Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đọc thêm: Khóc dương khuê (Nguyễn Khuyến) - Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương)

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đọc thêm: Khóc dương khuê (Nguyễn Khuyến) - Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương)

I. Mục tiêu bài học:

1. Bài “Khóc Dương Khuê”:

1.1.Kiến thức:

 - Cảm nhận được tiếng khóc bạn chân thành, xót xa, nuối tiếc của nhà thơ.

 - Hiểu được tâm trạng nhân vật trữ tình qua âm hưởng da diết của thể thơ song thất lục bát.

1.2.Kĩ năng: Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.

1.3.Thái độ”: Trân trọng tình bạn đẹp giữa N.K và D.K.

2. Bài “Vịnh khoa thi Hương”:

2.1.Kiến thức:

 - Cảm nhận được tiếng cười châm biếm chua chát của nhà thơ, nhận ra thái độ xót xa tủi nhục của người trí thức Nho học trước cảnh mất nước.

 - Thấy được cách sử dụng từ ngữ, kết hợp với câu thơ giàu hình ảnh, âm thanh.

2.2.Kĩ năng: Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.

2.3.Thái độ: Hiểu được tấm lòng yêu nước của nhà thơ Trần Tế Xương.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 6170Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đọc thêm: Khóc dương khuê (Nguyễn Khuyến) - Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11.
Ngày soạn: 1/9/2010
Ngày dạy: 3/9/2010
ĐỌC THÊM
 KHÓC DƯƠNG KHUÊ (Nguyễn Khuyến)
 VỊNH KHOA THI HƯƠNG (Trần Tế Xương)
I. Mục tiêu bài học: 
1. Bài “Khóc Dương Khuê”:
1.1.Kiến thức: 
	- Cảm nhận được tiếng khóc bạn chân thành, xót xa, nuối tiếc của nhà thơ.
	- Hiểu được tâm trạng nhân vật trữ tình qua âm hưởng da diết của thể thơ song thất lục bát.
1.2.Kĩ năng: Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
1.3.Thái độ”: Trân trọng tình bạn đẹp giữa N.K và D.K. 
2. Bài “Vịnh khoa thi Hương”:
2.1.Kiến thức:
	- Cảm nhận được tiếng cười châm biếm chua chát của nhà thơ, nhận ra thái độ xót xa tủi nhục của người trí thức Nho học trước cảnh mất nước.
	- Thấy được cách sử dụng từ ngữ, kết hợp với câu thơ giàu hình ảnh, âm thanh.
2.2.Kĩ năng: Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
2.3.Thái độ: Hiểu được tấm lòng yêu nước của nhà thơ Trần Tế Xương.
II.Chuẩn bị: 
	G: giáo án ; sgk ; giao công việc cho các nhóm chuẩn bị.
	H: bài soạn theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
HĐ I: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 
HĐ II: Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Thương vợ” của Nguyễn Khuyến. Phân tích 2 câu đề trong bài thơ.
HĐ III : Bài mới:
HĐ của G
HĐ của H
Nội dung cần đạt
- Dương Khuê là ai ?
- Căn cứ vào nội dung cảu bài thơ, có thể biết được bài thơ ra đời trong hoàn cảnh ntn ?
- Xác định thể loại của văn bản ?
- Theo em, bài thơ này có thể chia thành mấy đoạn ? Nội dung của mỗi đoạn là gì ?
G hướng dẫn H cách đọc: Đọc chậm rãi, từ tốn, đúng ngắt nhịp trong các câu thơ; chú ý diễn biến tâm trạng của tác giả.
G chia nhóm thảo luận, dùng kĩ thuật “Khăn trải bàn” 
N1: Nỗi đau mất bạn được thể hiện ntn ở hai câu thơ đầu ?
- Nhóm 2: Tình bạn thắm thiết, thủy chung thể hiện qua những kỉ niệm đẹp nào ?
G: tiếng khóc như giãi bày, làm sống lại những kỉ niệm của tình bạn thắm thiết: tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc.
- Nhóm 3: Nỗi trống vắng khi mất bạn được thể hiện ntn ?
- Nhóm 4: Tìm những biện pháp nghệ thuật tu từ đặc sắc trong bài thơ ?
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của toàn bài ?
G: hướng dẫn H tìm hiểu các tri thức ở phần tiểu dẫn.:
- hoàn cảnh sáng tác ?
- Bài thơ thuộc mảng đề tài nào.
- Xác định thể loại, bố cục, cách đọc văn bản.
- G chia nhóm thảo luận theo kĩ thuật “khăn phủ bàn”. sau đó cho các nhóm trình bày kết quả và thống nhất. 
- Nhóm 5: hai câu đầu cho thấy trường thi có gì khác thường? 
- Nhóm 6: phân tích câu 3,4; Nhóm 7: phân tích câu 5,6 để làm rõ sự nhốn nháo của cảnh trường thi.
- Nhóm 8: tâm trạng, thái độ của tg trước cảnh tượng trường thi ? lời nhắn của TX có ý nghĩa gì ? 
- nêu ý nghĩa của văn bản ? Những nghệ thuật đặc sắc ? 
Dựa vào tiểu dẫn để trình bày.
Trả lời
Trả lời
Trình bày
rèn kĩ năng đọc văn bản thơ.
cá nhân làm việc, trao đổi trong nhóm, trình bày.
Liệt kê các kỉ niệm đẹp.
Cá nhân trong nhóm làm việc và thống nhất.
Các cá nahan làm việc và thống nhất.
Khái quát, tổng hợp.
Cá nahan làm việc.
Các nhóm làm việc.
trình bày
Trình bày
Trình bày
Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài.
A. Văn bản: “Khóc Dương Khuê”:
I. Hướng dẫn đọc – tiếp xúc văn bản:
1. Dương Khuê: 
- Là bạn thân của Nguyễn Khuyến .
- Là nhà thơ có tên tuổi nửa cuối thế kỉ XIX.
2.Văn bản: 
a) Hoàn cảnh sáng tác: 
Khi N.K hay tin D.K qua đời.
b) Thể loại: song thất lục bát.
c) Bố cục: chia 3 đoạn”
+ Đoạn 1(2 câu đầu): Nỗi đau đớn khi hay tin bạn qua đời.
+ Đoạn 2 (20 câu tiếp): tình bạn chân thành, thủy chung gắn bó.
+ Đoạn 3(còn lại): Nỗi hẫng hụt mất mát.
d) Đọc – giải thích từ khó:
II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản:
1.Hai câu thơ đầu: 
- Ngắt nhịp câu lục: 2/1/3 -> vừa diễn tả nỗi đau thắt ruột, vừa diễn tả tiếng nấc nghẹn ngào trong cõi lòng nhà thơ.
- “Thôi đã thôi rồi”: cách nói giảm, nói tránh -> giảm bớt nỗi đau vì mất bạn.
- “Man mác, ngậm ngùi”: các từ láy -> diễn tả nỗi đau kéo dài như vô cùng, vô tận => Nỗi đau từ chính cõi lòng nhà thơ lan tỏa ra cả không gian rộng lớn, bao la.
 Lời thơ như một tiếng than đầy tiếc thương, nhẹ nhàng mà thắm thiết.
2. 20 câu thơ tiếp:
- Những kỉ niệm đẹp giữa hai người:
+ Cùng vãn cảnh thiên nhiên.
+ Cùng đi nghe hát.
+ Cùng thưởng rượu, bình văn.
+ Cùng hưởng lộc và cùng chung cảnh hoạn nạn của đất nước khi bị thực dân Pháp xâm lược.
+ Cuộc gặp gỡ cuối cùng.
=> Đây là những kỉ niệm kéo dài từ thời tuổi trẻ cho đến lúc tuổi già -> thể hiện tình bạn gắn bó, keo sơn.
3. Những câu thơ còn lại:
- Nỗi trống vắng vì mất bạn:
+ Rượu ngon không có bạn hiền.
+ Thơ không có người hiểu.
+ Giường không có ai ngồi cùng.
+ Đàn không có ai cùng thưởng thức.
=> Nỗi nhớ càng thêm da diết. Mất bạn, N.K hẫng hụt như mất đi một phần cơ thể -> Khẳng định kỉ niệm về bạn không phai mờ trong lòng nhà thơ.
4.Nghệ thuật tu từ đặc sắc:
- lặp từ ngữ -> cho thấy cách sử dụng ngôn từ tài tình của N.K.
- Dùng điển tích.
III.Hướng dẫn tổng kết:
- Nội dung: Bài thơ giúp ta hiểu về tình bạn thủy chung, gắn bó , hiểu thêm một khía cạnh khác của nhân cách N.K.
- Nghệ thuật: 
+ Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc.
+ Cảm xúc chân thành.
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ tài tình.
+ Kết hợp điêu luyện mạch tự sự với mạch trữ tình, chan chứa tình cảm.
B.Văn bản: “Vịnh khoa thi Hương”:
I.Hướng dẫn đọc – tiếp xúc văn bản: 
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời nhân khoa thi Hương được tổ chức năm 1897. Trường thi ở HN bị bãi bỏ. Vì vậy, hai trường Nam Định và Hà Nội tổ chức thi chung. Khoa thi lần này có toàn quyền Pháp ở Đông Dương cùng vợ đến dự.
- Mảng đề tài: thi cử -> thái độ mỉa mai, phẫn uất trước chế độ thi cử đương thời.
- Văn bản: 
+ Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Bố cục: 
c1: Đề - thực – luận – kết.
c2: 2 dòng thơ đầu : sự nhốn nháo của trường thi 
 4 dòng thơ tiếp: cảnh trường thi nhốn nháo, ô hợp
 2 dòng thơ cuối: thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh nước mất.
II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản: 
1. Hai dòng thơ đầu: 
- Giọng thơ : tự sự.
- theo thông lệ, cứ 3 năm nhà nước mở 1 khoa thi.
- Trường Hà Nội thi lẫn với trường Nam Định -> Thông báo về sự thay đổi tổ chức thi cử.
- từ “lẫn” được dùng khá đắc địa, thể hiện một sự lẫn lộn, pha trộn, ô hợp, bát nháo của khoa thi.
=> Sự xáo trộn của trường thi.
2. 4 dòng thơ tiếp: 
- Câu 3+4: 
+ Nghệ thuật đảo ngữ: nhấn mạnh sự luộm thuộm, lôi thôi, nhếch nhác của đám đông sĩ tử đến trường thi -> Hình ảnh này cho thấy sự không nghiêm túc của kì thi, nơi chọn ra các nhân tài cho đất nước.
+ Hình ảnh quan trường: ra oai, nạt nộ làm tăng sự huyên náo, lộn xộn của cảnh trường thi.
- Câu 5+6:
+ Cảnh đón tiếp quan sứ và bà đầm rất linh đình, náo nhiệt.
+ bà đầm diêm dúa trong bộ váy lê quét đất.
+ Hai nhân vật xuất hiện như một màn trình diễn, phô trương về hình thức -> làm tăng thêm sự nhốn nháo , ô hợp của trường thi.
+ NT đối: tạo nên sức mạnh đả kích dữ dội, quyết liệt, sâu cay (lọng che đầu quan sứ đối với váy của bà đầm).
 Trường thi đầy những cảnh trướng tai gai mắt.
3.Hai câu kết: 
- Tâm trạng : ngao ngán trước cảnh tượng khôi hài, bi đát của trường thi.
- Thái độ : châm biếm, đả kích sự lố lăng, đồng thời mỉa mai những kẻ đại diện cho chính quyền thực dân.
- Câu hỏi mang ý nghĩa thức tỉnh các sĩ tử cũng là câu hỏi với chính mình về thân phận kẻ sĩ thời mất nước.
III. Hướng dẫn tổng kết: 
- Nội dung: Bài thơ cho người đọc thấy được thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của tác giả trước tình trạng thi cử trong buổi đầu chế độ thuộc địa nử phong kiến.
- Nghệ thuật: 
+ Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, đảo trật tự cú pháp.
+ Nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ sự hài hước châm biếm.
HĐ IV: Hướng dẫn học ở nhà: 
	Học thuộc lòng hai bài thơ trên.
	Chuẩn bị bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân ”(tiết 2)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11Khoc Duong Khue.doc