A- NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG
1. Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa. Bài phú đã tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về một dân tộc có tinh thần ngoan cường, bất khuất, mưu lược, tài trí, đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.
Bài phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật. Đặc biệt là sự sáng tạo hình tượng nhân vật khách (đại diện cho hiện tại) và nhân vật các bô lão (chứng nhân lịch sử), đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả- một cái “tôi-tráng sĩ” có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước.
2. Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kĩ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng tác phẩm.
TUẦN 19 2 ĐỌC VĂN: BÀI PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG Trương Hán Siêu A- NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG 1. Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa. Bài phú đã tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về một dân tộc có tinh thần ngoan cường, bất khuất, mưu lược, tài trí, đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người. Bài phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật. Đặc biệt là sự sáng tạo hình tượng nhân vật khách (đại diện cho hiện tại) và nhân vật các bô lão (chứng nhân lịch sử), đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả- một cái “tôi-tráng sĩ” có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước. 2. Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kĩ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP I- Hướng dẫn học bài: Bài tập - Nêu vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đề tài Bạch Đằng trong văn học. Nêu bố cục Bài phú sông Bạch Đằng và tìm hiểu một số từ khó, điển tích, điển cố. Gợi ý: - Đọc kĩ tiểu dẫn để hiểu về con sông Bạch Đằng và những chiến công của cha ông. Đó là một nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Nơi đây, Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán, bắt sống Hoằng Thao, năm 1288, nhà Trần tiêu diệt giặc Mông- Nguyên, bắt sống Ô Mã Nhi. - Bạch Đằng giang là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác giả viết nên những áng văn thơ tuyệt tác như Bạch Đằng giang của Trần Minh Tông; Bạch Đằng giang của Nguyễn Sưởng; Bạch đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi; Hậu Bạch đằng giang phú của Nguyễn Mộng Tuân... - Bố cục một bài phú thường có bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Bố cục Bài phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng giống bố cục của một bài phú nói chung. - Đọc kĩ chú thích để hiểu nghĩa của những từ khó, các điển tích, điển cố như: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Đầm Vân Mộng, Tử Trường, Hợp Phì, Xích Bích... Bài tập 2. Nhận xét về nhân vật "khách” trong đoạn 1? (Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của "khách”? Đặc điểm địa danh lấy trong điển cố Trung quốc và đặc điểm địa danh của đất Việt có gì giống và khác nhau? Qua những địa danh ấy, "khách” là người có "tráng chí” (chí lớn), có tâm hồn như thế nào?). Gợi ý: Đọc kỹ chú thích từ "khách”, đọc kỹ đoạn văn bài phú, phân tích các hình ảnh liệt kê về không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn và ngữ điệu trang trọng qua các từ "chừ” nhấn mạnh ngắt nhịp trong các câu từ "Giương buồm giong gió chơi vơi” đến "Tam Ngô, Bánh Việt”. Từ đó nhận xét về nhân vật “khách”: - "Khách” là người mang tính cách tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ đồng thời cũng là một "tao nhân mặc khách" ham thích du ngoạn, đi nhiều, biết rộng, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể. - "Khách” tìm đến những địa danh lịch sử (đặc biệt là Bạch Đằng) để ngợi ca và suy ngẫm. - Nhân vật "khách” tuy có tính chất công thức của thể phú song với ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn vào thành một nhân vật sinh động. "Khách” chính là cái tôi tác giả - một con người mang tính cách tráng sĩ với tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử đất nước. - Cái tráng chí bốn phương của nhân vật "khách” (cũng là của tác giả) được gợi lên qua những địa danh. “Khách” đã "đi qua" hai loại địa danh, loại địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt...) và loại địa danh của đất Việt (Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng...). Loại địa danh thứ nhất thể hiện tráng chí bốn phương, loại địa danh thứ hai mang tính cụ thể, đương đại thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái đối với cảnh trí non sông. Bài tập 3. Cảm xúc của "khách” trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng là phấn khởi, tự hào hay buồn thương tiếc nuối? Hãy lí giải. Gợi ý Trước hình ảnh Bạch Đằng "Bát ngát sóng kình muôn dặm”, "thướt tha đuôi trĩ một màu” với "nước trời...”, "phong cảnh ...”, "bờ lau...”, "bến lách...”... “Khách” có tâm trạng vui buồn lẫn lộn, vui vì tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc nhưng buồn vì tiếc nuối xót thương những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng. Bài tập 4. Nhận xét về nhân vật các bô lão và câu chuyện họ kể trong đoạn 2 (Vai trò của hình tượng các bô lão? Chiến tích trên sông Bạch đằng đã được gợi lên như thế nào qua lời kể của họ? Thái độ, giọng điệu của họ trong khi kể chuyện?). Gợi ý: - Nếu ở đoạn 1, nhân vật "khách” là cái tôi nhà văn thì đến đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa là chứng nhân của lịch sử đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Nhà văn tạo ra nhân vật các bô lão nhằm tạo nên những nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên từ đó dựng lên những trận thuỷ chiến Bạch Đằng (qua lời kể của các bô lão) - Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng. Những kỳ tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng”... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng ("Muôn đội thuyền bè tinh kỳ phấp phới”), khí thế "hùng hổ", "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh "kinh thiên động địa" được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. - Những hình ảnh điển tính được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi...). Điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. - Kết thúc đoạn 1, tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan". Đây vẫn là lời các bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của "khách” (tác giả). Niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng của cái tôi tác giả. Bài tập 5- Phân tích đoạn 3 để thấy được ý nghĩa lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của “khách”. Gợi ý: Đoạn 3 của bài phú chứa nhiều suy ngẫm có tính triết lý. Lời ca của các bô lão mang âm hưởng của dòng sông sử thi, dòng sông cuộc đời, tất cả cứ tha thiết chảy ngày đêm. Một chân lý vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ. Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, vừa ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, vừa bày tỏ khát vọng hoà bình muôn thuở, yếu tố được nhấn mạnh, nêu cao là "Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao". Đó là tư tưởng nhân văn hết sức cao đẹp của dân tộc ta. Bài tập 6. Phát biểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú. Gợi ý: 1. Giá trị nội dung: Bài phú sông Bạch Đằng thông qua việc tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí con người của tác giả. 2. Giá trị nghệ thuật: Bài phú sử dụng nhiều hình ảnh, điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp, đặc biệt là sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước. Bài phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong nền văn học Việt Nam thời trung đại. 2. Luyện tập: Bài tập 1. Học thuộc một số câu trong bài phú mà anh (chị) thích. Gợi ý: Bài phú sông Bạch Đằng có nhiều câu hay, đoạn hay. Nên học thuộc cả bài hoặc thuộc một số câu tiêu biểu, làm tư liệu cần thiết cho các bài viết sắp tới. Bài tập 2. Phân tích, so sánh lời ca của "khách” kết thúc Bài phú sông Bạch Đằng với bài thơ Sông Bạch Đằng của Nguyễn Sưởng (Xem bản dịch bài thơ trong SGK). Gợi ý: - Cả hai đều thể hiện niềm tự hào về những chiến công trên sông Bạch đằng của dân tộc ta. - Cả hai đều khẳng định, để cao vai trò vị trí của con người. ĐỌC VĂN: NGUYỄN TRÃI A- NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số một trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đồng thời cũng là người chịu nỗi oan khiên thảm khốc hiếm có trong lịch sử. Qua cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi cần thấy được ông là một nhân cách lớn, một nhà văn hoá lớn, nhà tư tưởng lớn. Nguyễn Trãi đã đóng góp nhiều mặt cho dân tộc: văn hoá, lịch sử, địa lý.... Đặc biệt, ông có những đóng góp lớn về văn học với ba mảng sáng tác chính: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. 2. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu về tác gia văn học lớn thuộc giai đoạn văn học trung đại, kĩ năng khái quát tài liệu, các sự kiện để đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng đắn, sâu sắc. B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I. Hướng dẫn học bài: Bài tập 1. Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại? Gợi ý: HS dựa theo tiểu sử Nguyễn Trãi để trả lời. - Nguyễn Trãi sống trong thời đại có nhiều biến động dữ dội: nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lên thay, quân Minh xâm lược nước ta, cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị bắt đem về Trung Quốc cùng cha con Hồ Quý Ly và các triều thần. Nguyễn Trãi muốn làm tròn đạo hiếu nhưng theo lời cha dặn quay về "rửa nhục cho nước, trả thù cho cha". Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một "trai thời loạn". Sự biến động dữ dội của lịch sử dẫn tới bi kịch mất nước nhưng từ trong bi kịch ấy, lòng yêu nước, chí căm thù, tinh thần quả cảm dám xả thân vì giang sơn xã tắc đã hun đúc những phẩm chất của một trang anh hùng. - Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Lê Lợi Bình Ngô sách và trở thành quân sư bên cạnh Lê Lợi, đưa cuộc khởi nghĩa đến ngày toàn thắng. Đây là thời kỳ bộc lộ rõ nhất thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao... ở Nguyễn Trãi. - Bước sang thời kỳ hoà bình. Nguyễn Trãi chưa kịp thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị thì đời ông chuyển sang giai đoạn khó khăn, bi thảm: bị bọn lộng thần ghen ghét, bị vua nghi ngờ, bị bắt rồi không được trọng dụng, phải tìm về cuộc sống ẩn dật. Nguyễn Trãi tìm đến thiên nhiên nhưng tấm lòng trung quân, ái quốc vẫn "đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông". - Vụ án Lệ Chi Viên khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Đây là vụ án lớn nh ... n văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hơn là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh . - Đoạn văn lập luận: Dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào. - Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (mgười đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp. + Cách viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc). Câu 7- Trình bày về cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận. Gợi ý: + Cấu tạo của một lập luận: Lập luận gồm luận điểm, luận cứ, luận chứng. Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc.Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ. + Các thao tác nghị luận: Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được qui định trong hoạt động nghị luận. Các thao tác nghị luận gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp và so sánh. + Muốn lập được dàn ý cho bài nghị luận, cần: - Nhận thức đúng đề bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu). - Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết. - Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí. Câu 8- Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh. Gợi ý: + Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự: - Yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự là kể lại hoặc viết lại một cách ngắn gọn những chuyện cơ bản xảy ra với nhân vật chính. Tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc. - Cách thức tóm tắt văn bản tự sự: - Đọc kĩ văn bản, nắm được kết cấu, nhân vật, mâu thuẫn, xung đột... - Kể lại các chi tiết chính dựa theo kết cấu, bố cục, sao cho bật ra mâu thuẫn, xung đột. Với yêu cầu tóm tắt nhân vật chính nhưng không theo điểm nhìn của truyện, phải xây dựng kết cấu mới, theo điểm nhìn mới. + Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh: - Yêu cầu: Tóm tắt phải rõ ràng, chính xác, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc. - Muốn tóm tắt một văn bản thuyết minh ta cần xác định mục đích yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục văn bản. Từ đó, tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt. Câu 9- Nêu đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân, quảng cáo. Gợi ý: + Đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân: - Đặc điểm của kế hoạch cá nhân: + Về nội dung: Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến những công việc sắp tới của cá nhân. + Về hình thức: Kế hoạch cá nhân được trình bày một cách khoa học, cụ thể về thời gan, mục tiêu cần đạt... - Cách viết bản kế hoạch cá nhân: Ngoài tiêu đề, kế hoạch cá nhân có 2 phần: - Phần đầu: ghi rõ họ tên, địa chỉ (nếu cần). - Phần hai: nêu nội dung công việc, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đạt được. Lời văn ngắn gọn, giản lược, nên kẻ bảng. + Đặc điểm và cách viết quảng cáo: - Đặc điểm quảng cáo: + Về nội dung: là những thông tin về sản phẩm hoặc về loại dịch vụ. + Về hình thức: súc tích, hấp dẫn và kích thích tâm lí khách hàng. - Cách viết quảng cáo: + Chọn nội dung quảng cáo. Nội dung thông tin phải độc đáo, hấp dẫn, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm hay loại dịch vụ. + Chọn hình thức quảng cáo: Qui nạp, hay so sánh; sử dụng từ ngữ khẳng định tuyệt đối. Câu 10- Nêu cách thức trình bày một vấn đề. Gợi ý: Trước khi trình bày, cần tìm hiểu trình độ học vấn, yêu cầu, tâm lí, sở thích của người nghe; lựa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày. Các bước trình bày thường theo thứ tự: - Chào hỏi, tự giới thiệu. - Lần lượt trình bày các nội dung đã định. - Kết thúc và cảm ơn. II- LUYỆN TẬP Bài tập 1- Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh. Gợi ý: + HS xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự (tuần 4 và tuần 10 trong tài liệu này). + HS xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn thuyết minh (tuần 18 và tuần 24 trong tài liệu này). Bài tập 2- Hãy tóm tắt nội dung các bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 tập 1), Nguyễn Du và bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2). Gợi ý: Bài 1- Tóm tắt bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 tập 1). Bài viết theo các ý: a- Văn học dân gian là gì? (Văn học truyền miệng, do nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền, phục vụ các sinh hoạt khác nhau của cộng đồng). b- Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành). c- Các thể loại của văn học dân gian (12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, .....). Nêu ngắn gọn khái niệm về mỗi thể loại. d- Những giá trị cơ bản của văn học dân gian: - Kho tri thức bách khoa của nhân dân các dân tộc. - Giáo dục đạo lí làm người. - Giá trị nghệ thuật: văn học dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc. Bài 2- Tóm tắt bài Nguyễn Du (Ngữ văn 10, tập 2, tuần 28). Các ý chính: a- Thân thế, sự nghiệp: Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to. - Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại. - Làm quan cho nhà Nguyễn (1802) tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng có những mâu thuẫn phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. b- Các sáng tác chính:Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (Chữ Hán), Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh(Chữ Nôm)... c- Giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong các sáng tác. + Giá trị tư tưởng: - Giá trị hiện thực (Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc; tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền...). - Giá trị nhân đạo (Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người; cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn; ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí,...). + Giá trị nghệ thuật: thơ chữ Hán giản dị mà tinh luyện, tài hoa; thơ Nôm đạt tới đỉnh cao rực rỡ; đóng góp lớn cho sự phát triển tiếng Việt. d- Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du: một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Thời đại, hoàn cảnh gia đình và năng khiếu bẩm sinh đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Tư tưởng bao trùm là chủ nghĩa nhân đạo.Thơ ông kết tinh những thành tựu văn hoá dân tộc.Truyện Kiều là một kiệt tác... Bài 3- Tóm tắt bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2) HS xem lại bài học tuần 31. Các ý chính: 1- Khi nào một văn bản được coi là văn bản văn học (Tiêu chí). a- Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. b- Ngôn từ trong văn bản có nhiều tìm tòi sáng tạo, có hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú. c- Thuộc một thể loại nhất định với những qui ước thẩm mĩ riêng... 2- Cấu trúc của văn bản văn học: Gồm nhiều tầng lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. MỤC LỤC Tuần Tên bài Trang 1 - Tổng quan văn học Việt Nam. - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 2 - Khái quát văn học dân gian Việt Nam. - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo). - Văn bản. - Viết bài làm văn số 1 (bài làm ở nhà). 3 - Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đam Săn sử thi Tây Nguyên). - Văn bản (tiếp theo). 4 - Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thủy (Truyền thuyết). - Lập dàn ý bài văn tự sự. 5 - Uy-lít- xơ trở về (Trích Ô-đi- xê-sử thi Hi Lạp). - Trả bài làm văn số 1. 6 - Ra-ma buộc tội (Trích Ra-ma-i-a-na - sử thi ấn Độ). - Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. 7 - Tấm Cám. - Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 8 - Nhưng nó phải bằng hai mày - Tam đại con gà - Viết bài làm văn số 2: Văn tự sự. 9 - Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa. - Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 10 - Ca dao hài hước. - Luyện tập viết đoạn văn tự sự. 11 - Ôn tập văn học dân gian Việt Nam. - Trả bài viết số 2 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 13 - Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão). - Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài 43 - Nguyễn Trãi) - Tóm tắt văn bản tự sự. - Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự (bài làm ở nhà). 14 - Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Đọc “Tiểu Thanh ký” (Độc “Tiểu Thanh ký”- Nguyễn Du) - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) 15 - Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch). - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. 16 - Cảm xúc mùa thu (Thu hứng - Đỗ Phủ). - Trình bày một vấn đề. - Trả bài làm văn số 3. 17 - Lập kế hoạch cá nhân. 18 - Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. - Lập dàn ý bài văn thuyết minh. 19 - Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu). - Nguyễn Trãi. - Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh (bài làm ở nhà). 20 - Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi). - Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 21 - Tựa “Trích diễm thi tập” (Trích diễm thi tập tự - Hoàng Đức Lương). - Khái quát lịch sử tiếng Việt. 22 - Hưng ĐạoĐại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư- Ngô Sĩ Liên) - Trả bài làm văn số 4. 23 - Phương pháp thuyết minh. - Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh (Bài làm ở lớp). 24 - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) - Luyện tập viết đoạn văn bản thuyết minh. 25 - Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt. - Tóm tắt văn bản thuyết minh. 26 - Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung). - Trả bài làm văn số 5. - Viết bài làm văn số 6: Văn thuyết minh văn học (Bài làm ở nhà). 27 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm). - Lập dàn ý bài văn nghị luận. 28 - Nguyễn Du. - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 29 - Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) - Lập luận trong văn nghị luận. 30 - Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du). - Trả bài làm văn số 6. 31 - Văn bản văn học. - Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối. 32 - Nội dung và hình thức của văn bản văn học. - Các thao tác nghị luận. - Viết bài văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở nhà). 33 - Ôn tập phần tiếng Việt - Luyện tập viết đoạn văn nghị luận. - Viết quảng cáo. 34 - Tổng kết phần văn học. 35 - Trả bài làm văn số 7. - Ôn tập phần làm văn.
Tài liệu đính kèm: