Giáo án môn Hóa học 11 - Tiết 75, 76: Anđehit - Xeton

Giáo án môn Hóa học 11 - Tiết 75, 76: Anđehit - Xeton

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

 Học sinh hiểu: Định nghĩa, cấu trúc, phân loại, danh pháp, tính chất hoá học của anđehit và xeton.

 Học sịnh biết: Tính chất vật lí, phương pháp sản xuất mới trong công nghiệp và ứng dụng của fomanđehit, axetanđehit và axeton.

2. Về kĩ năng:

 - Biết dựa vào cấu trúc để định nghĩa, phân loại anđehit, xeton.

 - Gọi tên theo danh pháp thường và IUPAC.

 - Dựa vào cấu trúc, quan sát thí nghiệm để hiểu tính chất.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm anđehit làm mất màu dung dịch nước brom và phản ứng tráng gương.

 - Hs: Ôn tập kiến thức bài ancol- phenol.

 

doc 7 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1479Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 11 - Tiết 75, 76: Anđehit - Xeton", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án bài: Anđehit- Xeton
	Tiết: 75+76
	Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
	Học sinh hiểu: Định nghĩa, cấu trúc, phân loại, danh pháp, tính chất hoá học của anđehit và xeton.
	Học sịnh biết: Tính chất vật lí, phương pháp sản xuất mới trong công nghiệp và ứng dụng của fomanđehit, axetanđehit và axeton.
2. Về kĩ năng:
	- Biết dựa vào cấu trúc để định nghĩa, phân loại anđehit, xeton.
	- Gọi tên theo danh pháp thường và IUPAC.
	- Dựa vào cấu trúc, quan sát thí nghiệm để hiểu tính chất. 
II. Chuẩn bị:
	- GV: Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm anđehit làm mất màu dung dịch nước brom và phản ứng tráng gương.
	- Hs: Ôn tập kiến thức bài ancol- phenol.
II. Nội dung:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: 
GV viết 3 công thức cấu tạo: HCHO; CH3CHO và CH3COCH3.
Yêu cầu Học sinh nhận xét điểm giống và khác nhau về sự phân bố các nguyên tử hay nhóm nguyên tử?
GV tổng hợp ý kiến.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh phân loại dựa vào cấu tạo của gốc hiđrocacbon.
Hoạt động 3: GV nêu quy tắc và ví dụ mẫu. Học sinh làm việc với các ví dụ khác.
Hoạt động 4: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu tài liệu và nêu những điểm cơ bản về các hợp chất cacbonyl quan trọng.
Hoạt động 5: GV yêu cầu học sinh so sánh cấutạo của liên kết C=O và C=C. Từ đó rút ra nhận xét về khả năng phản ứng?
Hoạt động 6: Gv hướng dẫn học sinh nhận xét và hoàn thành ví dụ về phản ứng cộng.
Hoạt động 7: GV làm thí nghiệm minh hoạ, học sinh quan sát và nhận xét.
Hoạt động 8: GV làm thí nghiệm phản ứng tráng gương. Học sinh quan sát, nhận xét và chứng minh bằng phương trình phản ứng.
Hoạt động 9: GV yêu cầu học sinh dựa vào tài liệu và kiến thức đã học, hãy cho biết các phương pháp điều chế anđehit và xeton?
I. Định nghĩa, cấu trúc, phân loại, danh pháp:
1. Định nghĩa và cấu trúc:
a. Định nghĩa: 
* anđehit là những hợp chất cacbonyl mà phân tử chứa nhóm -CH=O liên kết với gốc hiđrocacbon hay nguyên tử H. (Nhóm -CH=O còn gọi là nhóm cacbanđehit)
* Xeton là hợp chất cacbonyl mà phân tử có nhóm C=O liên kết với 2 gốc hiđrocacbon. 
b. Cấu trúc của nhóm cacbonyl: 
Nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp2. Trong liên kết C=O, cặp electron lệch về phía nguyên tử oxi nên liên kết này có nhiều điểm khác so với liên kết C=C.
2. Phân loại:Dựa theo cấu tạo của gốc RH, ta chia thành 3 loại: no, không no và thơm.
3. Danh pháp:
a. Anđehit = Tên hiđrocacbon + al.
Một số anđehit đơn giản được gọi theo tên thường.
b. Xeton: - Tên hiđrocacbon +on
 - Tên gốc hiđrocacbon + xeton 
4. Tính chất vật lí: 
Fomanđehit (-190C) và axetanđehit (210C) là những chất khí không màu, mùi xốc, tan rất tốt trong nước và trong các dung môi hữu cơ.
 - Axeton là chất lỏng rất dễ bay hơi(570C), tan vô hạn trong nước và hoà tan được nhiều chất hữu cơ khác. 
- Nhiệt độ sôi của xet, anđehit cao hơn của hiđrocacbon tương ứng nhưng thấp hơn ancol
II. Tính chất hoá học:
Phản ứng cộng:
a. Phản ứng cộng hiđro (phản ứng khử)
Ni, t0
Khi có xúc tác Ni đun nóng: anđehit tạo ancol bậc I, còn xeton tạo ancol bậc II.
Ni, t0
CH3CHO + H2 CH3CH2OH
CH3COCH3 + H2 CH3CH(OH)CH3
b. Phản ứng cộng nước, HCN:
CH2=O + HOH⇌CH2(OH)2 (không bền)
CH3COCH3 + HCN CH3C(OH)(CN)CH3
 2. Phản ứng oxihoá:
a. Tác dụng với brom và KMnO4:
- Anđehit làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch thuốc tím còn xeton thì không.
 RCH=O + Br2+ H2O RCOOH + 2HBr
b. Tác dụng với ion bạc trong ddNH3.
RCHO + 2[Ag(NH3)2]OHRCOONH4 +3NH3+ 2Ag + H2O
3. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon.
Nguyên tử hiđro ở cạnh nhóm cabonyl dễ tham gia phản ứng.
CH3COCH3+Br2BrCH2COCH3+HBr
III. Điều chế và ứng dụng:
1. Điều chế:
a. Từ ancol: oxihoá ancol bậc I
b. Từ hiđrocacbon:
- oxihoá không hoàn toàn CH4:
CH4+O2HCHO + H2O
 - oxihoá etilen:
 CH2=CH2 + O2 CH3CHO
 - oxihoá cumen rồi chế hoá với H2SO4loãng.
2. ứng dụng: SGK
Củng cố bài: bài tập SGK
Giáo án bài: axit cacboxylic
	Tiết: 77+78
	Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
	Học sinh hiểu: Định nghĩa, phân loại, danh pháp, tính chất hoá học của axit.
	Học sịnh biết: Tính chất vật lí, phương pháp sản xuất mới trong công nghiệp và ứng dụng của CH3COOH và HCOOH.
2. Về kĩ năng:
	- Biết dựa vào cấu trúc để định nghĩa, phân loại axit
	- Gọi tên theo danh pháp thường và IUPAC.
	- Dựa vào cấu trúc, quan sát thí nghiệm để hiểu tính chất. 
II. Chuẩn bị:
	- GV: + Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm axit phản ứng với dung dịch Na2CO3 
	+ Mô hình phân tử CH3COOH và HCOOH.
	- Hs: Ôn tập kiến thức bài anđehit và xeton.
III. Nội dung:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: 
GV viết 3 công thức cấu tạo: HCOOH; CH3COOH 
và HOOC-COOH. Kết hợp quan sát mô hình
Yêu cầu Học sinh nhận xét và nêu khái niệm về axit cacboxylic.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh phân loại dựa vào cấu tạo của gốc hiđrocacbon.
Hoạt động 3: GV nêu quy tắc và ví dụ mẫu. Học sinh làm việc với các ví dụ khác.
Hoạt động 4: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu tài liệu và nêu những điểm cơ bản về tính chât vật lí của các axit.
Hoạt động 5: GV nêu ảnh hưởng của nhóm R- đến tính axit. 
Xét phản ứng của CH3COOH và Na2CO3.
Tiết 2:
Hoạt động 6: Gv hướng dẫn học sinh nhận xét và hoàn thành ví dụ về phản ứng tạo thành dẫn xuất axit. Hướng dẫn học sinh từ cấu tạo chỉ ra tính chất của axit.
Hoạt động 7: GV hướng dẫn học sinh dựa vào tính chất của các hiđrocacbon suy ra tính chất của axit về khả năng tham gia phản ứng thế ở gốc hiđrocacbon.
Hoạt động 8: GV yêu cầu học sinh dựa vào tài liệu và kiến thức đã học, hãy cho biết các phương pháp điều chế axit?
 ứng dụng của một số axit quan trọng 
Hoạt động 9: Củng cố bài
I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp:
1. Định nghĩa và cấu trúc:
a. Định nghĩa: 
* axit là những hợp chất cacbonyl mà phân tử chứa nhóm -COOH liên kết với gốc hiđrocacbon hay nguyên tử H hay với một nhóm -COOH khác. (Nhóm –COOH còn gọi là nhóm cacboxylic)
2. Phân loại: Dựa theo cấu tạo của gốc RH, ta chia thành 3 loại: no, không no và thơm.
3. Danh pháp:
a. Tên thường của axit: gắn với lịch sử tìm ra chúng.
b. Tên IUPAC:
 axit + tên hiđrocacbon tương ứng + oic
4. Tính chất vật lí: 
- Là những chất lỏng hoặc rắn, có nhiệt độ sôi và nóng chảy cao hơn của anđehit, xeton và ancol tương ứng.
- Axit thường có vị chua riêng biệt.
II. Tính chất hoá học:
1. Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế:
Xét axit: R-COOH
+ Nếu R là nhóm đẩy electron (+I) sẽ làm tính axit giảm.
 + Nếu R là nhóm hút electron (-I) sẽ làm tính axit tăng.
VD: Độ mạnh của axit tăng dần
 C2H5COOH< CH3COOH<HCOOH
2. Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit:
xt, t0
 a. Phản ứng este hoá:
RCOOH + R’OH ⇆ RCOOR’+H2O
 axit ancol este
 * Đặc điểm:- phản ứng thận nghịch
 * Xúc tác: H2SO4 đặc và đun nóng.
b. Phản ứng tách nước liên phân tử:
 Khi gặp chất hút nước mạnh như P2O5. Phân tử axit bị tách nước tạo ra anhiđrit
 2RCOOH (RCOO)2O + H2O
3. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon:
P đỏ
a. Phản ứng thế ở gốc no:
CH3CH2COOH + Cl2 CH3CHClCOOH+ HCl
b. Phản ứng thế ở gốc thơm:
Nhóm –COOH làm cho khả năng phản ứng của vòng benzen giảm và định hướng thế vào vị trí meta-
c. Phản ứng cộng vào gốc không no:
Axit no có phản ứng cộng vào gốc không no (trái với quy tắc cộng Maccopnhicop)
CH3CH=CH-COOH+ Br2CH3CHBr-CHBr-COOH 
III. Điều chế và ứng dụng:
1. Điêu chế:
a. Trong phòng thí nghiệm:
- oxihoá hiđrocacbon:
C6H5-CH3 C6H5-COOK C6H5-COOH
- Đi từ dẫn xuất halogen:
 RXR-CNRCOOH
b. Trong công nghiệp:
- Lên men giấm:
 C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
xt, t0
- oxihoá anđehit:
 CH3CHO + O2 CH3COOH
xt, t0
- Đi từ metanol:
 CH3OH + CO CH3COOH
2. ứng dụng: SGK
Giáo án bài: Luyện tập Anđehit và axit cacboxylic
	Tiết: 79
	Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
	Học sinh hiểu: + Hệ thống mối quan hệ giữa cấu trúc phân tử với tính chất vật lí và tính chất hoá học, điều chế anđehit và axit cacboxylic.
	 + Mối liên quan về tính chất giã anđehit và axit cacboxylic.
	Học sịnh biết: ứng dụng thông thường của anđehit và axit cacboxylic.
2. Về kĩ năng:
	- Biết dựa vào cấu trúc dự đoán tính chất của hợp chất hữu cơ
	- Gọi tên theo danh pháp thường và IUPAC.
	- Vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Căn dặn học sinh chuẩn bị trước bài tập ở nhà
	- Hs: Chuẩn bị trước bài tập ở nhà.
III. Nội dung:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1:
Gv yêu cầu học sinh nêu những đặc điểm cơ bản về cấu tạo, tính chất của anđehit và axit cacboxylic
Hoạt động 2: 
GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập
n0; k 0; x1
OHC-CHO: anđehit oxalic
Hoạt động 3: 
GV hướng dẫn học sinh xác định CTPT của anđehit từ CTTN.
 Dựa vào CTTQ của anđehit no: CmH2m+2-x(CHO)x 
 Đáp án: C2H4(CHO)2 
Hoạt động 4: 
GV gợi ý học sinh hoàn thành bài tập 3
CH3-CH(OH)-COOH: axit lactic
CH2=CH-COOH: axit acrylic
Hoạt động 5: 
Gv hướng dẫn học sinh hoàn thành bào tập 4, từ đó tìm mối liên hệ giữa ancol- anđehit - axit cacboxylic.
I. Kiến thức cần nhớ:
Học sinh hoàn thành theo bảng tổng kết ở SGK trang 247.
II. Bài tập áp dụng
Bài 1: 
 CTTQ của một anđehit: CnH2n+2-2k-x(CHO)x
a. Cho biết khoảng xác định của n, k, x.
b. Khi n = 0; k= 0; x = 2 ứng với CTCT của anđehit A. Hãy viết ptpư của anđehit A với: H2dư; Ag2O/NH3; Cu(OH)2/NaOH (t0)
c. Điều chế A từ nguyên liệu ban đầu là C2H2
Bài 2: 
 CTTN của một anđehit no, đa chức là (C2H3O)n. Biện luận xác định CTCT của anđehit. Viết các CTCT của anđehit đó.
Bài 3: 
- Giải thích tại sao C2H5OH và CH3COOH đều có nhóm -OH nhưng chỉ có CH3COOH mới có tính axit?
 - So sánh tính chất hóa học của axit lactic và axit acrylic? 
Bài 4: 
Cho 3 chất hữu cơ: propenol (A1), propenal (A2) và Axit propenoic (A3).
a. So sánh tính chất hóa học đặc trưng của chúng?
b. Thực hiện sự chuyển hóa theo sơ đồ sau: 
 A1 A2
 A3 
Giáo án bài: 	Thực hành 
tính chất của anđehit và axit cacboxylic
	Tiết: 80
	Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học:
	- Củng cố kiến thức về tính chất hoá học của anđehit, axit cacboxylic và glyxerol qua các phản ứng đặc trưng của chúng.
	- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét và giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
	1. Dụng cụ: 
 - ống nghiệm.
 - Đèn cồn
- ống hút nhỏ giọt.
- Giá để ống nghiệm.
	2. Hoá chất:
- ddAgNO3 1%
- ddfomanđehit 
- anđehit axetic
- Etanol
- Đồng (II) oxit
- Giấy chỉ thị màu
- ddNH3 5%
- CH3COOH
- Glyxerol
- ddNaOH
III. Nội dung:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn học sinh hoàn thành thí nghiệm theo SGK.
 Yêu cầu học sinh giải thích và viết ptpư ứng với thí nghiệm trên.
(GV lưu ý cho học sinh cách tiến hành sao cho thí nghiệm dễ thành công nhất)
Hoạt động 2:
GV yêu cầu học sinh lập bảng nhận biết và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
 Yêu cầu học sinh viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình nhận biết
1. Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng gương
Cách tiến hành: Theo SGK trang 249
HCHO + 4Ag(NH3)2]OH(NH4)2CO3 +6NH3+ 4Ag + 2H2O
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng đặc trưng của anđehit và axit cacboxylic.
 a. Nhận biết 3 lọ hoá chất không nhãn: axit axetic; anđehit axetic và etanol.
 b. Trên bàn thí nghiệm có CuO ; dung dịch NaOH. Hãy làm các thí nghiệm để phân biệt 3 lọ hoá chất không nhãn: fomalin; axit fomic và glyxerol.
IV. Viết tường trình

Tài liệu đính kèm:

  • docCh IX. ANDEHIT- XETON.doc