - Phát vấn, diễn giảng, gợi mở.

 D. Tiến trình bài dạy.

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 a, Qua đoạn trích “Rama buộc tội”, nhân dân Ấn Độ xưa quan niệm ntn về nhà vua, anh hùng, về người phụ nữ lý tưởng?

 b, Tâm trạng, thái độ của Xita trước lời buộc tội của Rama?

 3. Giới thiệu bài mới.

 4. Bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đọc văn: Tấm cám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22, 23: (Đọc văn) TẤM CÁM
Mục đích, yêu cầu.
 Giúp HS nắm được:
 - Nội dung của truyện
 - Biện pháp nghệ thuật chính của truyện
 + Biết cách đọc hiểu một truyện cổ tích thần kỳ, nhận biết được một truyện cổ tích thần kỳ qua đặc trưng thể loại.
 + Có tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.
 B. Phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
 C. Phương pháp giảng dạy.
 - Phát vấn, diễn giảng, gợi mở.
 D. Tiến trình bài dạy.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 a, Qua đoạn trích “Rama buộc tội”, nhân dân Ấn Độ xưa quan niệm ntn về nhà vua, anh hùng, về người phụ nữ lý tưởng?
 b, Tâm trạng, thái độ của Xita trước lời buộc tội của Rama?
 3. Giới thiệu bài mới.
 4. Bài mới.
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
Truyện cổ tích gồm có mấy loại?
Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc thể loại nào?
HS tìm hiểu chung.
HS đọc tiểu dẫn.
HS suy nghĩ trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Khái niệm truyện cổ tích.
 (HS nhắc lại khái niện truyện cổ tích đã học trong bài học khái quát văn học dân gian Việt Nam).
 2. Phân loại truyện cổ tích: 
 Truyện cổ tích Việt Nam được các nhà nghiên cứu chia thành 3 loại:
 + Truyện cổ tích loài vật.
 + Truyện cổ tích thần kì.
 + Truyện cổ tích sinh hoạt.
 3. Tấm Cám thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì.
 Truyện cổ tích thần kỳ: 
 + Có số lượng lớn nhất.
 + Trong truyện có sự tham gia của yếu tố thần linh.
 + Kết cấu phổ biến của truyện là: nhân vật chính (Là những con người bình thường hoặc bất hạnh, mồ côi, nghèo khổ) trải qua hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc.
 + Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân lao động.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
Gọi HS đọc và tóm tắt tác phẩm.
Theo dõi truyện em thấy nổi bật trong truyện là sự đối lập giữa những nhân vật nào? Mâu thuẫn nào là chủ yếu? Vì sao?
 Sống trong gia đình, Tấm không có được sự công bằng, không tìm ra người bảo vệ mình. Ra xã hội cuộc sống của Tấm càng khó khăn hơn, vì chân lí thuộc về kẻ mạnh. Vì vậy Tấm gởi gắm niềm tin vào một nhân vật hoàn toàn do tưởng tượng ra, đó là Bụt.
 Bụt xuất hiện trong những lúc Tấm gặp khó khăn, nhân vật Bụt có ý nghĩa gì?
 Em có suy nghĩ gì về hình ảnh chiếc giầy đánh rơi?
Khi Tấm làm hoàng hậu, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám có giảm đi hay ngược lại? Vì sao?
Mẹ con Cám đã giết Tấm một cách vô cùng độc ác, hành động đó chứng tỏ điều gì ở mẹ con Cám?
Bốn lần hóa thân của Tấm chứng tỏ điều gì ở Tấm?
 Sau mỗi lần bị hãm hại, Tấm trở nên xinh đẹp hơn, cuối cùng trở về với ngôi vị hoàng hậu. Điều đó nói lên điều gì?
Nêu đặc sắc nghệ thuật?
HS đọc hiểu văn bản.
HS đọc và tóm tắt truyện.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
II- Đọc hiểu văn bản:
 1. Đọc và tóm tắt.
 - Bắt tépà chăn trâuà xem hội à thành hoàng hậu.
 - 4 lần bị giếtà 4 lần hóa thân.
 2. Phân tích.
 a. Diễn biến của mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.
 - Nhân vật cô Tấm.
 Khi còn nhỏ:
 + Chăm chỉ, làm lụng vất vả.
 + Yếu đuối, sống thụ động, dễ khóc.
Ê Tấm là người chăm chỉ, hiền lành, khát khao được yêu thương. Sống với mẹ con Cám, Tấm bị đầy đoạ về thể xác, bị áp bức về tinh thần. Tấm bị hắt hủi, bị đối xử bất công ngay trong chính trong gia đình của mình, chính bởi những người thương yêu của mình.
Ê Cuộc đời cô Tấm thật bất hạnh, rất đáng thương. Nỗi bất hạnh của cô Tấm cũng là nỗi bất hạnh của những người con mồ côi trong xã hội cũ.
 - Mẹ con Cám: Là những người lười biếng, gian dối, vì hay ganh tị nên hành động độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm để tranh đoạt quyền lợi.
 - Bụt: Trợ giúp, giải quyết bế tắt, khó khăn cho nhân vật bất hạnh. Nhân dân gởi gắm niềm mơ ước vào nhân vật này.
- Chiếc giày đánh rơi: Hình ảnh, chi tiết độc đáo thể hiện niềm mơ ước của con người. Con người mơ ước có sự công bằng, vật của mình sẽ mãi mãi thuộc về mình.
 - Khi Tấm trở thành hoàng hậu.
 + Tấm gặp vua trở thành hoàng hậu.
 - Mẹ con Cám. 
 + Muốn xinh đẹp và có địa vị như Tấm.
 Ê Sống trong môi trường có địa vị và lợi ích vật chất càng cao thì mâu thuẫn càng gay gắt, càng quyết liệt. Từ mâu thuẫn gia đình dẫn đến mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội. Do muốn tranh đoạt quyền lợi về vật chất và địa vị xã hội nên mẹ con cám nhiều lần truy đuổi, quyết tiêu diệt Tấm.
Ê Tấm trưởng thành hơn, tích cực, chủ động hơn trong cuộc đấu tranh giành lại sự sống. Sau những lần bị giết, bị chết, bị chặt, bị đốt Tấm đều không chết, đều tìm cách hóa thân. Sự hoá thân của Tấm thể hiện sức sống mãnh liệt, thể hiện ước mơ của nhân dân. Thể hiện tinh thần lạc quan, niềm tin vào chân lý cái thiện thắng cái ác.
 b, Ý nghĩa của truyện.
 - Truyện đề cao cái thiện, thể hiện niềm tin của nhân dân: “Ở hiền gặp lành”.
 c, Đặc sắc nghệ thuật:
 - Cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn.
 - Xung đột trong truyện diễn ra gay gắt, căng thẳng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
HS tổng kết.
III. Tổng kết:
 (HS dựa vào kiến thức đã học để tổng kết).
 5. Củng cố:
 HS cần ghi nhớ:
 - Mâu thuẫn chính trong truyện là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác.
 - Trong cuộc đấu tranh quyết liệt dành sự sống, cái thiện sẽ thắng cái ác.
 6. Dặn dò: 
 7. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTam Cam(3).doc