Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 44 - Bài 29: Bài luyện tập 5

Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 44 - Bài 29: Bài luyện tập 5

I. Mục tiêu bài dạy.

1. Kiến thức:

 - Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học trong chương IV về oxi - không khí. Một số khái niệm mới là sự oxi hoá, oxit, sự cháy. Sự oxi hoá chậm, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng tính toán theo CTHH và PTHH, đặc biệt là các công thức và PTHH có liên quan đến tính chất, ứng dụng, điều chế oxi

 - Tập luyện cho học sinh vận dụng các khái niệm cơ bản đã học để khắc sâu hoặc giải thích các kiến thức ở chương IV

3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- SGK + SGV

- ND phiếu học tập, bảng phụ, bút dạ.

2. Học sinh: SGK

- Ôn tập chương IV theo ND bài luyện tập 5

 

doc 4 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 44 - Bài 29: Bài luyện tập 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:........................	 
Ngày giảng: 8a.............................. 8a.................................. 
Tiết 44- Bài 29: Bài luyện tập 5
I. Mục tiêu bài dạy.
1. Kiến thức:
	- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học trong chương IV về oxi - không khí. Một số khái niệm mới là sự oxi hoá, oxit, sự cháy. Sự oxi hoá chậm, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ
2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng tính toán theo CTHH và PTHH, đặc biệt là các công thức và PTHH có liên quan đến tính chất, ứng dụng, điều chế oxi
	- Tập luyện cho học sinh vận dụng các khái niệm cơ bản đã học để khắc sâu hoặc giải thích các kiến thức ở chương IV
3. Thái độ:
	- Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: 
- SGK + SGV
- ND phiếu học tập, bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh: SGK 
- Ôn tập chương IV theo ND bài luyện tập 5
3. Phương pháp
- Câu hỏi và bài tập hóa học
- Thảo luận
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định : (1’)
- Sĩ số: 8A :	8A :
2. Kiểm tra bài cũ.
	Kết hợp trong giờ
3. Bài mới.
a. Vào bài: (1’)
 Nắm vững tính chất, điều chế oxi, thành phần của không khí, định nghĩa và phân loại oxit, sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Tiết học hôm nay tiến hành luyện tập
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
GV
GV
HS
HS
?Tb
?Tb
?Tb
?Kh
?Y
?Tb
GV
?Y
?Tb
?Y
?Tb
?Kh
GV
?G
?Tb
?Kh
?Tb
?Kh
Hoạt động 1
Nhắc lại các nội dung chính của chương
Hoạt động 2
BT1: Cho dãy biến hoá sau
 KClO3 SO2
 O2 P2O5
 KMnO4 
 H2O Fe3O4
1. Viết các PTHH thực hiện dãy biến hoá trên?
2. Phản ứng nào thể hiện tính chất hoá học của oxit?
3. Phản ứng nào dùng để điều chế oxi trong phòng tối? Vì sao?
4. Phản ứng nào xảy ra sự oxi hoá? Tại sao?
5. Phản ứng nào là phản ứng phân huỷ? Phản ứng hoá hợp? Vì sao?
- Các nhóm thảo luận thời gian 5'
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
 Nhóm khác nhận xét -> GVKL
1. Viết PTHH
 MnO2
(1) 2KClO3(r) 2KClr) + 3O2(k)
t0
(2) 2KMnO4(r) K2MnO4 + MnO2(r) + O2(k)
(3) S(r) + O2(K) SO2(k)
(4) 4P(r) + 5O2(k) 2P2O5(r) 
t0
(5) 3Fe(r) + 2O2(k) Fe3O4(r)
t0
(6) CH4(k) + 2O2(k) CO2(k) + 2H2O(l)
2. Phản ứng thể hiện tính chất hoá học của oxi: 3, 4, 5, 6
3. Phản ứng dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: 1, 2 vì KMnO4, KClO3 dễ phân huỷ ở t0 cao
4. Phản ứng xảy ra sự oxi hoá: 3, 4, 5, 6 vì sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hoá
5. Phản ứng phân huỷ: 1, 2
 hoá hợp: 3, 4, 5
Nguyên liệu điều chế oxi trong công nghiệp?
- Nước, không khí
Không khí có thành phần theo thể tích ntn?
- 21%O2; 78%N2; 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm...)
Nêu ứng dụng của oxi?
- Hô hấp
- Đốt nhiên liệu
Điều kiện phát sinh sự cháy? Muốn dập tắt đám cháy cần thực hiện những biện pháp nào?
- Điều kiện phát sinh sự cháy:
+ Chất phải nóng đến t0 cháy
+ Phải đủ oxi cho sự cháy
- Muốn dập tắt đám cháy ta cần thực hiện 1 hay đồng thời 2 biên pháp sau:
+ Hạ t0 của chất cháy xuống dưới t0 cháy
+ Cách li chất cháy với oxi
- Đưa ra nội dung bài tập 2
Bài tập 2
Đọc nội dung bài tập2
Gọi 4 học sinh lên bảng làm
Đọc nội dung bài toán
Các oxit sau đây thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ? Vì sao?
Na2O, MgO, CO2, Fe2O3, SO2, P2O5
Gọi tên các oxit đó?
Đọc nội dung bài toán?
Tóm tắt bài toán?
Vo2 = 1ml -> 0,1l
a, mKMnO4 = ? 
 hao hụt 10%
b, m KClO3 = ?
Số (l) khí O2 cần dùng theo lý thuyết?
Số (l) khí O2 thực tế phải dùng đã bị hao hụt 10%
 2(l) 90%
 ? 100%
Tính số (l) O2 thực tế phải dùng?
(2 x100)/90 = 2,22(l)
Viết PTHH?
Cho biết số mol theo PT 4 theo bài ra?
Nhắc lại công thức tính m?
m = n.M
Tính m KMnO4 = ?
I. Kiến thức cần nhớ (2ph)
II. Bài tập( 35 ph)
Bài 1:
1. Viết PTHH:
t0
 MnO2
(1) 2KClO3(r) 2KClr + 3O2(k)
t0
(2) 2KMnO4(r) K2MnO4 + MnO2(r) + O2(k)
(3) S(r) + O2(K) SO2(k)
(4) 4P(r) + 5O2(k) 2P2O5(r) 
t0
(5) 3Fe(r) + 2O2(k) Fe3O4(r)
t0
(6) CH4(k) + 2O2(k) CO2(k) + 2H2O(l)
Bài 2 SGK/100
Viết PTHH biểu diễn sự cháy trong oxi
C(r) + O2(k) CO2(k)
 Cacbonđioxit
4P(r) + 5O2(k) 2P2O5 (r)
 Điphotpho pentaoxit
2H2(k) + O2(k) 2H2O(l)
 Nước
4Al(r) + 3O2(k) 2Al2O3(r)
Bài 3 SGK/100
- Oxit axit: CO2: Cácbonđi oxit
 SO2: Lưu huỳnh đioxit
 P2O5:Điphotpho pen ta oxit
- Oxit bazơ: Na2O: Natri oxit
 MgO: Magiê oxit
 Fe2O3: Sắt (III) oxit
Bài 8 SGK/101
Giải:
- Số lít oxi cần dùng theo lý thuyết:
 0,1 x 20 = 2 (l)
- Số lít oxi thực tế phải dùng:
2x100 = 2,22 (l)
 90
Số mol khí oxi thực tế phải dùng:
nO2 = 2,22/ 22,4 = 0,099 (mol)t0
a, Viết PTHH điều chế oxi từ KMnO4
2KMnO4(r) K2MnO4(r) + MnO2(r) + O2(k)
Theo PT 2 mol KMnO4 - 1mol O2
Theo bài ra 0,198 0,099
- Khối lượng KMnO4 cần dùng:
ADCT: m = n.M ta có
=> mKMnO4 = 0,198 . 158 = 31,28 (g)
b, 2KclO3(r) 2 KCl(r) + 3 O2(k)
Theo PT 2mol KclO3 - 3 mol O2
Theo bài ra x 0,099
=> x= (0,099 x 2)/3 = 0,066 (mol)
- Khối lượng KclO3 cần dùng:
mKClO3 = 0,066 x 122,5 = 8,085 (g)
* Củng cố(1')
	- Nắm được tính chất hoá học của oxi, các khái niệm chương IV
	- Vận dụng làm bài tập
III. Hướng dẫn học. (1')
	- Học bài theo nội dung tiết luyện tập
	- Làm BT 2, 4, 5, 6, 7 SGK/100, 101
	- Ôn tập nội dung chương IV
	- Tiết sau thực hành, đọc trước bài thực hành 4

Tài liệu đính kèm:

  • docH8T44.doi.doc