Giáo án môn Ngữ văn 10 - Thề nguyền (trích Truyện Kiều)

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Thề nguyền (trích Truyện Kiều)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : GIÚP HS:

 Hiểu được không gian thơ mộng và thiêng liêng của buổi lễ thề nguyền giữa Thúy Kiều và Kim Trọng mà Kiều là người chủ động.

B. PHƯƠNG PHÁP:

Kết hợp phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 6063Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Thề nguyền (trích Truyện Kiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: NS: 
Tiết: 86
THỀ NGUYỀN
(TRÍCH TRUYỆN KIỀU)
 NGUYỄN DU
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : GIÚP HS:
 Hiểu được không gian thơ mộng và thiêng liêng của buổi lễ thề nguyền giữa Thúy Kiều và Kim Trọng mà Kiều là người chủ động.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Kết hợp phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của Thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- HS đọc đoạn trích và tìm hiểu một số chú giải để định hướng về nội dung.
- Xác định vị trí đoạn trích trong TP.
- Khái quát nội dung đoạn trích?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích
* Tìm hiểu hành động của Kiều khi đến với TY: (phát vấn)
- Trong đoạn trích ND đã miêu tả hành động “ cửa ngoài vội rủ rèm the, xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đó là hành dộng của ai? Em có suy nghĩ gì về hành động này của nhân vật?
- ND còn để cho nhân vật tự thanh minh ntn về sự chủ động bày tỏ tình cảm này?
- Qua đó em hiểu gì về Kiều? Về quan niệm của ND về TY đôi lứa?
 (Đặt trong q/n XHTĐ)
 HS trình bày ý kiến, bổ sung 
 GV diễn giảng thêm về nỗi ám ảnh số phận của Kiều và chốt ý chung.
* Tìm hiểu lễ thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng: (thảo luận nhóm 5’)
- Không gian thơ mộng và thiêng liêng của lễ thề nguyền được ND miêu tả ntn?
- Qua những câu thơ cuối em còn nhận thấy lễ thề nguyền của K- KT được tiến hành ra sao? 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, bổ sung GV gợi ý, chốt ý chung.
-Theo em tại sao ND lại miêu tả lễ thề nguyền của họ rất chóng vánh, vội vàng?
 (Liên hệ với đoạn trích trao duyên đã học để chỉ ra tính lô gich nhất quán trong q/n về TY của Kiều.)
Hoạt động 3: Củng cố bài học
- Tóm lại em có nhận xét gì về nội dung của đoạn trích giảng?
I. ĐỌC ĐOẠN TRÍCH:
 1/ Đọc đoạn trích: 
 Tìm hiểu 1 số chú giải/115,116.
 2/ Vị trí đoạn trích: 
 SGK/ 115
Trích từ câu 431 -> 452 trong tác phẩm Truyện Kiều.
Kể về việc Kiều sang nhà Kim Trọng và làm lễ thề nguyền.
II. TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH:
* Hành động của Kiều khi đến với tình yêu:
Điệp từ “vội” và cách dùng từ “xăm xăm”, “ băng lối”
-> Tô đậm nhịp điệu gấp gáp, khẩn trương trong hành động của Kiều khi đến với Kim Trọng : ND muốn nhấn mạnh sự chủ động của Kiều. Đồng thời gợi cảm giác như Kiều đang tranh đua với thời gian, định mệnh để đến với tình yêu. 
Kiều thanh minh về sự chủ động của mình:
“ Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
 Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”
-> Nỗi ám ảnh ở Kiều là tính hư ảo, mong manh của TY, của số phận. Đó là do những ám ảnh hình thành sau sự kiện gặp mộ Đạm Tiên trong tiết thanh minh – luôn nghĩ về sự bất hạnh của cuộc đời.
Việc để Kiều chủ động tìm đến và bày tỏ tình yêu là một cách nhìn mới mẻ, vượt thời đại của ND về tình cảm đôi lứa.
* Lễ thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng:
 - Hình ảnh : 
 Nhặt thưa gương giọi 
 Ngọn đèn  hắt hiu -> tạo kg hư ảo, thần tiên
 Tiếng sen sẽ động  
 - Lễ thề nguyền :
“Vội mừng làm lễ rước vào
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương
 Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi
 Vừng trăng  tạc một chữ đồng đến xương”
=> Lễ thề nguyền diễn ra trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng, thơ mộng nhưng rất vội vàng, chóng vánh.
 Dường như cả hai đang chạy đua với thời gian, với duyên phận nên mọi chuyện đều rất gấp rút.
III. TỔNG KẾT: 
Đoạn trích kể về lễ thề nguyền thiêng liêng, trang trọng – cao trào tình yêu của TK- KT mà Kiều là người đóng vai trò chủ động. Đây là nét mới trong cách nhìn nhận TY của ND.
4. Dặn dò: 
 - Học thuộc đoạn trích và nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
 - Ôn tập các đoạn trích đã học trong “ Truyện Kiều”, giá trị ND, NT của tác phẩm.
 - Đọc “ văn bản văn học” và trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài vào vở soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHE NGUYEN.doc