Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 43 - Bài 28: Không khí - Sự cháy (Tiếp theo)

Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 43 - Bài 28: Không khí - Sự cháy (Tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

- Học sinh phân biệt được sự cháy và sự oxi hoá chậm

- Hiểu được các điều kiện phát sinh sự cháy từ đó biết được các biện pháp dập tắt sự cháy

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, giải thích dập tắt sự cháy

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn

- Liên hệ được với hiện tượng thực tế

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

 

doc 4 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 43 - Bài 28: Không khí - Sự cháy (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:......................... 	 
Ngày giảng: 8a........................... 8a................................. 
Tiết 43- Bài 28: Không khí - Sự cháy (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được sự cháy và sự oxi hoá chậm
- Hiểu được các điều kiện phát sinh sự cháy từ đó biết được các biện pháp dập tắt sự cháy
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, giải thích dập tắt sự cháy
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn
- Liên hệ được với hiện tượng thực tế 
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Bảng phụ
2. Học sinh: SGK - Học bài cũ, tìm hiểu các biện pháp để dập tắt sự cháy.
3. Phương pháp
- Đàm thoại
- Đặt và giải quyết vấn đề
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức: (1’)
- Sĩ số:	8A :	8A :
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: 
Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Hãy cho biết thành phần theo thể tích của không khí? Biện pháp bảo vệ không khí trong lành?
* Đáp án:
	- Không khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích chính xác hơn là khí oxi chiếm 21%, 78% khí Nitơ, 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm...)
	- Biện pháp bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi quốc gia: Bảo vệ rừng, trồng cây xanh, xử lý rác thải.
	GV nhận xét - Cho điểm
3. Bài mới.
a. Vào bài (1'): 
chúng ta đã nghiên cứu về thành phần theo thể tích của không khí. Khi nói đến không khí không thể bỏ qua sự cháy và sự oxi hoá chậm. Đó là 2 lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi. Sự cháy và sự oxi hoá chậm là gì? Ta nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
HS
-Nghiên cứu nội dung SGK/97
Khi cho đơn chất Sắt, lưu huỳnh tác dụng với oxi có hiện tượng gì?
- Có sự toả nhiệt và phát sáng
Đốt cồn trong không khí có hiện tượng gì?
- Phát sáng
-Tác dụng của S, P với oxi có kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng gọi là sự cháy
Em hiểu sự cháy là gì?
- Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
Sự cháy của 1 chất trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau?
- Bản chất là giống nhau: đó là sự oxi hoá
- Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra t0 thấp hơn khi cháy trong oxi. 
-Đó là vì trong không khí thể tich N2 gấp 4 lần thể tích O2, diện tích tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần bị nhiệt tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên t0 đạt được thấp hơn.
Tại sao các nhiên liệu cháy trong khí oxi tạo ra t0 cao hơn trong không khí?
-Vì oxi là chất dễ cháy, trong không khí còn có khí N2 nặng gấp 4 lần khí oxi.
Yêu cầu HS đọc nội dung SGK mục 2/97
- Các đồ vật bằng gang, thép để lâu ngày bị gỉ. Chúng ta đang hô hấp bằng không khí -> các hiện tượng đó là sự oxi hoá chậm
Vậy sự oxi hoá chậm là gì?
- Là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
-Trong điều kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy đó là sự tự bốc cháy
=>Vì vậy trong nhà máy, người ta cấm không được chất giẻ lâu ngày có dính dầu mỡ thành đống để phòng sự tự bốc cháy
-Chúng ta để cồn, gỗ, than trong không khí chúng có tự bốc cháy không?
- Không
Muốn cháy được phải có điều kiện gì?
- Muốn gỗ, than, cồn cháy được phải đốt cháy các vật đó
Đối với bếp than, nếu ta đóng cửa lò, có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
- Nếu ta đóng cửa lò, than sẽ cháy chậm lại và có thể tắt vì thiếu oxi
Vậy các điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy là gì?
- Các điều kiện phát sinh sự cháy là:
+ Chất phải nóng đến t0 cháy
+ Chất phải đủ oxi cho sự cháy
Muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện những biện pháp nào?
Trả lời - Nhận xét
Trong thực tế, để dập tắt đám cháy, người ta thường dùng những biện pháp nào? Em hãy phân tích cơ sở của những biện pháp đó?
- Biện pháp:
+ Phun nước
+ Phun khí CO2 vào vật cháy để ngăn cách vật cháy với không khí
+ Trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa (đối với đám cháy nhỏ)
II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm:
1. Sự cháy (16')
- Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
2. Sự oxi hoá chậm (7')
- Là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy (10')
- Các điều kiện phát sinh sự cháy:
+ Chất phải nóng đến t0 cháy
+ Phải đủ oxi cho sự cháy
- Muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện những biện pháp sau:
+ Hạ t0 của chất cháy xuống dưới t0 cháy
+ Cách li chất cháy với oxi (không khí)
4. Củng cố - Luyện tập (3')
HS: Đọc kết luận SGK/98
? Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu cháy người ta thường trùm vải dầy hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước? Giải thích tại sao?
5. Hướng dẫn học. (2')
	- Học bài và làm bài tập 2, 3, 4, 5 SGK/99
	- Về ôn kiến thức chương Oxi tiết sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docH8T43.doi.doc