I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Học sinh nắm nguyên tắc điều chế H2 trong PTN, tính chất lí, hoá học của H2.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, điều chế và thu khí H2 biết thử độ tinh khiết của khí H2
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tiết kiệm hoá chất, cẩn thận khi làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị.
1. GV:
- Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su có gắn ống vuốt nhọn,giá sắt, kẹp gỗ, que đóm, đèn cồn, ống chữ V, giá ống nghiệm
- Hóa chất: dd HCl, Zn, CuO.
2. HS:
- Ôn tập về kiến thức đã học
- Đọc trước nội dung bài thực hành.
3. Phương pháp
- Thí nghiệm thực hành
- Làm việc theo nhóm.
Ngày soạn:. Ngày giảng: 8A:.. 8A:.. Tiết 52 – Bài 35: BÀI THỰC HÀNH 5 I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Học sinh nắm nguyên tắc điều chế H2 trong PTN, tính chất lí, hoá học của H2. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, điều chế và thu khí H2 biết thử độ tinh khiết của khí H2 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tiết kiệm hoá chất, cẩn thận khi làm thí nghiệm. II. Chuẩn bị. 1. GV: - Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su có gắn ống vuốt nhọn,giá sắt, kẹp gỗ, que đóm, đèn cồn, ống chữ V, giá ống nghiệm - Hóa chất: dd HCl, Zn, CuO. 2. HS: - Ôn tập về kiến thức đã học - Đọc trước nội dung bài thực hành. 3. Phương pháp - Thí nghiệm thực hành - Làm việc theo nhóm. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định - Sĩ số: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ. Không kiểm tra 3. Bài mới. a Vào bài: (1’) Để củng cố về tính chất của H2 Đồng thời rèn luyện kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước và không khí. b Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung GV GV HS GV HS GV GV GV HS GV HS GV GV ? HS GV HS Gv Hs Hoạt động 1 - Cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. Nhắc lại 1 số điểm trong nội quy phòng thí nghiệm, các quy tắc an toàn đặc biệt là khi sử dụng hoá chất là axit. Đưa bảng phụ có vẽ hình 5.4/sgk. Ghi lại các bước tiến hành. Bước 1. Lấy ống nghiệm sạch đặt lên giá. Bước 2. Lấy nút cao sucó ống dẫn thuỷ tinh thẳng xuyên qua thử đậy ống nghiệm. Kiểm tra độ kín của ống và nút. Bước 3. Mở nút cao su nghiêng ống nghiệm đặt nhẹ nhàng 2 – 3 viên kẽm theo thành ống. Rót khoảng 2 ml dung dịch axit HCl vào ống nghiệm. Bước 4. Đậy ống nghiệm và đặt lên giá. Bước 5. Chờ khoảng 1 phút rồi đưa que đốm đang cháy vào đầu ống dẫn thuỷ tinh có dòng khí thoát ra. Bước 6. Ghi và nhận xét vào phiếu học tập. Các nhóm thực hiện các thao tác trên, Quan sát cả lớp làm thí nghiệm, nhắc nhở các nhóm học sinh làm không đúng kĩ thuật Chỉ dẫn uốn nắn trực tiếp cho 1 – 2 nhóm, bao quát chung cả lớp. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm 1. Nhận xét, bổ sung, giải đáp thắc mắc của học sinh. Dùng bộ thí nghiệm mẫu đặt lên bàn giáo viên để hướng dẫn các thao tác về cách thu khí hiđro vào ống nghiệm Cách tiến hành giáo viên treo trên bảng phụ Bước 1. Lắp dụng cụ như thí nghiệm 1. Bước 2. úp 1 ống nghiệm lên đầu ống dẫn khí H2 sinh ra. Bước 3. Chờ 1 phút, giữ cho ống nghiệm đứng thẳng và miệng ống úp xuống dưới. Bước 4. Đưa miệng ống nghiệm vào gần ngọn lửa đèn cồn. Bước 5. Quan sát hiện tượng, nhận xét. Ghi kết quả vào phiếu học tập - Các nhóm thực hiện thí nghiệm 2. - Quan sát, sửa sai. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm - Nhận xét thí nghiệm 2,chuyển sang thí nghiệm 3. - Treo bảng phụ vẽ hình 5.9/sgk và cách tiến hành thí nghiệm Bước 1. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí, thuỷ tinh uốn cong hình chữ V. Bước 2. Cho bột CuO màu đen vào đầu gấp khúc. Bước 3. Cho vào ống nghiệm 10 ml dung dịch HCl loãng và 4 – 5 viên kẽm. Bước 4. Đậy ống nghiệm lại chờ 30 giây để khí H2 là tinh khiết. Bước 5. Dùng đèn cồn hơ nóng dều ống thuỷ tinh. Đun nóng mạnh ở chỗ có CuO Nhận xét hiện tượng, ghi lại kết quả vào phiếu học tập các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và báo cáo kết quả. Hướng dẫn học sinh viết bản tường trình bài tường trình học sinh viết dựa vào phiếu học tập Ghi các PTHH xảy ra. a. Đốt H2 b. H2 khử CuO Hoạt động 2 - Hướng dẫn hs viết tường trình theo mẫu - Viết tường trình theo nhóm I. Tiến hành thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1. Điều chế khí H2 từ axit clohiđric và kẽm, đốt cháy khí H2 trong không khí. (12’) a. Tiến hành. Sgk b. Hiện tượng Đưa que đóm đang cahý vào đầu ống dẫn khí -> que đóm cháy với ngọn lởa xanh mờ, có nghe thấy tiếng nổ nhỏ. c. Phương trình hoá học. 2H2 + O2 -> 2H2O 2. Thí nghiệm 2. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí. (11’) a. Tiến hành Sgk b. Hiện tượng Đưa miệng ống nghiệm vào gần ngọn lửa đèn cồn -> nghe tiếng nổ nhỏ, ngọn lửa cháy màu xanh mờ. 3. Thí nghiệm 3 H2 khử CuO a. Tiến hành Sgk b. Hiện tượng CuO từ màu đen chuyển dần thành màu đổ do tạo thành Cu. Thành ống thuỷ tinh có giọt nước đọng lại c. Phương trình CuO + H2 -> Cu + H2O II. Tường trình. 4. Củng cố - Luyện tập( 5’ ) - Hệ thống lại bài - Nhắc nhở các nhóm học sinh làm thí nghiệm chưa tốt, khen ngợi nhóm làm tốt. 5. Hướng dẫn học: (2’) - BTVN: Làm bản tường trình giờ sau nộp lại - Đọc bài 36
Tài liệu đính kèm: