Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 37 – Bài 24: Tính chất của oxi

Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 37 – Bài 24: Tính chất của oxi

I.Mục tiêu

1 . Kiến thức :

Học sinh biết được điều kiện bình thường về nhiệt độ , áp suất oxi là chất khí không mầu , không mùi , ít tan trong nước , nặng hơn không khí . Biết được khí oxi là một đơn chất rất hoạt động , dễ dạng tham gia phản ứng hoá học với phi kim , biết oxi trong các hợp chất có hoá trị II

2. Kĩ năng :

- Học sinh biết sử dụng dụng cụ , hoá chất và thao tác tiến hành thí nghiệm , viết PTHH của phản ứng giữa oxi với S và P

- Nhận biết được khí ôxi và biết cách đốt 1 số chất trong oxi

3 . Thái độ :

- Giáo dục lòng yêu thích môn học

II .Chuẩn bị :

1. GV

- Dụng cụ: Bình thủy tinh miệng rộng, muôi sắt, diêm, que đóm, đèn cồn.

- Hóa chất: Oxi ( điều chế sẵn trong bình), lưu huỳnh, photpho đỏ.

-Lưu ý :khi đốt S và P cần cho thìa đốt qua nút cao su để khi phản ứng xảy ra tránh độc

2 .Học sinh : Ôn cách lập PTHH , hoá trị của nguyên tố và lập CTHH.

3. Phương pháp

 

doc 4 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 37 – Bài 24: Tính chất của oxi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
CHƯƠNG VI : O XI - KHÔNG KHÍ
Tiết 37 – Bài 24 TÍNH CHẤT CỦA OXI
I.Mục tiêu 
1 . Kiến thức :
Học sinh biết được điều kiện bình thường về nhiệt độ , áp suất oxi là chất khí không mầu , không mùi , ít tan trong nước , nặng hơn không khí . Biết được khí oxi là một đơn chất rất hoạt động , dễ dạng tham gia phản ứng hoá học với phi kim , biết oxi trong các hợp chất có hoá trị II
2. Kĩ năng :
- Học sinh biết sử dụng dụng cụ , hoá chất và thao tác tiến hành thí nghiệm , viết PTHH của phản ứng giữa oxi với S và P
- Nhận biết được khí ôxi và biết cách đốt 1 số chất trong oxi 
3 . Thái độ : 
- Giáo dục lòng yêu thích môn học 
II .Chuẩn bị : 
1. GV
- Dụng cụ: Bình thủy tinh miệng rộng, muôi sắt, diêm, que đóm, đèn cồn.
- Hóa chất: Oxi ( điều chế sẵn trong bình), lưu huỳnh, photpho đỏ.
-Lưu ý :khi đốt S và P cần cho thìa đốt qua nút cao su để khi phản ứng xảy ra tránh độc 
2 .Học sinh : Ôn cách lập PTHH , hoá trị của nguyên tố và lập CTHH.
3. Phương pháp
- Đàm thoại
-Thí nghiệm biểu diễn
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp : (1’)
 	8A3:	8A4:
2. Kiểm tra bài cũ
- Không tiến hành
3.Bài mới.
 	a.Vào bài: (1’)
Quá trình hô hấp của con người và sinh vật cần phải có oxi. Những hiểu biết về oxi giúp ta hiểu biết rất nhiều những vấn đề trong đời sống, khoa học và sản xuất. Hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu về nguyên tố oxi.
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
?
HS
GV
?
HS
GV
?
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
GV
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
GV
HS
Bằng những kiến thức đã học, em hãy cho biết?
a. KHHH; CTHH; của oxi
NTK; PTK của oxi
b. ở dạng đơn chất khí oxi có nhiều ở đâu?
c. ở dạng hợp chất, ngtố oxi có nhiều trong đâu?
Gọi 1 h/s lên bảng ghi ý a
và 1 h/s phát biểu ý b và c
Trong vỏ trái đất, ngtố nào phổ biến nhất và chiếm bao nhiêu % khối lượng vỏ trái đất?
Trong vỏ trái đất ngtố oxi phổ biến nhất và chiếm 49,4%.
 Hoạt động 1
-YCHS q/sát lọ đựng khí oxi đã thu sẵn và được đậy nút (lọ 1) trả lời câu hỏi:
Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi của khí oxi?
(Hướng dẫn học sinh cách thử mùi) 
- Quan sát trả lời câu hỏi:
Oxi là chất khí không màu, không mùi.
- YCHS suy nghĩ trả lời 2 câu hỏi sgk t81
- Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi
- YCHS rút ra kết luận về tính chất vật lý của oxi.
- Rút ra kl:Oxi là chất khí không màu, mùi ít tan trong nước,và nặng hơn không khí.Oxi hoá lỏng ở (- 183oC ) oxi lỏng có màu xanh nhạt
Hoạt động 2
Chuyển ý: Oxi có những tính chất hoá học nào? để hiểu điều đó ta xét phần II
Để biết được tính chất hoá học của oxi ta lần lượt làm thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm biểu diễn lưu huỳnh tác dụng với oxi.
Cách làm: 
- Đốt S trong không khí, trong Oxi.
- Khi có dấu hiệu phản ứng phải đậy nhanh nút bình lại, để tránh khí SO2 lan toả ra ngoài bình gây ho và khó chịu.
- Lưu ý: Cần để khoảng cách muỗng sắt (ngắn) từ nút -> muỗng sắt ngắn hơn chiều cao của bình chứa oxi.
 YCHS trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu các hiện tượng quan sát được?
2. So sánh hiện tượng S cháy trong không khí với S cháy trong lọ chứa oxi?
3. Chất tạo ra có CTHH là gì?
4. Viết PTHH của phản ứng?
5. Cho biết trạng thái của chất tham gia và chất sản phẩm?
Suy nghĩ trả lời.
1. Lưu huỳng rắn (nóng chảy rồi cháy).
2. Lưu huỳnh cháy trong không khí có ngọn lửa nhỏ hơn có màu xanh nhạt, còn S cháy ở trong lọ chứa oxi thì mãnh liệt hơn và sáng hơn.
3. Chất tạo ra là khí Sunfurơ: SO2 
4,5. 
Khí Sunfurơ (lưu huỳnh đioxit) SO2 ngoài ra còn có rất ít lưu huỳnh trioxit được tạo ra: SO3
-Qua TN trên em có nhận xét gì về tính chất hoá học của oxi?
-Oxi tác dụng với phi kim.
-Hướng dẫn h/s làm thí nghiệm 2.
Đốt Photpho (đỏ) trong không khí và trong oxi.
Giới thiệu P đỏ là chất rắn màu nâu đỏ không tan trong nước.
-Nghiên cứu thông tin (cách làm thí nghiệm phần 1b trong sgk 82).
- Làm thí nghiệm theo nhóm.
-Quan sát và giúp đỡ các nhóm học yếu
-Theo dõi quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
1. Khi đưa muỗng sắt chứa P đỏ chưa đốt vào lọ chứa oxi có dấu hiệu PƯHH không? Còn khi đã đốt rồi mới đưa vào lọ chứa oxi thì có dấu hiệu của PƯHH không?
2. So sánh sự cháy của P đỏ trong không khí và cháy trong lọ chứa oxi?
3. Chất tạo ra có CTHH là gì?
Lưu ý : P trong hợp chất tạo ra có hoá trị (V)
4. Viết PTHH của phản ứng?
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
1. Khi chưa đốt P thì không có dấu hiệu của PƯHH.
 Còn khi đã đốt P rồi mới cho vào lọ chứa oxi thì có dấu hiệu của phản ứng hoá học sảy ra.
2. P cháy trong lọ chứa oxi với ngọn lửa sáng chói hơn so với cháy trong không khí, tạo ra khói trắng dày đặc (dạng bột ) và tan được trong nước.
3. Chất tạo ra có CTHH là P2O5
4. PTHH 
P2O5 có tên là điphotpho pentaoxit
KHHH: O
NTK: 16
CTHH: O2
PTK: 32
I. Tính chất vật lí.(10’)
1. Quan sát
2. Trả lời câu hỏi.
3. Kết luận.
- Oxi là chất khí không màu, mùi ít tan trong nước,và nặng hơn không khíOxi hoá lỏng ở (- 183oC ), oxi lỏng có màu xanh nhạt.
II. Tính chất hoá học.(24’)
1. Tác dụng với phi kim.
a. Với lưu huỳnh -> Khí sunfurơ.
b. Với photpho -> điphotpho pentaoxit.
PTHH 
4. Củng cố- luyện tập
- Qua bài học em cho biết oxi có những tính chất vật lí và hoá học như thế nào?
- Ngoài S, P ra oxi còn tác dụng với 1 số phi kim khác như C, H
Em hãy viết PTHH của phản ứng?
- Cho biết hoá trị của oxi trong các hợp chất : SO2 , SO3 , P2O5 , CO2 , H2O.
5.Hướng dẫn học: (2’)
Nắm chắc tính chất vật lí và hoá học của oxi đã học.
 Điều kiện để phản ứng của oxi với chất khác thường phải có nhiệt độ.
BTVN: 4,5,6 sgk – 84 và 24.1 24.2 sbt hoá 8.
Hướng dẫn bài 5 sgk – 84
 + Xác định m -> nC và nS nguyên chất trong 24 Kg than đá.
 + Tính theo PTHH tìm thể tích SO2 và thể tích CO2 (ở đktc) tạo ra.
- Đọc và xem trước phần còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docH8T37.doi.doc