Giáo án môn Ngữ văn 11 - Chí phèo

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Chí phèo

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

Từ đó tạo cơ sở cho việc học tác phẩm “Chí Phèo”.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

- Nam Cao – tác giả và tác phẩm

C. Cách thức tiến hành

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình giờ giảng

1. Ổn định

2. KTBC

3. GTBM

4. Hoạt động dạy học

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 46296Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Chí phèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 52
CHÍ PHÈO
Nam Cao
Ngày soạn: 14.11.09
Ngày giảng:
Lớp giảng:	11A	11C	11E	11K
Sĩ số:
Điểm KT miệng
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
Từ đó tạo cơ sở cho việc học tác phẩm “Chí Phèo”.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
- Nam Cao – tác giả và tác phẩm
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Tóm tắt những nét chính về cuộc đời của Nam Cao?
HS thực hiện Gv ghi bảng
GV: Con người Nam Cao có điểm gì đáng chú ý?
HS trả lời Gv chốt lại
GV đưa những lời phát biểu có tính chất tuyên ngôn nghệ thuật hàm súc, đầy tâm huyết của Nam Cao trong các tác phẩm Trăng sáng, Đời thừa:
- Chao ôi nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than
Qua câu nói đó, Nam Cao muốn trình bày quan điểm gì?
HS trả lời Gv chốt lại
- Một tác phẩm giá trịphải vượt lên trên tất cả bờ cõi giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽnó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn
Câu nói trên thể hiện quan điểm nghệ thuật gì của Nam Cao?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: Văn chương không cần đến người thơ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơ và sáng tạo những gì chưa có
-> thể hiện quan niệm nghệ thuật gì?
GV: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì đã là một sự bất lương rồi, sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện
GV: thuyết trình rõ hơn
GV: Trong giai đoạn này Nam Cao tập trung vào những đề tài nào?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: Qua nội dung đó, Nam Cao muốn phản ánh điều gì?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: Nội dung được phản ánh trong đề tài này?
GV: những sáng tác của Nam Cao giai đoạn này có điểm gì đáng chú ý?
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
I. Vài nét về tiểu sử và con người
1. Cuộc đời
- Trần Hữu Tri ( 1917- 1951), quê Hà Nam - vùng chiêm trũng,nông dân xưa nghèo đói, bị ức hiếp, đục khoét.
- Sau khi học xong bậc thành chung, ông vào Sài Gòn làm báo, thất nghiệp, đi dạy học ở Hà Nội, về quê.
- 1943 tham gia Hội văn hóa cứu quốc, 1945 làm chủ tịch xã, kháng chiến chống Pháp. 1946 vào Nam Trung Bộ. 1947 lên Việt Bắc. 1950 tham gia chiến dịch Biên giới.Hy sinh 1951.
2. Con người
- Thường mang tâm trạng u uất, bất hòa với XHTDPK. Thừơng luôn tự đấu tranh nội tâm để hướng tới những điều tốt đẹp.
- Có tấm lòng đôn hậu, yêu thương con người, nhất là những người bé nhỏ, nghèo khổ; gắn bó sâu nặng với bà con ruột thịt ở quê hương.
II. Sự nghiệp sáng tác
1. Quan điểm nghệ thuật
a. Trước Cách mạng
- Văn chương phải vì con người, phải trung thực, không nên viết những điều giả dối, phù phiếm.
- Tác phẩm VH phải có ý nghĩa XH rộng lớn sâu sắc, phải có nội dung nhân đạo sâu sắc.
- Người viết văn phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi.
- Lương tâm của người cầm bút -> nhà văn chân chính thì trước hết phải là một con người chân chính (có tình thương, có nhân cách
=> Quan điểm sáng tác đúng đắn tiến bộ
b. Sau cách mạng
- Quan điểm sống đã rồi hãy viết
2. Các đề tài chính
a. Trước Cách mạng
* Người trí thức nghèo
- Tác phẩm tiêu biểu: Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn
- Nội dung:
+ Nội dung :miêu tả sâu sắc tấn bi kich tinh thần của những người trí thức nghèo trong XH cũ.
+ Họ có hoài bão, lí tưởng, tài năng nhưng bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH bóp nghẹt, trở thành những người thừa, sống mòn
- Ý nghĩa: phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo; niềm khát khao 1 lẽ sống có ích và thực sự có ý nghĩa
* Người nông dân:
- Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no
- Nội dung: :Một bức tranh chân thực về nông thôn VN nghèo đói, thê thảm những năm trước 1945.
+ Nhà văn đặc biệt chú ý hai đối tượng : những người thấp cổ bé họng bị chà đạp nhẫn nhục và những người bị đẩy vào tình trạng bần cùng hóa bị tha hóa, lưu manh hóa. 
+ Nhà văn đi sâu miêu tả tâm lí để khẳng định bản chất lương thiên của họ.
* Nhận xét chung:
- Có khả năng khái quát những quy luật chung của cuộc đời, môi trường và tính cách
- Luôn trăn trở, đau đớn, day dứt trước tình trạng con người bị xói mòn nhân phẩm, huỷ diệt nhân cách
b. Sau cách mạng
- Tác phẩm: Nhật kí “Ở rừng”, truyện ngắn “Đôi mắt”, kí sự “Chuyện biên giới”
- Phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc
3. Phong cách nghệ thuật
- Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần – con người bên trong của nhâ vật.
- Có biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Đặc biệt thành công trong việc phân tích những diễn biến tâm lí phức tạp,lưỡng tính.
- Lời văn đối thoại và độc thoại tinh tế, đặc sắc, đa thanh.Kết cấu tp linh hoạt mà nhất quán.
- Cốt truyện đơn giản đề tài gần gũi nhưng đặt ra những vấn đề sâu xa, có ý nghĩa nhân sinh hoặc triết học.
- Giọng điệu lời văn: buồn thương, chua chát dửng dưng, lạnh lùng mà thương cảm, đằm thắm.
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet52 Chi pheoPTac gia.doc