Giáo án môn Ngữ văn 10 - Lập dàn ý bài văn tự sự

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Lập dàn ý bài văn tự sự

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng nhằm giúp HS:

1. Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự

2. Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự

3. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng và các bài văn khác nói chung.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV

- Thiết kế bài giảng

C. Cách thức tiến hành

GV tổ chức giờ giảng theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình giờ giảng

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Lập dàn ý bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 13. Làm văn
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
Ngày soạn: 6.09.10
Ngày giảng:
Lớp giảng: 	10B1
Sĩ số:
Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng nhằm giúp HS:
1. Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự
2. Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự
3. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng và các bài văn khác nói chung.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ giảng theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình giờ giảng
1. ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thày và trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc phần trích SGK"trả lời câu hỏi SGK.
Trong phần trích trên nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
HS: tác giả kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng Xà Nu
GV: (bổ sung) Cách chọn tên nhân vật Đề"Tnú, cốt truyện và nội dung
GV: qua đó em học được gì trong qúa trình hình thành ý tưởng, cốt truyện khi lập dàn ý cho bài văn tự sự?
HS: Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.
Sau đó suy nghĩ tưởng tượng các nhân vật theo mối quan hệ có ý định nêu sự vật, chi tiết tiêu biểu đặc sắc để làm nổi bật cốt truyện.
GV: (phân tích kĩ hơn)
- ý tưởng chọn nhân vật
- Cốt truyện:
+ bắt đầu và kết thúc bằng hình tượng rừng xà nu
+ Dít"Mai, cụ già Mết "Heng
GV: Sau khi hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện bước tiếp theo là gì?
HS: lập dàm ý gồm 3 phần (MB, TB, KB)
GV: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập dàn ý + hứng thú "đó là bước rất quan trọng để hình thành bài viết. 
GV: yêu cầu HS đọc đoạn viết về suy nghĩ của Nguyễn Tuân đối với kết thúc truyện Tắt Đèn
HS tóm tắt lại ý tưởng của đoạn văn.
GV tiếp tục yêu cầu đọc 2 ý tưởng về hậu thân của chị Dậu, tổ chức cho HS thành 2 nhóm (nhóm 1: ý tưởng 1; nhóm 2: ý tưởng 2)
Lập dàn ý theo bố cục 3 phần"đại diện của mỗi nhóm lên bảng viết dàn ý
Cơ bản phải đảm bảo những nọi dung sau:
Đề 1:
MB: chị Dậu chạy khỏi nhà tên quan cụ"gặp cán bộ cách mạng
TB: - Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 nổ ra, chị Dậu về làng lãnh đạo nông dân
- Chị dẫn đầu đoàn biểu tình cướp chính quyền và kho thóc Nhật
KB: Chị Dậu được bầu làm chủ tịch xã và đón cái Tý về
Đề 2:
MB: cuộc kháng chiến chống Pháp, cán bộ hoạt động bí mật
TB: - quân Pháp càn quét, truy tìm cán bộ
- Không khí trong làng căng thẳng
- Chị Dậu bình tĩnh dẫn cán bộ cách mạng vào hầm
KB: cuộc kháng chiến thành công
GV: gọi HS đọc phàn ghi nhớ nhắc HS về nhà học
GV: hướng dẫn HS làm theo các bước:
HS: 
- Đề tài: (phần in nghiêng)
- Cốt truyện:
+ HS hiền lành trung thực
+ Bị kẻ xấu lôi kéo, sai phạm đáng tiếc
+ Được GVCN chỉ ra"đau khổ, ân hận, dằn vặt
+ Đấu tranh vượt qua bản thân
GV: yêu cầu HS lập dàn ý 3 phần (MB, TB, KB)
GV yêu cầu HS như bài tập 1
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
II. Lập dàn ý.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1:
2. Bài tập 2
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Chuẩn bị bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • doclap dan y bai van tu su.doc