Giáo án môn Ngữ văn 10 - Lập luận trong văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Lập luận trong văn nghị luận

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : GIÚP HS:

 - Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách xây dựng lập luận đã học ở THCS:

 + Khái niệm về lập luận.

 + Cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận.

 - Xây dựng được lập luận trong bài nghị văn nghị luận.

B. PHƯƠNG PHÁP:

Kết hợp phát vấn, trao đổi thảo luận nhóm.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2303Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : GIÚP HS:
 - Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách xây dựng lập luận đã học ở THCS:
 + Khái niệm về lập luận.
 + Cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận.
 - Xây dựng được lập luận trong bài nghị văn nghị luận.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Kết hợp phát vấn, trao đổi thảo luận nhóm.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của Thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm về lập luận trong văn nghị luận.
HS đọc đoạn văn sgk/109 – thảo luận:
- Mục đích của lập luận trên là gì?
- Để đạt được mục đích tác giả đã dùng những lý lẽ nào? 
 Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, bổ sung 
 GV gợi mở, uốn nắn, chốt ý chung.
- Vậy em hiểu lập luận là gì?
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách xây dựng lập luận
Giáo viên cho học sinh đọc văn bản và tìm hiểu bằng câu hỏi phát vấn:
-Văn bản bàn về điều gì?
-Văn bản có mấy luận điểm?
- Để làm rõ từng luận điểm tác giả đã đưa ra những luận cứ nào? 
- Nhận xét của em về tính xác thực của những luận cứ đó?
- Và người viết đã chọn phương pháp nào để lập luận?
- Vậy qua VD em học tập được những điều gì về cách xây dựng lập luận cho bài nghị luận?
 HS trình bày ý kiến, bổ sung 
 GV gợi mở, chốt ý cơ bản của bài học.
 HS nhắc lại -> ghi nhớ.
Hoạt động 3: Củng cố bài học
Đọc bài tập 1/111.
HS thực hành nhóm (5’) theo gợi ý trên ba vấn đề: tìm luận điểm – luận cứ – pp
Đại diện nhóm trình bày nội dung kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung 
GV nhận xét phần kết quả thực hành, chốt ý chung 
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận:
* Xét VD: Đoạn văn “ Lại dụ Vương Thông” của NT/109 
-Mục đích của lập luận:thuyết phục giặc Minh từ bỏ ý chí xâm lược : “Nay các ông không hiểu thời thế, lại dối trá” tức là “ kẻ thất phu hèn kém” thì làm sao “cùng nói việc binh được”
-Để đạt mục đích,tác giả dùng những lý lẽ:
 +Lý lẽ 1:Người dùng binh giỏi..mà thôi. 
 +Lý lẽ 2:Được thờithành lớn.
 +Lý lẽ 3:Mất thờimà thôi.
* Kết luận: Lập luận là đưa ra các lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe/đọc đến một kết luận nào đó mà người nói/viết muốn đạt tới.
II. Cách xây dựng lập luận:
* VD: Đọc văn bản:”chữ ta” (sgk/110)
-Văn bản bàn về việc sử dụng chữ ta ( Tiếng Việt)
-Văn bản trình bày 2 luận điểm cơ bản :
 +Tiếng nước ngoài (Anh) đang lấn lướt Tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta. 
 +Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
- Luận cứ c/m ở từng luận điểm: bằng chứng thực tế “mắt thấy tai nghe” của người việt đã từng ở Xơ- un (Hàn Quốc) và Việt Nam.
+ Hàn Quốc :đâu đâu cũng nổi bật bảng hiệu chữ Triều Tiên. + VN nhìn đâu cũng thấy bảng hiệu viết bằng tiếng Anh, thậm chí tiếng Anh viết lớn hơn cả tiếng Việt 
- Lựa chọn phương pháp lập luận: quy nạp, so sánh đối lập 
* Kết luận :
- Muốn xây dựng một lập luận người viết phải xác định được luận điểm chính xác, minh bạch -> tìm các luận cứ thuyết phục và biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lý làm rõ luận điểm.
 + Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. 
 + Luận cứ : là các lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục làm rõ luận điểm.
* Ghi nhớ : SGK/111
III. Luyện tập:
Bài tập1/111: Tìm, phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX:
-Luận điểm: “Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng”
-Luận cứ:
 + Lý lẽ:Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực  đề cao con người ”
 + Dẫn chứng: các tác phẩm nhân đạo tiêu biểu của VHVN từ thời Lý Trần -> nửa đầu XIX. ( tên TP cụ thể)
- Phương pháp lập luận : quy nạp.
4. Dặn dò: 
 - Nắm chắc cách xây dựng lập luận cho bài văn nghị luận.
 Hoàn thành các bài tập luyện 2,3/104 – 105 vào vở theo yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docLAP LUAN TRONG VAN NGHI LUAN.doc