I- Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Cảm nhận được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả.
- Hiểu đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.
- Rút ra được bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.
II- Phương pháp, phương tiện dạy học
1- Phương pháp
- Thuyết trình - Giải quyết vấn đề
- Vấn đáp
2- Phương tiện
- SGK Ngữ văn 11, tập 1
- SGV Ngữ văn 11, tập 1
- Rèn kĩ năng cảm tụ, phân tích Ngữ văn 11.
Đọc văn LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích Truyện Lục Vân Tiên) ` Nguyễn Đình Chiểu I- Mục tiêu bài học Giúp HS: - Cảm nhận được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. - Hiểu đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu. - Rút ra được bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng. II- Phương pháp, phương tiện dạy học 1- Phương pháp - Thuyết trình - Giải quyết vấn đề - Vấn đáp 2- Phương tiện - SGK Ngữ văn 11, tập 1 - SGV Ngữ văn 11, tập 1 - Rèn kĩ năng cảm tụ, phân tích Ngữ văn 11. III- Tiến trình bài giảng 1- Kiểm tra bài cũ 2- Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt - Yêu cầu HS đọc tiểu dẫn. - Phần tiểu dẫn thuyết minh những nội dung gì? I- Tiểu dẫn 1- Tác phẩm Lục Vân Tiên - Sáng tác khoảng sau năm 1850 khi nguyễn Đình Chiểu đã mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định. - Là truyện thơ, được viết dưới hình thức thơ lục bát. - Tóm tắt: SGK 2- Đoạn trích “Lẽ ghét thương” - Vị trí: nằm ở phần đầu của truyện thơ Lục Vân Tiên (từ câu 473- 504) trong tổng số 2082 câu thơ. - Nội dung: Lời của nhân vật ông Quán nói về hai lẽ ghét và thương. - Gọi HS đọc bài. - Nêu bố cục của bài thơ và nội dung chính của từng đoạn. Câu nói của ông Quán “vì chưng hay ghét cũng là hay thương” cho thấy giữa thương và ghét có mối quan hệ với nhau như thế nào? Ý nghĩa của câu nói đó? Ông Quán ghét những ai? vì sao? Nêu nhận xét về tư tưởng của ông Quán. Ông Quán thương những người nào? Những người ấy có đặc điểm chung gì? Điều đó cho thấy ông Quán quan tâm đến lớp người nào trong xã hội? Nêu ý nghĩa hình tượng ông Quán? Qua việc thể hiện lẽ ghét thương của ông Quán, tác giả bày tỏ thái độ gì? II- Đọc hiểu văn bản * Bố cục: 3 phần + 6 câu đầu: mối quan hệ giữa ghét và thương + Câu 7-30: Lời ông Quán bàn về lẽ ghét và thương. + 2 câu cuối: Lời kết. 1- Mối quan hệ giữa ghét và thương - Đối lập của một tình cảm thống nhất: đã thương cái tốt đẹp tất phải ghét cái xấu xa và ngược lại. -> Lời tuyên ngôn về lẽ yêu ghét của ông Quán như một yêu cầu về đạo đức lí tưởng của con người, gắn với tình cảm thương dân sâu sắc. 2- Lẽ ghét, thương của ông Quán a- Lẽ ghét - Việc tầm phào: việc chẳng đâu vào đâu, chẳng có nghĩa lí, không đáng nói. - Ghét những tên vua chúa bán nước hại dân: + Vua Trụ, Kiệt mê dâm -> Để dân sa hầm sẩy hang. + Đời U, Lệ đa đoan -> Dân phải chịu lầm than, khổ cực. + Đời Ngũ bá phân vân -> Dân chịu nhọc nhằn + Thúc Quý phân băng dối trá -> Gây ra tình thế rối bời, làm khổ dân. - Thái độ của ông Quán: đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức mà lên án bọn vua quan bạo ngược. b- Lẽ thương - Đối tượng thương là những nhân vật cụ thể, có thực trong lịch sử: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát Lượng, Đổng Tử, Đào Tiềm, Hàn Dũ, Liêm, Lạc. - Điểm chung: cố gắng mang tài năng ra để giúp đời nhung gặp chuyện không may, sự nghiệp lẫy lừng nhưng lại dang dở. Họ đều có nhân cách cao cả, yêu thương dân, sống trọn đạo bề tôi, giữ vững phẩm chất nhà Nho. - Thái độ thương bao gồm cả sự cảm thông, trân trọng và kính phục của tác giả. * Ý nghĩa: - Tiêu biểu cho phẩm chất, tính cách của người dân Nam Bộ: thẳng thắn, yêu ghét phân minh, trọng nghĩa khinh tài. - Phát ngôn cho lẽ ghét thương của tác giả. c- Thái độ của tác giả - Đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức mà lên án bọn vua quan bạo ngược. - Thương xót cho dân phải chịu cảnh lầm than, khổ cực và số phận long đong của những nho sĩ hiền tài không gặp thời. Chỉ ra các phương tiện ngôn ngữ trong lời ông Quán. Phân tích tác dụng của chúng trong việc tạo nên giọng điệu của đoạn trích? 3- Đặc sắc nghệ thuật - Dùng nhiều điển tích để nói chuyện đạo lí nhưng không khô khan, giáo huấn. - Ngôn ngữ: mộc mạc, giản dị nhưng đầy cảm xúc khiến người đọc dễ đồng cảm với lẽ ghét thương của tác giả. - Điệp ngữ: cụm ghét đời lặp 8 lần, thương ông, thương thầy lặp 9 lần -> thái độ yêu ghét rõ ràng, mãnh liệt. - Nghệ thuật đối: sa hầm // sẩy hang, sớm đầu // tối đánh làm cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối. - Khẩu ngữ: ghét cay ghét đắng,lằng nhằng rối dân -> bút pháp trữ tình của đoạn thơ. GV củng cố III- Tổng kết, luyện tập 1- Tổng kết - Lẽ ghét thương của NĐC xuất phát từ tình cảm yêu thương dân, mong dân được sống cuộc sống yên bình, hạnh phcú, hiền tài có điều kiện thực hiện chí bình sinh. - Bút pháp trữ tình: triết lí đạo đức nhưng không hề khô khan cứng nhắc mà dạt dào cảm xúc. 2- Luyện tập (SGK)
Tài liệu đính kèm: