Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 42 - Bài 28: Không khí – Sự cháy

Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 42 - Bài 28: Không khí – Sự cháy

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:Học sinh biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần của không khí theo thể tích gồm 78% Nitơ, 21% Oxi và 1% các khí khác. Học sinh biết cách làm thí nghiệm chứng minh thành phần của không khí.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát phân tích.

3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học, ý thức giữ bầu không khí không ô nhiễm.

II. Chuẩn bị.

1. GV:

- Dụng cụ:Ống thuỷ tinh hình trụ có chia vạch, chậu thuỷ tinh đựng nước, nút cao su có muôi sắt, đèn cồn.

- Hóa chất: P đỏ, H2O.

2. HS: Ôn tập về kiến thức đã học trước. Sưu tầm tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, biện pháp phòng tránh,

 

doc 4 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 42 - Bài 28: Không khí – Sự cháy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. 
Ngày giảng:8a 8a
Tiết 42- Bài 28: Không khí – Sự cháy
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:Học sinh biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần của không khí theo thể tích gồm 78% Nitơ, 21% Oxi và 1% các khí khác. Học sinh biết cách làm thí nghiệm chứng minh thành phần của không khí.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát phân tích.
3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học, ý thức giữ bầu không khí không ô nhiễm.
II. Chuẩn bị.
1. GV: 
- Dụng cụ:Ống thuỷ tinh hình trụ có chia vạch, chậu thuỷ tinh đựng nước, nút cao su có muôi sắt, đèn cồn.
- Hóa chất: P đỏ, H2O.
2. HS: Ôn tập về kiến thức đã học trước. Sưu tầm tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, biện pháp phòng tránh,
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp.(1’)
- Sĩ số:	8A :	8A :
2. Kiểm tra bài cũ.(4’)
* Câu hỏi: So sánh phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp? Cho ví dụ?
* Đáp án:
 Phản ứng phân huỷ Phản ứng hoá hợp
 Từ 1 chất tạo ra 2 hay nhiều Từ 2 hay nhiều chất tạo ra 1 
 chất mới. chất mới
VD: CaCO3 	CaO + CO2 VD: CaO + H2O Ca(OH)2
3. Bài mới.
a. Vào bài: (1’)
Theo em thành phần chính của không khí là gì? (Nitơ và Oxi) làm thế nào để biết được điều đó ta nghiên cứu bài hôm nay.
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
GV
HS
?
HS
?
HS
?
?
?
GV
HS
?
?
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
Hoạt động 1
Thí nghiệm chứng minh thành phần của không khí.
- Làm thí nghiệm biểu diễn.
Chuẩn bị dụng cụ: úp 1 ống thuỷ tinh không đáy vào chậu thuỷ tinh đựng nước. Mực nước ngang vạch số 1.
Đốt P đỏ trong muỗng sắt rồi đưa vào ống thuỷ tinh hình trụ. Đậy kín miệng ống bằng nút cao su.
=> Quan sát và nhận xét 
Khi P cháy, mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào?
- Khi P cháy, mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên đến vạch thứ 2.
Chất gì đã tác dụng với P để tạo ra P2O5 ?
- P tác dụng với oxi trong ống nghiệm tạo ra P2O5
Mực nước trong ống nghiệm dâng lên đến vạch thứ 2 có thể giúp ta -> Tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí được không?
Tỉ lệ của chấy khí còn lại là Nitơ chiếm thể tích là bao nhiêu?
Từ thí nghiệm trên rút ra kết luận như thế nào về thành phần không khí?
- Chuyển ý:Ngoài khí oxi và nitơ trong không khí còn chất khí nào khác để hiểu rõ ta xét phần 2.
- Nghiên cứu thông tin mục 2 sgk – 96
Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
1. Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước?
2. Khi quan sát lớp nước trên mặt hố vôi tôi, thấy có váng trắng mỏng do khí CO2 đã tác dụng với nước vôi. Khí CO2 này ở đâu ra?
3. Các khí khác, ngoìa nitơ, oxi, chiếm tỉ lệ thể tích là bao nhiêu trong không khí?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
1. Hiện tượng sương mù. Đặt 1 cốc nước đá ngoài không khí -> Thấy xuất hiện những giọt nước ngoài thành cốc.
2. Khí CO2 có trong không khí.
3. Các khí khác (hơi nước, CO2 các khí hiếm) chiếm khoảng 1% thể tích không khí.
Từ bài tập trên en hãy cho biết trong không khí ngoài khí nitơ và oxi còn có những chất gì chiếm tỉ lệ như thế nào trong không khí?
- Trong không khí ngoài khí nitơ và oxi còn có các khí khác (như CO2, hơi nước, các khí hiếm: Neon, Agon, bụi khói) chiếm khoảng 1%.
- Chuyển ý:Không khí như thế nào được gọi là không khí trong lành, cách bảo vệ không khí như thế nào? ta xét phần 3.
Theo em thế nào là không khí trong lành?
- Không khí không có lẫn nhiều bụi khói, CO2 và khí CO.
Không khí bị ô nhiễm gây ra tác hại gì?
- ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, ĐV, TV
- Phá hoại các công trình xây dựng, cầu cống.
Cần phải làm gì để bảo vệ không khí tránh ô nhiễm?
- Phải xử lí khí thải của nhà máy, các lò đốt.
- Bảo vệ rừng, trồng rừng và trồng cây xanh. 
I. Thành phần không khí.
1. Thí nghiệm (15’)
a.Tiến hành:
SGK - 95
b. Hiện tượng:
- Khi P cháy, mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên đến vạch thứ 2.
- P tác dụng với oxi trong ống nghiệm tạo ra P2O5
c. Nhận xét.
- Tỉ lệ O2 trong không khí 
 thể tích không khí.
- N2 chiếm thể tích không khí.
d. Kết luận.
SGK – 96
2. Ngoài khí N2 và O2 trong không khí còn chứa những chất gì khác? (10’)
- Trong không khí ngoài khí nitơ và oxi còn có các khí khác (như CO2, hơi nước, các khí hiếm: Neon, Agon, bụi khói) chiếm khoảng 1%.
3. Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm. (8’)
- Phải xử lí khí thải của nhà máy, các lò đốt.
- Bảo vệ rừng, trồng rừng và trồng cây xanh. 
4. Củng cố- Luyện tập (4’)
- Học sinh làm bài tập 1 sgk – 99
Đáp án: C
- Bài tập 28.4 sbt/34
+ Hà hơi thở vào gương -> gương mờ đi
+ Nước ao hồ sông suối bốc hơi
+ Khí CO2 do con người thở ra, cây xanh thải ra trong quá trình hô hấp.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- BTVN: 1, 2 sgk/99 và bài 28.1 -> 28.4 sbt/34
- Hướng dẫn bài 28.2/34
a. Quá trình sinh ra CO2: Hô hấp của người, ĐV, TV, đốt cháy nhiên liêu.
b. Quá trình giảm CO2, sinh O2 quang hợp của cây xanh.
c. Giảm CO2 bằng cách: Tăng cường trồng cây xanh, hạn chế đốt nhiên liệu
- Đọc phần còn lại

Tài liệu đính kèm:

  • docH8T42.doi.doc