Giáo án môn Ngữ văn 10 - Vương quốc cămpuchia và vương quốc Lào

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Vương quốc cămpuchia và vương quốc Lào

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức.

• Học sinh cần nắm được:

• Vị trí địa lý và nhũng giai đoạn phát triển của lịch sử Cămpuchia và Lào.

• ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của Cămpuchia và Lào.

2. Tư tưởng.

• Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý và trân trọng truyền thống lịch sử của hai nước Cămpuchia và Lào, hai nước láng giềng gần gũi với Việt Nam.

• HS cần thấy rõ việc xây dựng tình đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc anh em là cần thiết.

3. Kĩ năng.

• Nhận thức, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.

• Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển của lịch sử.

B. THIẾT BỊ - TÀI LIỆU.

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Vương quốc cămpuchia và vương quốc Lào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9
VƯƠNG QUỐC CĂMPUCHIA 
VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
Tiết:
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
Học sinh cần nắm được:
Vị trí địa lý và nhũng giai đoạn phát triển của lịch sử Cămpuchia và Lào.
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của Cămpuchia và Lào.
2. Tư tưởng.
Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý và trân trọng truyền thống lịch sử của hai nước Cămpuchia và Lào, hai nước láng giềng gần gũi với Việt Nam.
HS cần thấy rõ việc xây dựng tình đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc anh em là cần thiết.
3. Kĩ năng.
Nhận thức, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển của lịch sử.
B. THIẾT BỊ - TÀI LIỆU.
Bản đồ Đông Nam Á cổ đại và phong kiến.
Tranh ảnh về kiến trúc nổi tiếng ở Cămpuchia và Lào.
C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
1. Ổn định lớp.
Thứ., ngày.tháng..năm.
Lớp: 10A
Sí số lớp: .., có mặt, vắng.
Vắng có lý do.
Vắng không lý do.
2. Kiểm tra bài cũ.
+ Câu hỏi 1. Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế và lịch sử khu vực?
+ Câu hỏi 2. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X – XVIII được biểu hiện thế nào?
3. Giới thiệu bài mới.
- Hai nước Cămpuchia và lào là hai quốc gia láng giềng gần gũi với nước ta, cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, có một truyền thống lịch sử lâu đời, gắn bó với Việt Nam. Hai quốc gia này đã xây dựng một truyền thống lịch sử lâu đời và một nền văn hóa đặc sắc.
4. Dạy - học bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Mục tiêu cần đạt
GV dùng bản đổ Đông Nam Á giới thiệu về đất nước Campuchia sau đó yêu cầu HS đọc mục 1 SGK và đặt câu hỏi:
- Em hãy trình bày sự hình thành và phát triển đất nước Campuchia?
GV đặt câu hỏi: Em hãy trình bày những thành tựu văn hóa của campuchia?
GV giới thiệu cho HS xem hình 23. Ăng-co-vát.
GV giải thích thêm: Ăng-co-vát được xây dựng vào đầu thế kỉ XII và Ăng-co-thom được xây dựng thời giay-a-vac-man VII (thế kỉ XIII).
GV yêu cầu HS đọc SGK mục 2, sau đó đặt câu hỏi: Em hãy trình bày sự hình thành và phát triển của vương quốc Lào?
GV hỏi: Em hãy trình bày những thành tựu văn hóa của Lào thời kì phong kiến?
GV giới thiệu tháp Thạt Luổng – Viêng Chăn (hình 24 SGK – tr53)
GV minh họa thêm về tháp Thạt Luổng cho HS hiểu rõ hơn về công trình này.
HS trả lời:
Địa hình:
+ Đất nước Campuchia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng và cao nguyên bao bọc, đáy chảo là vùng Biền Hồ và vùng phụ cận là nhũng cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.
Dân cư:
+ Người Khơme là tộc người chiếm đa số ở Campuchia.
+ Người Khơme cư trú đầu tiên ở phía bắc Campuchia (hiện nay là cao nguyên Cò Rạt và trung lưu sông Mê Công)
Người Khơme giỏi săn bắn, quen đào hồ ao để trữ nước.
Người Khơme tiếp xúc với văn hóa Ân Độ, khắc văn bia bằng chữ Phạn.
- Thế kỉ VI vương quốc của người Khơme hình thành, sách Trung Quốc gọi là Chân Lạp, người Khơme tự gọi nước mình là Campuchia.
- Thời kì Ăng – co (năm 802 – 1432) là thời kì phát triển của vương quốc Campuchia, Ăng-co là tên kinh đô (phía bắc Biển Hồ). Sau này người ta lấy tên Ăng–co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến.
- Kinh tế:
+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Họ đào nhiều hồ, kênh, máng để điều phố và trữ nước.
Ví dụ: hồ Ba-ray-tây có diện tích 14000 ha, chứa 47,7 triệu m3 nước.
+ Ngoài ra họ còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý, săn bắt thú ở trên rừng.
+ Thủ công nghiệp như làm đồ trang sức, chạm khắc trên các phù điêu của các đền tháp.
- Đối ngoại:
+ Nhờ ổn định về kinh tế và xã hội, trong các thế kỉ X – XII, các ông vua Campuchia đã không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài, trở thành một vương quốc mạnh, ham chiến trận nhất Đông nam Á.
+ Dưới thời Giay-a-vac-man VII (1181 – 1201) quân Campuchia tiến đánh Champa (1190), biến vương quốc này thành một tỉnh của Campuchia.
Sau đó họ lại tiến đánh vùng hạ và trung lưu sông Mê Nam, tiến đến tận Say Phong (gần Viêng Chăn).
Về phía Nam, mở rộng lãnh thổ tới bắc bán đảo Mã Lai. Phía Tây tới tận biên giới Miến Điện.
- Sự suy yếu:
+ Từ cuối thế kỉ XIII Campuchia bắt đầu suy yếu.
+ Thái Lan nhiều lần gây chiến và tàn phá kinh thành Ăng-co. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm Cămpuchia phải dời kinh đô Ăng-co về phía nam Biển Hồ (Phnôm pênh ngày nay).
+ Từ đó chính quyền phong kiến Campuchia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và lục đục, mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau từ bên trong.
+ Tình hình diễn biến rất phức tạp, khiến đất nước Campuchia suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (năm 1863).
Trả lời:
Trong hơn 1000 năm dưới thời phong kiến, nhân dân Campuchia đã xây dựng được nền văn hó mang bản sắc riêng rất độc đáo.
- Chữ viết: từ đầu công nguyên người Khơme đã học chữ Phạn của người Ấn Độ, sau đó họ sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng.
- Văn học: dòng văn học dân gian và văn học viết với những truyện thần thoại, truyện cười, truyện thơ, . . . đều phản ánh tình cảm con người đối với thiên nhiên, đất nước và tình cảm con người trong cộng đồng.
- nghệ thuật kiến trúc: ảnh hưởng nhiều của văn hóa Hin đu đạo Phật, cho nên những công trình kiến trúc Hin đu và Phật giáo đã xuất hiện nổi tiếng nhất là quần thể Ăng-co-vát và Ăng-co-thom.
Trả lời:
- Sự hình thành:
+ Địa lý tự nhiên:
Đất nước Lào gắn liền với sông Mê Công, sông này vừa là nguồn thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước, vừa là yếu tố thống nhất nước Lào về mặt địa lý.
Đồng bằng vên sông tuy nhỏ nhưng màu mỡ, đó là vựa lúa lớn của Lào.
+ Dân cư:
Dân cư gốc của Lào là người Lào Thơng. Người lào Thơng là chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá, đồ đồng có từ hàng ngàn năm trước. Họ đã sáng tạo ra những chum đá khổng lồ ở Xiêng Khoảng.
Thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng, gọi là Lào Lùm (người Lào ở vùng thấp) để phân biệt với người Lào Thơng (người Lào ở vùng đồi núi).
Tổ chức sơ khai của người Lào là các Mường cổ.
+ Kinh tế: cư dân sống chủ yếu bằng lúa nương, săn bắn và làm một số nghề thủ công.
- Sự phát triển:
+ Ông vua đầu tiên của Lào là Khún Bo-lom đã lên ngôi và thục hiện cha truyền con nối.
+ Có 15 ông vua trị vì đất nước trong 500 năm. Vua Lào lúc đầu gọi là Khún, sau là Thào, Phía.
+ Pha Ngừm (hay là Phía Pha) là người đã có công thống nhất nước Lào (năm 1353) và đặt tên nước là Lan Xang (triệu voi).
+ Vương quốc Lan Xang thịnh vượng ở các thế kỉ XV – XVII.
+ Các vua của Lan Xang chia đất nước thành các Mường, đặt quan cai trị và quân đội do vua chỉ huy.
+ Dưới thời vua Xu-li-nha Vông-xa, đất nước Lào được chia thành 7 tỉnh, dưới vua có phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc 7 tỉnh.
+ Quân đội được chia thành 2 loại quân: quân thường trực của nhà vua và quân địa phương. Vua còn mua thêm một số vũ khí của thương nhân châu Âu trang bị cho quân đội.
- Sự suy yếu:
+ sang thế kỉ XVIII, Lan Xang bắt đầu suy yếu vì sự tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc.
+ Sau khi vua Xu-li-nha Vông-xa qua đời, đất nước bị chia thành 3 tiểu quốc đối địch nhau: Luông Pha Bang, Chăm-pa-xắc, Viêng Chăn. Nhân cơ hội đó, Xiêm đã xâm chiếm và cai trị Lào.
+ Năm 1827, Chậu A Nụ đã phất cờ khởi nghĩa chống lại Xiêm nhưng thất bại, Lào tiếp tục là thộc địa của Xiêm.
+ Năm 1893, thực dân Pháp xâm lược Lào.
Trả lời:
- Về chữ viết: người Lào sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng, dựa trên cơ sở vận dụng những nét cong của chữ Mianma và Campuchia. 
- Về ca nhạc, múa hát: người lào thích ca nhạc, múa hát, sống cởi mở.
- Về tôn giáo: thế kỉ XIII, đạo phật tiểu thừa được truyền bá vào Lào.
- Về kiến trúc: xuất hiện một số kiến trúc Phật giáo, điển hình là thạt Luổng, công trình kiến trúc Phật giáo nhưng lại chịu ảnh hưởng của tháp Ấn Độ, tuy vậy có dáng vẻ riêng của Lào.
1. Vương quốc Cam-pu-chia.
a) Sự hình thành.
- Địa hình: đất nước Campuchia như một cái chảo lớn, xung quanh là rừng và cao nguyên, đáy chảo là Biển Hồ và vùng phụ cân là đồng bằng.
- Cư dân:
+ Người khơme là chủ yếu.
+ Nơi cư trú đầu tiên là cao nguyên Cò Rạt, phía bắc Campuchia.
+ Thế kỉ VI, vương quốc Campuchia được hình thành.
b) Sự phát triển.
- Thời kì Ăng-co (năm 802 – 1432) là thời kì phát triển thịnh đạt nhất của Campuchia phong kiến.
- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, đánh cá (Biển Hồ).
+ khai thác lâm sản quý.
+ Thủ công nghiệp, có nhiều thợ khéo làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các phù điêu của các đền tháp.
- Đối ngoại:
+ Thời kì Ăng-co, Campuchia không ngừng mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
+ Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành vương quốc mạnh ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
Năm 1190, đánh Chămpa, sau đó thu phục hạ và trung lưu sông Mê Nam, tiến gần đến Viêng Chăn.
Ở thượng lưu sông Mê Nam họ bành trướng tới Mianma.
Phía Nam mở rộng đến tận bắc bán đảo Mã Lai.
c) Sự suy thoái của vương quốc Cam-pu-chia phong kiến.
- Từ cuối thế kỉ XIII, Campuchia bắt dầu suy yếu.
+ Thái Lan nhiều lần gây chiến tranh, tàn phá kinh thành Ăng-co. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, Campuchia phải dời kinh đô từ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ (Phnôm Pênh)
+ Từ đó, Campuchia luôn phải đối phó với giặc ngoại xâm, nội bộ lục đục, tranh giành quyền lực gay gắt, làm cho đất nước suy kiệt.
+ Năm 1863, thực dân Pháp xâm lược Campuchia.
d) Văn hóa.
- trong hơn 1000 năm dưới chế độ phong kiến, nhân dân Campuchia đã xây dựng được nền văn hóa mang bản sắc riêng độc đáo.
- Chữ viết: từ đầu công nguyên, học chữ Phạn, sau đó sáng tạo ra chữ viết riêng.
- Văn học: văn học dân gian và văn học viết với nhiều thể loại phoang phú: truyện thần thoại, truyện cười truyện thơ, . . . phản ánh tình cảm con người với thiên nhiên, đất nước, cộng đồng.
- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Ấn Độ và Phật giáo cho nên những công trình kiến trúc mang dấu ấn Hin đu và đạo Phật.
2) Vương quốc Lào.
a) Sự hình thành.
- Địa lý tự nhiên:
+ Đất nước Laog gắn liền với sông Mê Công, vừa là nguồn thủy văn vừa là trục giao thông quan trọng quan trọng thống nhất nước Lào.
+ Ven sông là những đồng bằng nhỏ hẹp nhưng màu mỡ.
- Dân cư:
+ dân cư gốc Lào là người Lào Thơng.
+ Thế kỉ XIII, một bộ phận người Thái di cư đến sống hòa hợp với người Lào Thơng, gọi là Lào Lùm.
+ tổ chức sơ klhai của người Lào là các Mường cổ.
- Kinh tế: chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nương và săn bắn, nghề thủ công.
b) Sự phát triển.
- Vua đầu tiên của Lào là Khún Bo-lom sau đó thực hiện cha truyền con nối (15 đời vua trong 500 năm)
- Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất nước Lào, đặt tên nước là Lan Xang (Triệu voi)
- Thế kỉ XV – XVII là thời kì thịnh vượng của Lan Xang.
- Các vua Lan Xang chia đất nước thành ccas Mường.
- Thời kì vua Xu-li-nha Vông-xa, chia đất nước thành 7 tỉnh, dưới vua là một phó vương và bảy quan đại thần kiêm tổng đốc.
c) Sự suy yếu của Lan Xang.
- Thế kỉ XVIII, Lan Xang bắt đầu suy yếu vì hoàng tộc lục đục tranh giành ngôi báu.
- Sau khi vua Xu-li-nha Vông-xa mất, đất nước bị chia thành ba tiểu quốc đối địch nhau: Luông Pha Bang, Viêng Chăn, Chăm-pa-xắc. nhân cơ hội đó, Xiêm xâm chiếm và cai trị Lào.
- Năm 1877, Chau A Nụ khởi nghĩa chống Xiêm nhưng thất bại.
- Năm 1893, Pháp xâm lược Lào.
d) Văn hóa.
- Chữ viết:
+ Người Lào sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng.
- Ca nhạc, múa hát:
+ Người Lào thích ca nhạc, múa hát, sống cởi mở, vui tươi.
- Tôn giáo: thế kỉ XIII, đạo Phật tiểu thừa được truyền bá vào Lào.
- Kiến trúc:
+ Xuất hiện một số kiến trúc Phật giáo, điển hình là Thạt Luổng.
5. Củng cố.
Học sinh trả lời những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: sự phát triển của Campuchia thời Ăng-co được biểu hiện nhu thế nào?
Câu hỏi 2: những nét chính về chính sách đối nội, đối ngoại của Lào?
Câu hỏi 3: hãy nêu những nét tiêu biểu của văn hóa Lào và văn hóa Campuchia?
6. Bài tập về nhà.
+ lập bảng biểu thị các giai đoạn lịch sử lớn của Campuchia.
+ Lập bảng biểu thị các giai đoạn lịch sử lớn của Lào.

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su lop 10.doc