Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 50 - Bài 33: Điều chế hiđro - Phản ứng thế

Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 50 - Bài 33: Điều chế hiđro - Phản ứng thế

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức:

- HS hiểu phương pháp cụ thể và nguyên liệu điều chế Hiđro trong phòng thí nghiệm (HCl, H2SO4(l)) tác dụng với Zn (Al, Fe). Biết nguyên tắc điều chế H2 trong phòng TN

- HS hiểu được phản ứng thế là pư hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất

2. Kỹ năng:

- HS có kỹ năng lắp dụng cụ điều chế Hiđro từ axit, Zn. Biết nhận ra H2 bằng que đóm đang cháy. Cách thu khí H2 bằng 2 cách đẩy nước, đẩy không khí

3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức học tập bộ môn

- Cẩn thận khi làm TN

 

doc 4 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 50 - Bài 33: Điều chế hiđro - Phản ứng thế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:........................... 
Ngày giảng : 8A :.................................	8A :..................................	
 Tiết 50 – Bài 33: ĐIỀU CHẾ HIĐRO- PHẢN ỨNG THẾ	
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức:
- HS hiểu phương pháp cụ thể và nguyên liệu điều chế Hiđro trong phòng thí nghiệm (HCl, H2SO4(l)) tác dụng với Zn (Al, Fe). Biết nguyên tắc điều chế H2 trong phòng TN
- HS hiểu được phản ứng thế là pư hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất
2. Kỹ năng:
- HS có kỹ năng lắp dụng cụ điều chế Hiđro từ axit, Zn. Biết nhận ra H2 bằng que đóm đang cháy. Cách thu khí H2 bằng 2 cách đẩy nước, đẩy không khí
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức học tập bộ môn
- Cẩn thận khi làm TN
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
- SGK + SGV
- Dụng cụ: Dụng cụ điều chế H2 (H54, 5.5) ống nghiệm nút cao su có ống dẫn đầu vuốt nhọn, que đóm, đèn cồn, diêm, kính đồng hồ, kẹp gỗ, pipet, kẹp sắt, giá đỡ
- Hoá chất: HCl, Zn
- Tranh vẽ: H5.6 SGK, Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: SGK - ôn lại cách điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm. ứng dụng, tính chất H2
3. Phương pháp
- Thí nghiệm hs
- Đàm thoại
III. Tiến trình
1. Ổn định
- Sĩ số:	8A:	8A:
2. Kiểm tra bài cũ: (5') 
* Câu hỏi: Hoàn thành sơ đồ sau:
	Fe2O3(r) + 3H2(k) 2Fe(r) + 3H2O(l)
Xác định chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá? Vì sao?
2. Đáp án - Biểu điểm
	Sự khử Fe2O3
 t0
 Fe2O3(r) + 3H2(k) 2Fe(r) + 3H2O(l) 
 (chất oxh) (chất khử)
 Sự oxi hoá H2
GV nhận xét - cho điểm
3.Bài mới.
a.Vào bài: (1’)
Khí H2 có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Vậy trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp người ta điều chế khí H2 ntn? Phản ứng điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm thuộc loại phản ứng nào? Để hiểu được vấn đề này cô cùng các em nghiên cứu bài hôm nay
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
GV
HS
GV
Gv
Gv
?Kh
GV
?Kh
HS
GV
?
GV
HS
?Tb
HS
HS
GV
?G
HS
Gv
Hs
GV
Hoạt động 1
Treo tranh vẽ mô tả thí nghiệm. Cho học sinh lắp ráp dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo như hướng dẫn sau:
1. Cho 2 mảnh kẽm vào ống nghiệm, rót 3 ml dung dịch HCl vào. Nhận xét hiện tượng.
2. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, chờ 1 phút cho hiđro đẩy hết không khí ra khỏi ống nghiệm. Đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí. Nhận xét. Sau đó đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, nhận xét?
3. Nhỏ 1 giọt dung dịch trong ống nghiệm sau phản ứng lên mặt kính đồng hồ và cô cạn, nhận xét hiện tượng.
- Các nhóm làm thí nghiệm, báo cáo kết quả.
- Nhận xét bổ sung sửa sai.
Đáp án.
1. Có bọt khí xuất hiện trên mảnh kẽm rồi thoát ra khỏi chất lỏng. Mảnh kẽm tan dần ra.
2.- Khí thoát ra không làm tàn đóm đỏ bùng cháy.
 - Que đóm cháy khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt.
3. Chất rắn màu trắng xuất hiện khi ta cô cạn dung dịch đó.
- Chất rắn màu trắng là kẽm clorua.
- Có thể thay kẽm bằng các kim loại khác như Fe, Mg, Al...
Viết phương trình hoá học khi cho Al + HCl
Zn + H2SO4 
- Giải thích dụng cụ điều chế và thu khí hiđro
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát hình vẽ bình kíp cải tiến.
Có mấy cách thu khí hiđro? Đó là những cách nào?
- Có 2 cách: Đẩy nước
 Đẩy không khí.
- Gọi một học sinh lên bàn giáo viên thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng 2 cách.
Trong công nghiệp người ta có điều chế hiđro từ những nguyên liệu kim loại và axit không vì sao?
Chuyển ý: Vậy trong công nghiệp người ta điều chế hiđro từ những nguyên liệu nào? Để hiểu rõ ta xét phần 2.
- Nghiên cứu thông tin mục 2 sgk/115
Trong công nghiệp người ta điều chế hiđro từ những nguyên liệu nào? Vì sao?
- Điều chế H2 bằng cách điện phân nước hoặc từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ.
=> Vì những nguyên liệu đó rẻ tiền, có sẵn trong tự nhiên.
- Nghiên cứu H5.6 cách điều chế và thu khí hiđro, oxi bằng phương pháp điện phân.
- Ở 2 cực khác nhau người ta thu được hai chất khí H2 và O2.
Hoạt động 2
Hai phản ứng (1) và (2) có gì giống nhau?
- Đơn chất tác dụng với hợp chất. Trong đó đơn chất kim loại thế vào chỗ 1 nguyên tố trong hợp chất.
Những phản ứng như vậy gọi là phản ứng thế. Ta xét phần II.
- Phân tích 2 phương trình trong VD:...... Những pư như vậy là pư thế? Vậy pư thế là gì?
- Đưa ra định nghĩa
VD: Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu
Phản ứng này có phải là phản ứng thế không? Vì sao?
- Là phản ứng thế vì Fe (đơn chất) đã thế vào chỗ của Cu trong hợp chất CuCl2.
I. Điều chế hiđro 
1. Trong phòng thí nghiệm. (20’)
a. Thí nghiệm
+ Tiến hành:
SGK/ 114
+ Hiện tượng:
- Có khí thoát ra.
- Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt
- Cô cạn dung dịch sau phản ứng được chất rắn màu trắng ZnCl2
+ PTHH:
Zn(r) +2HCl(dd)2ZnCl2(r) +3H2(k) 
Al(r) + HCl(dd) AlCl3 + H2 
b. Điều chế và thu khí H2
2. Trong công nghiệp (5’)
Điều chế H2 bằng cách điện phân nước hoặc điều chế H2 từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ.
2H2O(l) 2H2 (k) + O2(k) (3)
II. Phản ứng thế là gì? (8’)
a. VD:
Zn(r) + 2HCl(dd) ZnCl2(dd) + H2(k) 
Fe(r) + CuCl2(dd) FeCl2(dd) + Cu(r) 
b. Định nghĩa:
Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
4. Củng cố- Luyện tập
Bài 1. Những phản ứng nào dưới đây dùng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm.
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
2H2O 2H2 + O2
Bài 2.Có 2 ống nghiệm mất nhãn đựng H2 và O2 hãy nhận biết đâu là ống nghiệm đựng khí H2
5. Hướng dẫn học (2’)
- BTVN: 1,2,3,4,5 sgk/117
- Hướng dẫn bài 4.
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
Dựa vào PTHH tính 

Tài liệu đính kèm:

  • docH8T50.doi.doc